Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà (Yên Bái)

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà (Yên Bái)

306
0

Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà (Yên Bái) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch với quy mô diện tích khoảng 53.000ha.

Ngày 6/7/2022, Kỳ họp thứ 7 – HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX đã ban hành Nghị quyết thông qua đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040.


Phạm vi quy hoạch chung xây dựng bao gồm toàn bộ diện tích mặt nước hồ Thác Bà và vùng phụ cận thuộc địa giới hành chính huyện Yên Bìnhhuyện Lục Yên.

Quy mô khoảng 53.388,58 ha thuộc địa phận huyện Yên Bình và huyện Lục Yên (Trong đó tại huyện Yên Bình gồm: Toàn bộ thị trấn Thác Bà, các xã: Phúc Ninh, Mông Sơn, Mỹ Gia và một phần của thị trấn Yên Bình, các xã: Ngọc Chấn, Cảm Nhân, Yên Thành, Phúc An, Vũ Linh, Vĩnh Kiên, Đại Đồng, Tân Hương, Thịnh Hưng, Hán Đà, Xuân Long, Tân Nguyên, Bảo Ái, Cảm Ân, Xuân Lai và Đại Minh là 43.364,69 ha; Tại huyện Lục Yên, gồm một phần của các xã: Mường Lai, Liễu Đô, Minh Tiến, Vĩnh Lạc, An Phú và Phan Thanh là 10.023,89 ha.

Giai đoạn lập quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn: Đến năm 2030; Giai đoạn dài hạn: Đến năm 2040.


Mục tiêu lập quy hoạch nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch khác có liên quan nhằm mục tiêu phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc và hệ sinh thái lòng hồ.

Tính chất Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà là Khu du lịch Quốc gia trọng tâm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với sản phâm du lịch đặc trưng gắn với giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc và hệ sinh thái lòng hồ Thác Bà. Là một trong những trung tâm du lịch cấp quốc gia với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, lịch sử, văn hóa, tham quan, nghiên cứu; có sản phẩm du lịch chủ đạo và hình thành thương hiệu cho Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà. Là vùng bảo tồn, phát huy giá trị sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa đặc thù của Quốc gia. Là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng – an ninh. Là vùng bảo đảm an ninh năng lượng, cấp nước, thủy lợi cho vùng đồng bằng sông Hồng.

Về dự báo phát triển. Dân số đến năm 2030 khoảng 165.000 người; Đến năm 2040 khoảng 210.000 người; Lao động: Đảm bảo chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng mục tiêu phát triển của khu vực nghiên cứu. Lao động nông, lâm, thủy sản giảm từ 60,48% (năm 2020) xuống 45% (năm 2030) và 25% (năm 2040). Lao động công nghiệp, tiểu thu công nghiệp tăng từ 20% (năm 2020) lên 25% (năm 2030) và 30% (năm 2040). Lao động dịch vụ, thương mại tăng từ 19,53% (năm 2020) lên 30% (năm 2030) và 45% (năm 2040). Khách du lịch: Dự báo theo phương án tăng trưởng tích cực do có yếu tố đột biến “Cảng hàng không Sa Pa” tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (dự kiến đưa vào khai thác sau năm 2025). Đến năm 2025 đạt 385.000 khách, đến năm 2030 đạt 1,5 triệu khách, đến năm 2040 đạt 4,5 triệu khách.


Về định hướng phát triển không gian du lịch: Thực hiện theo Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 tháng 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Trung tâm du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Là một khu du lịch tập trung hầu hết các sản phẩm và dịch vụ đặc trưng với quy mô lớn như: Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm du lịch sinh thái, trung tâm vui chơi giải trí…

Định hướng sử dụng đất: Toàn khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà được phân thành 04 phân khu có diện tích tự nhiên là 53.388,58 ha, cụ thể:

Phân khu 1 (Khu văn hóa sinh thái Lục Yên): Diện tích đất tự nhiên khoảng 12.625,20 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng hỗn hợp, phát triển du lịch khoảng 1.989,33 ha và đất dự trữ phát triển.


Phân khu 2 (Khu trung tâm phía Tây kết nối nút giao IC14 cao tốc Nội Bài – Lào Cai): Diện tích tự nhiên khoảng 14.845,19 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng hỗn hợp, phát triển du lịch khoảng 2.909,27 ha và đất dự trữ phát triển.

Phân khu 3 (Khu trung tâm cửa ngõ phía Nam): Diện tích tự nhiên khoảng 6.508,89 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng hỗn hợp và phát triển du lịch khoảng 639,27 ha và đất dự trữ phát triển.

Phân khu 4 (Khu du lịch sinh thái đảo và quần đảo): Diện tích tự nhiên khoảng 19.409,3 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng hỗn hợp và phát triển du lịch khoảng 1.334,48 ha và đất dự trữ phát triển.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040.

Các đảo và mặt nước hồ Thác Bà
Các đảo và mặt nước hồ Thác Bà

Theo phê duyệt, phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng bao gồm toàn bộ diện tích mặt nước hồ Thác Bà và vùng phụ cận thuộc địa giới hành chính huyện Yên Bình và huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Diện tích lập quy hoạch khoảng 53.000ha, giai đoạn lập quy hoạch ngắn hạn đến năm 2030 và dài hạn đến năm 2040. Ranh giới cụ thể như sau:

  • Phía Tây Bắc giáp quốc lộ 70,
  • Phía Tây Nam giáp thị trấn Yên Bình,
  • Phía Đông Bắc giáp đường tỉnh 170,
  • Phía Đông Nam giáp quốc lộ 2D và thị trấn Thác Bà.

Dự báo quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 260.000 – 270.000 người, đến năm 2040 là khoảng 300.000 – 310.000 người. Quy mô khách trong năm 2030 là khoảng 1 triệu lượt, đến năm 2040 là khoảng 2,5 triệu lượt khách.

Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040 có tính tích hợp, đồng bộ, kết hợp giữa phát triển du lịch và phát triển đô thị, nông thôn bền vững trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống, bảo đảm quốc phòng – an ninh, an toàn hồ đập thủy điện, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Quyết định cũng nêu rõ, mục tiêu của quy hoạch là xây dựng và phát triển hồ Thác Bà trở thành một trong những động lực phát triển du lịch của cả nước. Phấn đấu đến năm 2040, toàn Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà trở thành một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

Khu du lịch được quy hoạch với tính chất là khu du lịch quốc gia trọng tâm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với giá trị văn hóa dân tộc và hệ sinh thái lòng hồ Thác Bà, đồng thời là một trong những trung tâm du lịch cấp quốc gia với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, lịch sử, văn hóa, tham quan, nghiên cứu…

Hồ Thác Bà được xác định là vùng bảo tồn, phát huy giá trị sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa đặc thù của quốc gia; là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia; là vùng bảo đảm an ninh năng lượng, cấp nước, thủy lợi cho vùng đồng bằng sông Hồng.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcDanh sách các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Ninh Bình
Bài tiếp theoQuy hoạch phân khu tuyến đường nối Quốc lộ 32C với đường Âu Cơ, thành phố Yên Bái

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây