Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch chung thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng...

Quy hoạch chung thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2035

352
0

Quy hoạch chung thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng với quy mô lập quy hoạch 2.000 ha, gồm 11 các phân khu chức năng.

Ngày 13/8/2022, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 1319/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2035, tỷ lệ 1/5000.


Theo quyết định, phạm vi ranh giới và quy mô lập quy hoạch thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, cụ thể như sau:

  • Phía Bắc giáp xã Thượng Cường và xã Mai Sao;
  • Phía Nam và Đông Nam giáp xã Quan Sơn và tỉnh Bắc Giang;
  • Phía Đông giáp xã Quan Sơn;
  • Phía Tây giáp xã Chi Lăng, xã Y Tịch, xã Hòa Bình.

Quy mô quy hoạch: Quy mô nghiên cứu: toàn bộ địa giới hành chính thị trấn Đồng Mỏ, khoảng 3.564,0 ha, trong đó: Quy mô lập quy hoạch: 2.000 ha;

Quy mô đất không thuận lợi xây dựng (núi đá, đồi cao, phần diện tích này không đo đạc bản đồ địa hình, chỉ khai thác cập nhật bản đồ có sẵn): 1.564 ha.


Quy mô dân số:

  • Dân số hiện trạng năm 2021: 14.657 người.
  • Dự báo quy mô dân số đến năm 2025: 18.600 người
  • Dự báo quy mô dân số đến năm 2035: 30.000 người

Tính chất quy hoạch

  • Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, thể thao, văn hoá xã hội, trung tâm thương mại – dịch vụ của toàn huyện;
  • Là đầu mối giao thông quan trọng cửa ngõ phía Tây – Nam của tỉnh Lạng Sơn, có ý nghĩa chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng.
Sơ đồ định hướng phát triển không gian thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng
Sơ đồ định hướng phát triển không gian thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng

Quy hoạch đô thị và phát triển không gian thị trấn Đồng Mỏ

Hướng phát triển và cấu trúc đô thị:


  • Khu vực phía Bắc là phần đô thị hiện hữu mở rộng. Được xác định là trọng tâm không gian công cộng, cải tạo chỉnh trang theo hướng mở rộng.
  • Khu vực phía Đông là khu vực trung tâm hành chính mới của Huyện gồm các công trình cơ quan hành chính mới, công trình cộng, thể dục thể thao, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.
  • Khu vực phía Đông Nam là khu vực dân cư mới thuộc khu Làng Trung, Hữu Nghị, bổ sung thêm đất ở tái định cư và các công trình cộng, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.
  • Khu vực phía Tây hình thành đô thị mới gắn với chức năng phát triển đô thị, công nghiệp và đào tạo nghề.
  • Khu vực phía Tây và Tây Nam gắn với phát triển các cụm công nghiệp và đô thị dịch vụ.
  • Hạn chế phát triển đô thị về phía Đông (giới hạn phát triển bởi tuyến Cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn) và khu vực phía Bắc (giới hạn bởi tuyến đường tỉnh ĐT.234).

Định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

  • Không gian tổng thể của đô thị Đồng Mỏ là không gian đô thị thấp tầng, mật độ thấp, đan xen cây xanh mặt nước và các tổ hợp không gian đô thị với không gian nhỏ, thân thiện với con người.
  • Khu trung tâm thị trấn hiện hữu là hạt nhân tổ chức không gian, tạo nên các lớp không gian vành đai và các trục không gian hướng tâm, theo đó hình thành các chuỗi không gian chức năng về phía Bắc và Đông Nam của khu vực quy hoạch. Thực hiện cải tạo chỉnh trang hoàn chỉnh khu thị trấn hiện trạng, phát triển các không gian công cộng đô thị, thương mại dịch vụ của trung tâm đô thị.
  • Khu vực phía Nam phát triển các khu dân cư và khu vực khai thác khoáng sản.
  • Khu vực phía Tây Nam có chức năng hỗn hợp hỗ trợ phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, nhà ở công nhân, đào tạo nghề, hỗ trợ các chức năng về nhà ở, dịch vụ, công cộng cho đơn vị ở đảm bảo bán kính phục vụ các công trình hạ tầng cho đơn vị ở.
  • Khu vực phía Nam có chức năng phát triển công nghiệp.
  • Sử dụng hệ thống các tuyến sông, kênh rạch và mặt nước hiện có trên địa bàn làm khung không gian xanh toàn đô thị.

Quy hoạch sử dụng đất thị trấn Đồng Mỏ

Phân khu chức năng: gồm 11 phân khu

  • Phân khu 1: Khu trung tâm thị trấn cũ có quy mô khoảng 85,00 ha
  • Phân khu 2: Khu đô thị mới phía Đông có quy mô khoảng 53,50 ha
  • Phân khu 3: Khu đô thị mới phía Đông Nam có quy mô khoảng 55,0 ha
  • Phân khu 4: Khu đô thị mới phía Đông Bắc có quy mô khoảng 145,0 ha
  • Phân khu 5: Khu đô thị mới phía Tây Nam (Khu đô thị Hợp Tiến) có quy mô khoảng 90,0ha
  • Phân khu 6: Khu đô thị mới phía Tây (khu đô thị Than Muội – Làng Thành) có quy mô khoảng 135,0ha.
  • Phân khu 7: Khu đô thị dịch vụ và công nghiệp có quy mô khoảng 90,0 ha (trong đó đô thị 20ha, cụm công nghiệp 70ha).
  • Phân khu 8: Khu cụm công nghiệp phía Đông có quy mô khoảng 370,0 ha
  • Phân khu 9: Cụm công nghiệp Chi Lăng (Cụm công nghiệp, TMDV Làng nghề Chi Lăng) và các khu dân cư hiện hữu, cảnh quan sinh thái nông nghiệp… có quy mô khoảng 340,0ha.
  • Phân khu 10: Vùng đồi núi phía Bắc có quy mô khoảng 848,0ha.
  • Phân khu 11: Vùng đồi núi phía Nam có quy mô khoảng 1.353,31 ha.

Quy hoạch giao thông thị trấn Đồng Mỏ

Giao thông đối ngoại:


Tuyến cao tốc Bắc Nam (đoạn tuyến CK Hữu Nghị – Bắc Giang): quy hoạch 06 làn xe, mặt đường rộng 24m.

Quốc lộ 1 (QL.1A):

  • Đoạn qua đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị, xây dựng đường gom dọc khu đô thị phía Đông Nam, mặt cắt 37,75m.
  • Đoạn ngoài khu đô thị quy mô tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, mặt cắt 20,5m.

Quốc lộ 279 (QL.279):

  • Đoạn trong đô thị từ ngã ba giao với đường tỉnh ĐT.234 đến cụm công nghiệp phía nam thị trấn Đồng Mỏ quy mô 4 làn xe, mặt cắt 20,5m.
  • Đoạn từ ngã ba giao với ĐT.234 đến ngã tư Đại Huề mặt cắt 13,5m. Đoạn ngoài đô thị mặt cắt 12-15m.

Đường tỉnh 234 (ĐT.234):

  • Đoạn trong đô thị nâng cấp cải tạo tiêu chuẩn đường đô thị, mặt cắt 13,5m.
  • Đoạn ngoài đô thị tiêu chuẩn đường cấp IV có mặt cắt 7,5m.

Đường tỉnh 250 (ĐT.250):

  • Đoạn trong đô thị nâng cấp cải tạo tiêu chuẩn đường đô thị, mặt cắt 13,5m.
  • Đoạn ngoài đô thị tiêu chuẩn đường cấp IV có mặt cắt 7,5m.

Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng có khổ đường lồng 1.435 và 1.000 mm. Toàn tuyến cơ bản có nền 4,5m, riêng từ đoạn Đồng Mỏ đến Bản Thí dài 24 km nền đường 6,0m.

Giao thông đối nội:

  • Khu trung tâm hiện hữu: nâng cấp mở rộng các tuyến đường Lê Lợi, Đại Huề, Cai Kinh, Thân Cảnh Phúc… mặt cắt 13,5m. Các tuyến đường cấp khu vực khác tùy điều kiện mở rộng đạt tối thiểu 2 làn xe.
  • Khu vực mở rộng phía Đông Nam: tuân thủ các Quy hoạch chi tiết được phê duyệt, đường chính đô thị mặt cắt 16,5-31m; các tuyến khu vực khác mặt cắt 13,5-16,5m.
  • Khu vực phía Tây Nam: xây dựng mới các tuyến giao thông giới hạn phát triển đô thị dọc sông Thương mặt cắt 13,5m. Các tuyến đường nội bộ mặt cắt 13,5m.
  • Khu vực Than Muội – Làng Thành: nâng cấp tuyến đường hiện trạng đi song song với QL1 đóng vai trò là đường chính đô thị mặt cắt 20,5m. Hình thành các tuyến giao thông khu vực mặt cắt 13,5-16,5m.
  • Khu vực dịch vụ công nghiệp phía Tây Nam: xây dựng mới các tuyến giao thông mặt cắt 15m.
  • Khu vực cụm công nghiệp phía Đông Nam thị trấn Đồng Mỏ: xây dựng mới các tuyến giao thông mặt cắt 15-30m.

Đường gom: xây dựng đường gom dọc tuyến cao tốc ưu tiên các khu vực dân cư hiện trạng dọc tuyến và khu đô thị dịch vụ cụm công nghiệp Chi Lăng.

Giao thông nông thôn: nâng cấp cải tạo các tuyến đường nông thôn đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi lòng đường 3,5m, nền đường rộng 6m.

Công trình giao thông:

  • Bến xe: xây dựng bến xe khách loại 4 khu vực dọc QL.1A tại đô thị Tây Nam, quy mô bến xe 1,4ha.

Cầu qua sông, kênh:

  • Cải tạo nâng cấp 03 cầu (C1, C2, C3) , 01ngầm (N1) hiện có
  • Xây dựng mới: 05 cầu (CM1; CM2; CM3; CM4; CM5)

Bãi đỗ xe: xây dựng 04 bãi đỗ xe đô thị tập trung tại 04 phân khu đảm bảo bán kính phục vụ 500-700m với tổng quy mô 1,35ha.

Nút giao: nút giao khác mức liên thông được xác định tại đường cao tốc và đường dẫn nối từ QL.279 tại xã Quang Lang. Các giao cắt khác với đường cao tốc được xác định là cầu vượt hoặc hầm chui theo định hướng phát triển giao thông nhằm đảm bảo kết nối không gian hai bên cao tốc. Các nút giao đô thị được xác định là các điểm giao cắt cùng mức đảm bảo bán kính bó vỉa theo quy định.

Các dự án ưu tiên đầu tư

(theo giai đoạn ngắn hạn: giai đoạn 2022 – 2030).

  • Lập và ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc;
  • Cải tạo chỉnh trang phát triển hoàn chỉnh khu đô thị hiện hữu
  • Cải tạo nâng cấp, xây dựng mới hệ thống hạ thế chiếu sáng đường phố theo tuyến (QL1, TL234B, QL279) và các trục chính trong khu nội thị.
  • Cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước mặt dọc tuyến QL1, xây dựng mới các tuyến thoát nước theo tuyến giao thông nội bộ.
  • Cải tạo nâng cấp, xây mới hệ thống phân phối nước sinh hoạt.
  • Đầu tư xây dựng mới các công trình: trung tâm giới thiệu nông sản, đất cơ quan, trụ sở Công an tỉnh, trụ sở Cục Quản lý thị trường…);
  • Xây dựng mới trung tâm Y tế huyện Chi Lăng, tại khu Hòa Bình 1;
  • Xây dựng mới Sân vận động và các công trình phụ trợ khác cấp Huyện;
  • Xây dưng mới chợ trong khu đô thị phía Đông thị trấn Đồng Mỏ;
  • Mở rộng trường mầm non Bình Minh; xây dựng mới nhà đa năng trường mầm non Ánh Dương (khu vực Than Muội);
  • Triển khai xây dựng Khu đô thị phía Đông và Khu đô thị phía Đông Nam thị trấn Đồng Mỏ;
  • Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung;
  • Xây dựng mới TBA 220/110kV Đồng Mỏ (250+125) MVA, đến năm 2035 nâng công suất trạm lên 2x250MVA;
  • Xây dựng hạ tầng các khu đô thị, khu dân cư mới của thị trấn (KĐT Than Muội – Làng Thành; Khu dân cư Làng Trung, Làng Đăng, Đoàn Kết).
  • Xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Chi Lăng.

Tài liệu kèm theo:

Tham khảo thêm:


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh (Hà Nội) đến 04/2024
Bài tiếp theoQuy hoạch chung thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây