Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch tỉnh Đắk Nông đến 2030, tầm nhìn đến 2050

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông đến 2030, tầm nhìn đến 2050

191
0

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông đến 2030 nhằm xây dựng tỉnh Đắk Nông trở thành địa phương có nền kinh tế năng động và bền vững của vùng Tây Nguyên. Lấy công nghiệp là động lực cho tăng trưởng.

Sơ đồ vị trí và liên kết vùng tỉnh Đắk Nông
Sơ đồ vị trí và liên kết vùng tỉnh Đắk Nông

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông trở thành địa phương có nền kinh tế năng động và bền vững của vùng Tây Nguyên. Công nghiệp là động lực cho tăng trưởng đưa Đắk Nông trở thành trở thành trung tâm công nghiệp bôxít – nhôm và sau nhôm của quốc gia; là trung tâm năng lượng tái tạo của vùng Tây Nguyên. Trong đó:


  • Phát triển du lịch trở thành trung tâm của du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái dựa trên lợi thế về khí hậu, cảnh quan.
  • Tái cơ cấu, chuyển đổi nền nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, bền vững, liên kết theo chuỗi giá trị, tạo giá trị gia tăng cao, gắn với thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đô thị, nông thôn và hạ tầng xã hội được đầu tư hệ thống và đồng bộ.
  • Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, người dân có mức sống, thu nhập khá trong vùng Tây Nguyên.
  • Đảm bảo hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, bảo vệ môi trường và cảnh quan bền vững.
  • Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
  • Phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Nguyên.

Các tiêu chí cụ thể như sau:

  • Tốc độ tăng GRDP bình quân: đến 2025 đạt 7,88%; đến 2030 đạt 10,21%; giai đoạn 2031 – 2050 đạt 9,05%.
  • Tỷ trọng kinh tế số trong tổng GRDP đạt trên 10% vào năm 2025 và đạt khoảng 15-20% vào năm 2030.
  • GRDP bình quân đầu người đạt trên 70 triệu đồng vào năm 2025 và trên 105 triệu đồng vào năm 2030.
  • Đóng góp TFP (năng suất các nhân tố tổng hợp) vào GRDP bình quân thời kỳ 2021 – 2030 đạt 45%.
  • Tốc độ năng suất lao động bình quân thời kỳ 2021 – 2030 đạt trên 6,5%/năm.
  • Tỉ lệ huy động vốn đầu tư xã hội/GRDP thời kỳ 2021 – 2030 đạt khoảng từ 32%-35%.
  • Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bình quân giai đoạn 2021 – 2025 đạt 12%/năm và giai đoạn 2026 – 2030 đạt 15%/năm.
  • Ngành nông nghiệp: Giá trị sản phẩm nông nghiệp trên 1 ha đất trồng trọt đạt trên 100 triệu đồng vào năm 2025 và trên 140 triệu đồng vào năm 2030; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt 20% – 25% vào năm 2025 và 30% – 40% vào năm 2030.
  • Ngành công nghiệp: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân thời kỳ 2021 – 2030 đạt 17% – 20%/năm; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu khoảng 20%.
  • Ngành dịch vụ: Thời kỳ 2021-2030, doanh thu và lượt khách du lịch tăng bình quân trên 15%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân là 10%/năm.

Mục tiêu về xã hội

  • Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2021 – 2025 đạt 2,6%/năm và giai đoạn 2026 – 2030 đạt 3,0%/năm.
  • Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế đến năm 2025: nông nghiệp 51,7%; công nghiệp 17,2%; thương mại dịch vụ 30,1%; và đến năm 2030 đạt: nông nghiệp 45,6%; công nghiệp 21,5%; thương mại dịch vụ 32,9%.
  • Tỷ lệ lệ lao động đã qua đào tạo đến năm 2025 đạt 57,5%, trong đó: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 31% và đến năm 2030 đạt 68% trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 35%.
  • Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025 trên 61,42% và đến năm 2030 đạt 73,22%.
  • Tỷ lệ bác sỹ và giường bệnh trên 1 vạn dân đến năm 2025 đại 8,9 bác sỹ và 21 giường bệnh; đến năm 2030 đạt 9,9 bác sỷ và 23 giường bệnh.
  • Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiển y tế đến năm 2025 đạt 95% và đến năm 2030 đạt trên 95%.
  • Bình quân hằng năm giảm tỉ lệ hộ nghèo 3%, riêng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm từ 5% trở lên theo chuẩn nghèo mới.

Mục tiêu về hạ tầng và xây dựng nông thôn mới

  • Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt trên 30% và đến năm 2030 đạt trên 35%.
  • Tỉ lệ nhựa hóa chung đường tỉnh đến năm 2025 đạt trên 73% và đến năm 2030 đạt trên 88%.
  • Đến năm 2025: 80% dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 4; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; và 100% cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh. Đến năm 2030: 100% dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 4; 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.
  • Tỉ lệ bảo đảm cho diện tích canh tác cần tưới năm 2025 đạt 85% và năm 2030 đạt 90%.
  • Đến năm 2025 có trên 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm trên 70% tổng số xã), trong đó có trên 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (chiếm trên 20% tổng số xã); đến năm 2030 có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có trên 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
  • Tỉ lệ hộ được sử dụng điện đảm bảo an toàn đến năm 2025 đạt 99% và đến năm 2030 đạt 100%.

Mục tiêu về môi trường


  • Tỉ lệ hộ đô thị được sử dụng nước sạch và nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm 2025 đạt từ 80-85%; đến năm 2030 đạt từ 85-90%.
  • Tỉ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo môi trường đến năm 2025 đạt 95% ở thành phố, 80% ở thị xã, thị trấn và 60% ở nông thôn; đến năm 2030 đạt 100% ở thành phố, 90% ở thị xã, thị trấn và 70% ở nông thôn
  • Tỉ lệ chất thải công nghiệp và y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường đến năm 2025 đạt 100%.
  • Tỷ lệ che phủ rừng (kể cả cây phân tán) đến năm 2025 đạt 40% và đến năm 2030 đạt 42%.

Mục tiêu về quốc phòng, an ninh và đối ngoại

  • Xây dựng lực lượng quân đội, công án chính quy, hiện đại, giữ vững an ninh chính trị, trật tư, an toàn xã hội.
  • Mở rộng quan hệ đối ngoại và xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển.

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông đến năm 2040:

Bên cạnh nền công nghiệp bô xít nhôm và sau nhôm, tỉnh Đắk Nông còn là một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái của Việt Nam.

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông đến năm 2050:

Theo đồ án quy hoạch, Đến 2050 tỉnh Đắk Nông trở thành phát triển của vùng Tây Nguyên theo hướng đa dạng, bền vững, là trung tâm công nghiệp bô xít – nhôm – sau nhôm của quốc gia; là một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái hàng đầu Việt Nam; là một trong những trung tâm nông sản của khu vực Tây Nguyên tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành nông sản toàn cầu; hạ tầng đồng bộ, đô thị dịch vụ hiện đại, thông minh với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc nghĩa tình.


Các lĩnh vực trụ cột, đột phá phát triển thời kỳ quy hoạch 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Qua các thời kỳ, tỉnh Đắk Nông đã xác định cụ thể các đột phá phá triển, gần nhất tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII nhiệm kỳ 2020 – 2025, đưa ra 3 trụ cột để phát triển nền kinh tế:

1- Phát triển công nghiệp alumin, luyện nhôm và năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), xây dựng Đắk Nông trở thành trung tâm
công nghiệp nhôm quốc gia;

Theo đó: đến năm 2025:


  • Nâng công suất sản xuất Alumin lên 1,3 triệu tấn/năm.
  • Điện phân nhôm 300 ngàn tấn/năm.
  • Thu hút một số nhà đầu tư lớn thăm dò và chuẩn bị xây dựng các nhà máy chế biến sau nhôm, các nhà máy công nghiệp phụ trợ đối với các sản phẩm từ nhôm.
  • Các nhà máy điện mặt trời và điện gió bắt đầu đi vào hoạt động.

Đến năm 2030:

  • Nâng công suất sản xuất Alumin lên 2,5 – 3,0 triệu tấn/năm.
  • Điện phân nhôm 600 ngàn tấn/năm.
  • Hình thành ban đầu một số tổ hợp công nghiệp lớn về chế biến sau nhôm và công nghiệp phụ trợ cho sản xuất nhôm và sau nhôm.
  • Các nhà máy điện mặt trời và điện gió hỗ trợ cung ứng điện tại chỗ phục vụ sản xuất Alumin – điện phân nhôm.

Tầm nhìn đến năm 2050:

  • Trở thành trung tâm của cả nước về sản xuất và xuất khẩu nhôm, sản phẩm sau nhôm ra khu vực và thế giới.
  • Phát triển các tổ hợp, nhà máy chế biến sau nhôm và công nghiệp phụ trợ, tạo thành chuỗi sản phẩm trên nền công nghiệp nhôm.
  • Nguồn điện tại chỗ bảo đảm cung ứng 70% nhu cầu điện cho công nghiệp sản xuất nhôm
Bản đồ hiện trạng khu, cụm công nghiệp tỉnh Đắk Nông
Bản đồ hiện trạng khu, cụm công nghiệp tỉnh Đắk Nông

2- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bền vững theo chuỗi giá trị; phát triển kinh tế rừng, trồng và chế biến dược liệu;
tăng sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm chủ lực. Trong đó:

Đến năm 2025:

  • Rà soát, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên lợi thế sẵn có của địa phương.
  • Thực hiện sản xuất nông nghiệp theo các quy trình tiên tiến, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu (như: sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn chứng nhận,…).
  • Nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng cường ứng dụng KHCN vào sản xuất.
  • Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất ứng dụng công nghệ cao dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt từ 20% trở lên.
  • Giá trị nông sản ứng dụng công nghệ cao đạt ít nhất 10% tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp.
  • Phát triển các chuỗi liên kết doanh nghiệp – hợp tác xã – người nông dân.

Đến năm 2030:

  • Trên cơ sở các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ,… ứng dụng công nghệ cao đáp ứng yêu cầu của thị trường.
  • Hình thành và phát triển một số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở các vùng nông nghiệp tập trung đã có.
  • Giá trị nông sản ứng dụng công nghệ cao đạt ít nhất 20% tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp.
  • Xây dựng một số cơ sở chế biến nông sản có quy mô và công suất lớn

Tầm nhìn đến năm 2050:

  • Trở thành địa phương trong 10 tỉnh nông nghiệp công nghệ cao dẫn đầu về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nước.
  • Giá trị nông sản ứng dụng công nghệ hiện đại vào các loại cây trồng vật cao chiếm ít nhất 70% tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp.
  • Phát triển thành trung tâm chế biến nông sản chất lượng cao

3- Phát triển du lịch trên nền tảng phát huy các lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa – đặc trưng sinh thái bản địa, công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Trong đó:

Đến năm 2025:

  • Hình thành một số điểm du lịch trọng tâm gắn với cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa của Đắk Nông.
  • Hoàn thành sớm quy hoạch các khu du lịch trọng điểm (Tà Đùng, Công viên địa chất…)
  • Phát triển một số sản phẩm và mô hình du lịch mang tính đặc thù của Đắk Nông.

Đến năm 2030:

  • Quy hoạch hình thành các tuyến du lịch gắn với Công viên địa chất Đắk Nông. Hỗ trợ đầu tư có trọng điểm các điểm đến theo từng tuyến.
  • Hoàn thành đầu tư các khu du lịch trọng điểm.

Tầm nhìn 2050:

  • Phát triển các tuyến du lịch của Công viên địa chất Đắk Nông tạo thành một hệ thống liên hoàn, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa.
  • Trở thành một trung tâm du lịch mang tầm vóc quốc gia.

Tham khảo bản đồ quy hoạch tại đây!


Rate this post
Bài trướcLiên doanh Novaland và Đất Tâm muốn lập quy hoạch Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông
Bài tiếp theoQuy hoạch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 – 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây