Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Đông Hà (Quảng Trị), gồm: công nghiệp, giao thông, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 24/03/2025
Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)
Thành phố Đông Hà nằm ở ngã ba Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9. Đông Hà là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế và thương mại của tỉnh Quảng Trị. Đông Hà có một vị trí quan trọng, nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối thủ đô Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á, là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục Hành lang kinh tế Đông – Tây giữa đông bắc Thái Lan, Lào, Myanmar và miền Trung Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt, kết thúc ở thành phố Đà Nẵng.
Thành phố Đông Hà nằm ở trung tâm tỉnh Quảng Trị, có vị trí địa lý:
- Phía đông và phía nam giáp huyện Triệu Phong
- Phía tây giáp huyện Cam Lộ
- Phía bắc giáp huyện Gio Linh và huyện Cam Lộ.
Thành phố Đông Hà có diện tích tự nhiên 72,95 km², dân số là 84.157 người. Mật độ dân số là 1.153 người/km² Thành phố cách thủ đô Hà Nội 600 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1118 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 83 km về phía tây, cách Huế 66 km, cách Đồng Hới 100 km, cách thị xã Quảng Trị 12 km.
Quy hoạch Thành phố Đông Hà, bao gồm 9 phường: 1, 2, 3, 4, 5, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương, Đông Thanh.

Quy hoạch giao thông – Đô thị – Công nghiệp thành phố Đồng Hà
Về quy hoạch giao thông:
Hiện nay, cả 3 mặt đường bộ, đường thuỷ và đường sắt Đông Hà đều nằm trên trục giao lưu và trong vùng chiến lược phát triển của Khu thương mại Lao Bảo. Chất lượng đường vận chuyển cả 3 tuyến đều đạt tiêu chuẩn quốc gia. Đặc biệt trục xuyên á – Quốc lộ 9 nối hành lang Đông – Tây đã được nâng cấp nối cảng Cửa Việt – cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo đi các nước trong khu vực rất thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh buôn bán trao đổi hàng hoá.
Cùng với quá trình đô thị hoá, hệ thống giao thông nội thị, chiếu sáng được đầu tư nâng cấp làm mới, kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ đều khắp trên các đường phố, đặc biệt tập trung ở các trục phố trung tâm, chiếm trên 70% số cơ sở.
Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:
Về quy hoạch phát triển công nghiệp:
Định hướng một số ngành công nghiệp
+ Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm và đồ uống: Đây là ngành công nghiệp có ưu thế về sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ trên địa bàn thị xã, từ các khu vực lân cận và các vùng trong tỉnh, có thị trường tiêu thụ: thị trường thị xã, trong tỉnh, thị trường tỉnh ngoài và xuất khẩu.
+ Tập trung phát triển các ngành: chế biến lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; chế biến thịt gia súc, gia cầm; chế biến hoa quả, rau sạch; chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ trang trí nội thất; sản xuất bia, nước uống tinh khiết, các loại nước trái cây, giải khát.
+ Công nghiệp may, da giày: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp may mặc, sản xuất trang phục may sẵn, gia công may xuất khẩu; sản xuất các đồ dùng bằng da, giày dép da, túi xách bằng da các loại. Phát triển các cơ sở may, thêu ren xuất khẩu.
+ Công nghiệp cơ khí: Thu hút đầu tư phát triển các cơ sở luyện cán thép, sản xuất thép kéo xây dựng, thép chất lượng cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở cán thép đã có hoạt động hiệu quả và tiếp tục mở rộng công suất. Nâng cao năng lực cơ khí chế tạo, sửa chữa và sản xuất phụ tùng, linh kiện cơ khí. Phát triển cơ khí đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thủy, bộ.
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Định hướng phát triển các cơ sở sản xuất bê tông đúc sẵn, vật liệu trang trí nội thất, gạch ngói, gạch hoa, tấm lợp, v.v. đáp ứng nhu cầu xây dựng công trình kinh tế và dân sinh trên địa bàn. ập trung quy hoạch sắp xếp lại, cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm các cơ sở hiện có.
+ Công nghiệp điện, điện tử: Đẩy mạnh phát triển lắp rắp và sửa chữa điện, điện tử, điện lạnh phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn thị xã và các địa phương trong tỉnh. Xây dựng Đông Hà thành trung tâm công nghiệp lắp rắp, sửa chữa điện tử, điện lạnh, điện dân dụng.
+ Các ngành công nghiệp khác: Phát triển một số ngành công nghiệp khác như công nghiệp hoá chất, sản xuất đồ nhựa dân dụng, thuốc tân dược; sản xuất bao bì, công nghiệp in ấn v.v. phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt nội địa. Phát triển các cơ sở sản xuất nước đá phục vụ sản xuất, chế biến thuỷ hải sản và giải khát trên địa bàn.
+ Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Chủ yếu là các nghề sản xuất bún bánh, chế biến thủy sản, rau quả; rèn, đan lát, chế biến gỗ, lâm sản; nghề trồng bông sợi, dệt vải truyền thống. Tạo điều kiện nguyên liệu, thị trường để khôi phục và phát triển các nghề thủ công mới như rang xay, chế biến cà phê, nghề mộc mỹ nghệ, trạm khảm v.v.
Các khu công nghiệp: Khu công nghiệp Nam Đông Hà được Thủ tướng Chính phủ VN cho phép thành lập tháng 4/2004; ở phường Đông Lương, Đông Hà; cách trung tâm thị xã tỉnh lỵ Đông Hà 2km về phía Nam; cách cảng Cửa Việt 12 km; nằm cạnh ga Đông Hà và Quốc lộ 1A; cách sân bay Phú Bài Huế 81km; cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 170km. Đặc biệt, Khu công nghiệp Nam Đông Hà gần đường xuyên Á và cách Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo 51 km. Diện tích khu công nghiệp giai đoạn 1 là 99ha, giai đoạn 2 đã quy hoạch mở rộng 37ha. Khu công nghiệp Nam Đông Hà thu hút mọi ngành nghề, lĩnh vực, trong đó quan tâm đến công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, dệt, giày da, may mặc, cơ khí điện tử, thủ công nghiệp mỹ nghệ…
– Các cụm, điểm CN-TTCN: Cụm công nghiệp Đông Lễ được UBND tỉnh Quảng Trị quyết định phê duyệt Số: 3051/QĐ-UB ngày 22/12/2003. Diện tích quy hoạch 10ha với các ngành nghề như: Cơ khí gia công và sửa chữa, mộc mỹ nghệ, mộc cao cấp, chế biến nông lâm sản, nhựa bao bì, giấy hàng tiêu dùng gia dụng, vật liệu, thiết bị phục vụ đô thị hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất. Với tổng mức đầu tư 7,8 tỷ đồng. Thị xã đang tiến hành quy hoạch giai đoạn 1 cụm công nghiệp quốc lộ 9D với diện tích 40ha, các cụm điểm CN-TTCN các phường: phường 2, phường 4, phường 5, phường Đông Thanh với diện tích 20ha.
Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất, thành phố Đông Hà
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
Ngày 27/04/2021, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số 964/QĐ-UBND việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thành phố Đông Hà.
Theo quyết đinh, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của thành phố Đông Hà với tổng diện tích đất tự nhiên 7.308,53 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 3.141,98 ha; Đất phi nông nghiệp: 3.981,78 ha; Đất chưa sử dụng: 184,77 ha
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 889,28 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 71,06 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 56,17 ha
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích: Đất nông nghiệp: 5,57 ha; Đất phi nông nghiệp: 79,54 ha.
Vị trí, diện tích các loại đất thuộc chỉ tiêu để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tỷ lệ 1/50.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thành phố Đông Hà.
Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2024
Ngày 30/01/2024, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số 233/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thành phố Đông Hà.
Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2024 của thành phố Đông Hà được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2024; Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất năm 2024, thành phố Đông Hà.
Quy hoạch thành phố Đông Hà
Hiện nay, theo kết quả rà soát, thành phố Đông Hà hiện có 5/5 nhóm tiêu chí và 47/52 tiêu chuẩn đạt tiêu chuẩn đô thị loại II, tổng điểm đánh giá 89,5/100 điểm. Thành phố đã xây dựng Đề án phân loại đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại II. HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết và đang trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt đô thị loại II.
Tại Hội nghị báo cáo quy hoạch Đông Hà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhiều ý kiến tư vấn của chuyên gia cũng đã đưa ra nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; hoạch định chiến lược và không gian đô thị để xây dựng Đông Hà trở thành một trung tâm phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ, là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, văn hóa, dịch vụ, thương mại, tài chính, du lịch, công nghiệp của tỉnh; trở thành một trong những đô thị động lực trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây, dựng xây nên một tầm vóc thành phố trẻ năng động, sáng tạo, bắt nhịp với cuộc sống hiện đại.
Hiện tại thành phố đang tập trung phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh để sớm được phê duyệt “Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn 2050”. Trên cơ sở Đồ án được phê duyệt, sẽ tổ chức rà soát, điều chỉnh để phát triển thành phố theo tiêu chí đô thị xanh và bền vững.
Mới đây, 1.149 tỷ đồng vốn AFD phát triển đô thị TP. Đông Hà (Quang Trị) Dự án được triển khai trong 4 năm, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.149 tỷ đồng từ vốn vay của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) nhằm xây dựng TP. Đông Hà (Quảng Trị) thành đô thị xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo môi trường sống bền vững cho người dân.
Tài liệu kèm theo:
- Quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thành phố Đông Hà (Báo cáo thuyết minh; Danh mục công trình – Dự án 2024)
- Quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024, TP, Đông Hà
- Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2024, TP Đông Hà
(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Đông Hà (Quảng Trị) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050)