Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đến...

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đến 2030, tầm nhìn đến 2050

409
0

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước bao gồm toàn bộ ranh giới huyện Lộc Ninh, với tổng diện tích 851,8 km2.

Quy hoạch huyện Lộc Ninh được thực hiện theo đồ án quy hoạch tỉnh Bình Phước đến 2030, tầm nhìn đến 2050 với mục tiêu phát triển toàn diện về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ, du lịch.


Cổng chào huyện Lộc Ninh
Cổng chào huyện Lộc Ninh

Phạm vi, tính chất quy hoạch

Phạm vi: Bao gồm toàn bộ ranh giới huyện Lộc Ninh, với tổng diện tích 851,8 km2.

Tính chất: Là địa phương của vùng phía Tây, có vị trí an ninh quốc phòng trọng yếu; là cửa ngõ đối ngoại quan trọng của tỉnh thông qua Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư giáp với Campuchia.

Hướng phát triển trọng tâm: Quy hoạch vùng được định hướng phát triển kinh tế xã hội của Lộc Ninh gắn liền với việc đảm bảo quốc phòng an ninh. Trong đó: lấy trọng tâm phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ, du lịch. Cụ thể như sau:


Về Công nghiệp: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, chế biến cao su, chế biến gỗ xuất khẩu và phát triển điện năng lượng mặt trời

Về Nông nghiệp: Theo định hướng quy hoạch, huyện Lộc Ninh sẽ không mở rộng diện tích trồng cao su. Đối với cây điều, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, các khâu chế biến và tiêu thụ hạt điểu. Với cây ăn trái, phát triển sản phẩm đặc trưng, đảm bảo chất lượng về vấn đề an toàn thực phẩm sạch trong nông nghiệp; tập trung khâu chế biến hình thành chuỗi giá trị với những phân khúc riêng, hình thành các kênh phân phối chính thực trên thị trường

Về Thương mại – dịch vụ: Tập trung phát triển thương mại dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải, kho bãi, logistic tại cảng ICD Hoa Lư. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện, đặc biệt là du khách; Xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, kho hàng hóa thương mại gắn với khu kinh tếcụm công nghiệp trên địa bàn huyện; Phát triển hạ tầng thương mại biên giới.


Về phát triển du lịch: Khai thác tối đa tiềm năng du lịch của huyện thông qua việc xây dựng các tour du lịch, tuyến du lịch kết nối các điểm trong và ngoài tỉnh như:

  • Tuyến du lịch Đồng Xoài – Lộc Ninh với sản phẩm khai thác chính là tìm hiểu lịch sử, văn hóa và tâm linh;
  • Tuyến du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh – Bình Phước – Campuchia – Lào – Thái Lan, lấy điểm đến Tà Thiết và cửa khẩu Hoa Lư làm kết nối.

Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị, nông thôn vùng huyện Lộc Ninh

Theo đồ án quy hoạch tỉnh Bình Phước, phát triển vùng trung tâm đô thị của huyện Lộc Ninh xác định lấy 2 đô thị: thị trấn Lộc Ninh, và khu đô thị Hoa Lư làm động lực phát triển. Trong đó:

  • Thị trấn Lộc Ninh là trung tâm chính trị-kinh tế, văn hoá-xã hội của huyện,
  • Đô thị Hoa Lư là đô thị cửa khẩu gắn với phát triển thương mại biên giới và dịch vụ logistics.
  • Ngoài ra, phát triển thêm đô thị mới tại xã Lộc Tấn, với vai trò là đô thị dịch vụ.

Khu vực nông thôn huyện Lộc Ninh: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tập trung với quy mô lớn gắn với xây dựng chuỗi giá trị. Tập trung hoàn thành xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.


Định hướng quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội vùng huyện Lộc Ninh

Quy hoạch huyện Lộc Ninh sẽ tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng Khu kinh tế Cửa khẩu Hoa Lư nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới. Hình thành Đoàn kinh tế quốc phòng trên tuyến biên giới Lộc Ninh, bao gồm:

  • Các vị trí: Đất để xây dựng, phát triển và lấp đầy khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, xây dựng và mở rộng khu dân cư, cụm dân cư biên giới liền kề các Chốt dân quân và Đồn, Trạm Biên phòng.
  • Đầu tư xây dựng và hoàn thiện 03 KCN trong KKTCK Hoa Lư với diện tích 1.640 ha và 03 cụm công nghiệp diện tích 210 ha.
  • Bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn huyện gắn kết với phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh Lộc Ninh.
  • Tăng cường đầu tư cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích, đầu tư cho phát triển du lịch trên địa bàn, trọng tâm là Khu di tích lịch sử Căn cứ Tà Thiết.

Quy hoạch định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật vùng huyện Lộc Ninh

Hạ tầng giao thông:

  • Đầu tư các dự án giao thông quan trọng kết nối phục vụ khu Kinh tế Cửa khẩu Hoa Lư: mở rộng quốc lộ 13 đoạn Lộc Tấn – Hoa Lư, đường tránh quốc lộ 13, các trục đường liên tỉnh ĐT756, ĐT759B, các trục đường liên xã kết nối với quốc lộ, tỉnh lộ và đường tuần tra biên giới.
  • Xây dựng và hoàn thiện đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Chơn Thành – Cửa khẩu Hoa Lư. Mở thêm 2 tuyến giao thông công cộng mới, bao gồm tuyến Bình Long – Lộc Ninh và tuyến Lộc Ninh – Bù Đốp.
  • Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cảng cạn ICD Hoa Lư để đưa vào hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động giao thương hàng hoá.
    Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng bến xe khách Lộc Ninh đạt loại III, quy mô đáp ứng nhu cầu đi lại.

Hạ tầng điện: Đầu tư hoàn thiện hệ thống điện phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại dịch vụ và KKTCK Hoa Lư. Cụ thể bao gồm:

  • Nhánh rẽ đấu nối trạm 110kV Lộc Ninh 2,
  • Nhánh rẽ trạm 110kV Hoa Lư,
  • Nhánh rẽ trạm 110kV Hoa Lư 2.

Hạ tầng thuỷ lợi, cấp thoát nước: Đầu tư xây dựng 04 công trình thủy lợi bao gồm:

  • Hồ Tà Mai xã Lộc Khánh;
  • Hồ thị trấn Lộc Ninh;
  • Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu;
  • Cải tạo suối chống hạn đoạn từ chân đập nước Lộc Tấn đến cầu Lâm Trường, thị trấn Lộc Ninh.

Giai đoạn 2021-2025, huyện Lộc Ninh tiếp tục sử dụng nước từ các NMN trên địa bàn huyện kết hợp với khai thác nước ngầm theo quy định. Giai đoạn 2026-2030, sử dụng từ các nguồn nhà máy nước xây dựng mới gồm NMN Hồ Lộc Thạnh (lấy nước từ Hồ Lộc Thạnh) và NMN Lộc Hiệp (lấy nước từ Sông Bé), NMN Bình Long.

Hạ tầng thông tin và truyền thông: Phát triển cáp quang băng rộng đến hơn 90% thôn, ấp, khu phố trên địa bàn huyện. Phát triển mới các trạm thu phát sóng 5G, đảm bảo mạng thông tin di động 5G phủ sóng tại 100% khu dân cư, khu trung tâm hành chính cấp xã. Ưu tiên phát triển mạng thông tin di động 5G tại khu Kinh tế Cửa khẩu Hoa Lư, các khu đô thị mới, công nghiệp, và khu du lịch trọng điểm. Bảo đảm bán kính phục vụ có một trạm truy nhập thông tin di động (bao gồm cả small cells 5G) tối thiểu đạt 0,3 km/cột.

Xem thuyết minh quy hoạch vùng huyện Lộc Ninh


ĐÁT NỀN SỔ HỒNG TẠI BÌNH DƯƠNG
LỰA CHỌN SẢN PHẨM (5X20;5X30;10X20,10X30)

Rate this post
Bài trướcQuy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bài tiếp theoQuy hoạch xây dựng vùng huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước đến 2030, tầm nhìn 2050

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây