Trang chủ Kinh doanh Bloomberg: Việt Nam sẽ dẫn đầu ‘sóng’ lạm phát tại châu Á

Bloomberg: Việt Nam sẽ dẫn đầu ‘sóng’ lạm phát tại châu Á

246
0

Khảo sát của Bloomberg cho thấy, tính riêng khu vực châu Á, lạm phát ở Việt Nam và Indonesia năm nay sẽ tăng mạnh nhất so với năm 2021.

Theo cuộc khảo sát mới nhất của Bloomberg về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), số liệu lạm phát của Việt Nam có thể tăng 1,4 điểm % lên 3,45% trong năm nay – dẫn đầu khu vực. Indonesia và Trung Quốc là hai nước xếp sau, với chỉ số CPI dự kiến tăng từ 1,2 đến 1,3 điểm %.


Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg cho rằng, áp lực giá cả từ việc chuỗi cung ứng bị gián đoạn và giá nguyên liệu thô tăng nóng đang đè nặng lên nền kinh tế châu Á.

Ông Khoon Goh, trưởng bộ phận nghiên cứu của ngân hàng ANZ, cho hay: “Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc được dự báo sẽ chứng kiến lạm phát tăng mạnh vào năm nay… Lạm phát ở châu Á đang bắt kịp xu hướng toàn cầu, năm nay giá cả hàng hóa sẽ trở nên đắt đỏ hơn”.

Trong bối cảnh lạm phát leo thang, các ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ phải lựa chọn chính sách lãi suất khác nhau. Một số ngân hàng trung ương sẽ tăng cường cuộc chiến chống lạm phát, trong khi số khác chọn hướng tiếp cận từ từ để tranh thủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


Một trong những lo ngại của năm 2022 là áp lực lạm phát có thể phình to, ít nhất là trong nửa đầu năm 2022 do các gián đoạn về chuỗi cung ứng”, ông Aw nhấn mạnh.

Lạm phát tăng cao và liên tục không ngừng không phải là một dấu hiệu tốt cho một nền kinh tế. Bởi tăng trưởng kinh tế không cân bằng thì sẽ dễ dàng dẫn đến nhiều khó khăn hơn.

Nếu một nền kinh tế muốn duy trì và không ngừng phát triển đi lên thì nhất định phải có lạm phát. Và vấn đề là bạn phải kiềm chế và điều tiết như thế nào; và phải ở tốc độ vừa phải thì nó mới có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi lên an toàn được. Còn khi lạm phát tăng cao thì ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.


Cách kiểm soát lạm phát hữu hiệu nhất nhà nước sẽ làm

Đã có rất nhiều phương pháp và chính sách đã và đang được sử dụng để kiểm soát lạm phát tăng được sử dụng hiện nay như:

  • Giảm thiểu lượng tiền giấy lưu thông trên thị trường; để giảm bớt lượng tiền nhàn rỗi dư thừa trên thị trường.
  • Phát hành trái phiếu để huy động vốn; lượng tiền trên thị trường.
  • Tăng lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng để thu thập lại tiền giấy
  • Giảm sức ép lên giá cả, hàng hóa dịch vụ đang lưu thông trên thị trường để thu hút mua bán.
  • Thi hành chính sách tài chính thắt chặt; tạm hoãn các khoản thu chi chưa chưa cần thiết.
  • Cân đối lại ngân sách Nhà nước để thắt chặt chi tiêu lãng phí.

Nhà đầu tư cần làm những gì?

  • Đầu tư vàng được nhiều người biết đến và là kênh đầu tư lâu đời và đơn giản nhất hiện nay. Đây được xem là kênh trú ẩn số 1 cho đồng tiền của bạn khi lạm phát xảy ra.
  • Các nhà đầu tư lớn thường làm đó chính là đầu tư vào bất động sản. Đây là kênh đầu tư có thể thu được một khoản lợi nhuận khủng cho việc đầu tư này; và còn tránh được sự mất giá của đồng tiền..
  • Trái phiếu doanh nghiệp được coi là kênh đầu tư an toàn.. Nói về mặt lãi suất thì trái phiếu có mức lãi suất chi trả ổn định tầm 12% 1 năm so với mặt bằng chung thì đây có mức lãi suất chấp nhận được.

Theo tổng hợp



4.9/5 - (8 bình chọn)
Bài trướcKhông đồng ý mức thưởng Tết, hàng ngàn công nhân C.ty Pouchen đình công tập thể
Bài tiếp theoĐề xuất mở rộng địa giới thành phố Đồng Xoài

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây