Trang chủ Tổng hợp Ngân hàng nhà nước Việt Nam là gì? Chúc năng nhiệm vụ...

Ngân hàng nhà nước Việt Nam là gì? Chúc năng nhiệm vụ thế nào? có bao nhiêu thành viên?

68
0

Ngân hàng nhà nước Việt Nam là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Trụ sở Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Trụ sở Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Lịch sử hình thành

Tiền thân của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là Ngân hàng quốc gia Việt Nam, được thành lập theo Sắc lệnh số 15 ngày 06.5.1951 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nghị định số 171-CP ngày 26.10.1960 của Hội đồng Chính phủ quy định lại chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng quốc gia Việt Nam và chính thức đổi là Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Ngân hàng nhà nước Việt Nam được tổ chức theo mô hình ngân hàng một cấp. Theo mô hình này, Ngân hàng nhà nước Việt Nam vừa có chức năng ngân hàng trung ương, thực hiện các hoạt động kinh doanh vừa là cơ quan của Chính phủ. Kể từ sau cải cách hệ thống ngân hàng theo cơ chế kinh tế thị trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam không còn thực hiện kinh doanh đối với nền kinh tế mà thực hiện hai chức năng cơ bản là quản lí nhà nước về ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ương của đất nước. Với chức năng của cơ quan quản lí nhà nước, Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện quản lí nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng như: cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức khác; quản lí việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp…. Với chức năng là ngân hàng trung ương.


Ngân hàng nhà nước thực hiện các hoạt động như phát hành tiền, điều hoà lưu thông tiền tệ, cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức tín dụng…

Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm chế lạm phát và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định, tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chỉ nhánh Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các văn phòng đại điện ở trong nước, ở ngoài nước và các đơn vị trực thuộc. Theo quy định của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam cũ năm 1997, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam là người lãnh đạo, điểu hành Ngân hàng nhà nước Việt Nam và là thành viên của Chính phủ.


LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM  CŨ NĂM 1997 là Đạo luật quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, được Quốc hội khoá X, kì họp thứ 2 thông qua ngày 12.12.1997, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.10.1998.

Luật được ban hành nhằm xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia; tăng cường quản lí nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; góp phần phát triển nền kinh tế; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Phạm vi điều chỉnh của Luật là quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 là đạo luật kế thừa và phát triển Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước Việt Nam do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 23.5.1990. Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũ  năm 1990 đã đặt cơ sở pháp lí cơ bản cho việc củng cố hệ thống ngân hàng 2 cấp, tách chức năng quản lí nhà nước và chức năng kinh doanh trong hệ thống ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm thực hiện, Pháp lệnh này đã bộc lộ những mặt hạn chế: chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước với tư cách là cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của quốc gia chưa được quy định cụ thể; một số quy định có liên quan đến chế độ tài chính của Ngân hàng nhà nước chưa rõ và chưa phù hợp với chức năng đặc thù của một Ngân hàng nhà nước; chưa xác định rõ tính chất hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước; chưa quy định rõ cơ chế hình thành và sử dụng các quỹ dự trữ pháp định của Ngân hàng nhà nước; nội dung quản lí nhà nước đối với các tổ chức tín dụng quy định chưa rõ, chưa cụ thể…


Hiện nay, phổ biến ở các nước hoặc Liên minh kinh tế của một số nước đều có đạo luật về ngân hàng trung ương như Luật ngân hàng Liên bang Đức (Cộng hoà liên bang Đức), Luật ngân hàng nhân dân Trung Quốc năm 1995 (Cộng hoà nhân dân Trung Hoa); Luật ngân hàng nhân dân Ba Lan năm 4989 (Ba Lan); Luật ngân hàng quốc gia Hungari năm 1991 (Hungari), Luật ngân hàng Hàn Quốc năm 1950 (Hàn Quốc)… Ở Việt Nam, Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 đặt cơ sở pháp lí cơ bản cho việc tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và hội nhập quốc tế của đất nước, có vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật ngân hàng. Kì họp thứ 3 Quốc hội Khóa XI ngày 17.6.2003 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997, chủ yếu sửa đổi, bổ sung việc giải thích 17 từ ngữ tại Điều 9, sửa đổi, bổ sung Điều 17 về hình thức tái cấp vốn, Điều 21 về nghiệp vụ thị trường mở, Điều 32 về tạm ứng cho ngân sách nhà nước.

Ngân hàng nhà nước là gì?

Bất kỳ một quốc gia nào cũng có một ngân hàng của Nhà nước, tại Việt Nam hiện nay ngân hàng nhà nước của nước ta là Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam là một trong những cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, là ngân hàng trung ương cao nhất của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu của Nhà nước, có trụ sở chính tại Hà Nội (thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Ngân hàng Nhà nước được thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ theo quy định của pháp luật.


Ngân hàng nhà nước Việt Nam có bao nhiêu thành viên?

Theo quy định mới tại Nghị định 102/2022/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 25 đơn vị. Nghị định 102/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước có 25 đơn vị, gồm:

Căn cứ theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì Chính phủ ban hành cơ cấu của Ngân hàng nhà nước như sau:

– Vụ Chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật là một trong những cơ quan quyết định chế độ, công bố tỉ giá đối hoái, đưa ra các cơ chế điều hành tỉ giá.

– Vụ Quản lý ngoại hối là một đơn vị của ngân hàng trung ương có các chức năng, nhiệm vụ, tham mưu cho thống đốc ngân hàng nhà nước thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong việc thực hiện chi trả các khoản vay và trả nợ nước ngoài của các tổ chức doanh nghiệp trong nước kinh doanh hoạt động ngoại hối và hoạt động xuất nhập khẩu vàng theo quy định của Luật ngân hàng nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

– Vụ Thanh toán thuộc ngân hàng nhà nước.

– Vụ Tín dụng các ngành kinh tế là một trong những chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ quan của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
+ Vụ dự báo thống kê

– Vụ hợp tác quốc tế là một trong những đơn vị thuộc tổng cục hải quan có chức năng tham mưu giúp tổng cục trưởng, tổng cục hải quan thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật cũng là một tổ chức thuộc cơ cấu của ngân hàng trung ương.

– Vụ ổn định tiền tệ – tài chính cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu của ngân hàng trung ương có các chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp thống đốc trong hoạt động, đánh giá, thực thi, phân tích các chế độ, chính sách an toàn vĩ mô của hệ thống tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro có tính hệ thống của các hệ thống tài chính.

– Vụ kiểm toán nội bộ cũng là một đơn vị thuộc ngân hàng trung ương để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kiếm toán nội bộ mọi hoạt động tại các đơn vị thuộc hệ thống của ngân hàng của nhà nước.

– Vụ pháp chế là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương có những chức năng tham mưu giúp thống đốc thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ngành nhân hàng.

– Vụ tài chính, kế toán cũng là một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước

– Vụ tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu cho thống đốc ban cán sự đảng ngân hàng nhà nước trong các công tác tổ chức bộ máy và biên chế, quản lý các cán bộ và đào tạo và tiền lương của ngân hàng trung ương và của ngành theo quy định của pháp luật là một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Vụ thi đua- khen thưởng bất kỳ tổ chức nào của nhà nước đều sẽ có các quỹ thi đua khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc thì trong ngân hàng nhà nước cũng có một đơn vị thuộc cơ cấu của ngân hàng có chức năng tham mưu giúp thống đốc thực hiện các chức năng quản lý của nhà nước về công tác thi đua khen thưởng của tổ chức, cơ quan trong ngành ngân hàng theo quy định của luật ngân hàng và các văn bản của pháp luật liên quan.

– Vụ truyền thông cũng thuộc đơn vị cơ cấu của ngân hàng nhà nước.

– Văn phòng là một đơn vị cơ cấu của ngân hàng trung ương.

– Cục công nghệ thông tin

– Cục phát hành và kho quỹ là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương giúp cho thống đốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng ngân hàng trong lĩnh vực phát hành và kho quỹ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

– Cục quản trị là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương có các chức năng tổ chức thực hiện các công tác quản trị, đảm bảo hậu cần phục vụ cho các hoạt động tại trụ sở chính và các công tác bảo vệ trong hệ thống ngân hàng nhà nước.

– Sở giao dịch cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước có các chức năng giúp thống đốc thực hiện một số nghiệp vụ trong hệ thống ngân hàng nhà nước.

– Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là hoạt động của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn và là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương.

– Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng là một trong những đơn vị cơ cấu của ngân hàng nhà nước.

– Viện chiến lược ngân hàng cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là một trong những tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chế độ tự chủ đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định của ngân hàng nhà nước theo quy định của pháp luật.

– Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chức năng đăng ký tín dụng quốc gia, thu nhận, xử lý, lưu trữ phân tích thông tin tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ nước Việt Nam nhằm cung ứng các sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của ngân hàng theo quy định của pháp luật.

– Thời báo ngân hàng cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là một kênh thông tin hàng đầu về lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm giữ uy tín và truyền tải thông tin nhanh nhất đến những bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực tài chính ngân hàng theo quy định của pháp luật.

– Tạp chí ngân hàng cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là một đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động chủ yếu theo luật báo chí, có các nhiệm vụ giúp thống đốc ngân hàng thực hiện công tác thông tin tuyên truyền phổ biến đường lối chủ trương  của đảng chính sách pháp luật của nhà nước hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa học công nghệ của ngành ngân hàng theo quy định của pháp luật.

– Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.

– Học viện Ngân hàng.

Nghị định này thay thế Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các đơn vị trên là một trong những đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương và một số đơn vị là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

Theo quy định của pháp luật thì vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Hợp tác quốc tế có 7 phòng; Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Tài chính – Kế toán, Vụ Dự báo, thống kê, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế có 6 phòng; Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng; Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế có 4 phòng; Vụ Ổn định tiền tệ – tài chính có 3 phòng.

Hiện nay, văn phòng có 5 phòng; Cục Phát hành và kho quỹ có 09 phòng và Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh; Cục Quản trị có 7 phòng và Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh; Cục Công nghệ thông tin có 7 phòng và Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh; Sở Giao dịch có 9 phòng.

Ngoài ra, thì các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chi nhánh thành phố Hà Nội có 7 phòng; Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có 8 phòng; Chi nhánh tỉnh, thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Đắk Lắk có 5 phòng; 56 Chi nhánh tỉnh còn lại có 4 phòng.

Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

– Với tư cách là cơ quan của Chính phủ, ngân hàng nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, khác với các Bộ khác thì

+ Quản lý nhà nước không chỉ bằng các biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế thông qua hoạt động của mình

+ Ngân hàng nhà nước đem về cho ngân sách nhà nước nguồn thu.

– Với tư cách là ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương còn có các chức năng sau:

+ Là ngân hàng duy nhất phát hành tiền của Việt Nam

+ Là ngân hàng của tổ chức tín dụng thể hiện mở tài khoản nhận tiền gửi cho vay, thực hiện các giao dịch thanh toán cho các tổ chức tín dụng hoặc cho hệ thống kho bạc.

+ Làm đại lý cho kho bạc trong việc bán, trả gốc và lãi cho trái phiếu Chính Phủ.


Rate this post
Bài trướcDanh sách các Khu, cụm công nghiệp được quy hoạch tại Tây Ninh
Bài tiếp theoGiấy tờ có giá là gì? Có mấy loại? Cách sử dụng thế nào?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây