Trang chủ Tổng hợp Tín ngưỡng được hiểu như thế nào?

Tín ngưỡng được hiểu như thế nào?

43
0

Tín ngưỡng là gì? Quy định của pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam như thế nào? Mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!


Tín ngưỡng là gì?

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Niềm tin này gắn với sự siêu nhiên nhưng chỉ lưu truyền trong một vùng lãnh thổ hoặc trong một cộng đồng dân chúng nhất định. Có thể coi tín ngưỡng là dạng thấp hơn của tôn giáo.

Đặc điểm của tín ngưỡng như thế nào?

Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian. Tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.


Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái “siêu nhiên” hay gọi là “cái thiêng” cái đối lập với cái “trần tục”, cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được. Niềm tin vào “cái thiêng” thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm…

Tùy theo hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà niềm tin vào “cái thiêng” thể hiện ra các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể khác nhau. Chẳng hạn như niềm tin vào Đức Chúa Trời, của Kitô giáo, niềm tin vào Đức Phật của Phật giáo, niềm tin vào Thánh, Thần của tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng Thành Hoàng, Đạo Mẫu… Các hình thức tôn giáo tín ngưỡng này dù rộng hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn thế giới hay là đặc thù cho mỗi dân tộc… thì cũng đều là một thực thể biểu hiện niềm tin vào cái thiêng chung của con người.

Quy định của pháp luật với hoạt động tín ngưỡng tại Việt Nam

Ở Việt Nam, để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, Điều 24 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.


Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo được cụ thể hóa trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 18/11/2016) và trong rất nhiều văn bản pháp luật khác, thể hiện qua các nội dung sau:

– Việt Nam thừa nhận, ghi nhận, tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật;

– Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.


– Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo;

– Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

– Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện nghi lễ tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành án phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo như thế nào?

Hiện tại, có nhiều ý kiến khác nhau khi sử dụng khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng. Theo quan điểm truyền thống, người ta có ý thức phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng, thường coi tín ngưỡng ở trình độ phát triển thấp hơn so với tôn giáo. Loại quan điểm thứ hai là đồng nhất giữa tôn giáo và tín ngưỡng và đều gọi chung là tôn giáo, tuy có phân biệt tôn giáo dân tộc, tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo địa phương, tôn giáo thế giới (phổ quát). Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở một số điểm như:

  • Tôn giáo: có hệ thống giáo lý, kinh điển… được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện… có hệ thống thần điện, có tổ chức giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờ, chùa, thánh đường…, nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người.
  • Tín ngưỡng: thì chưa có hệ thống giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Tín ngưỡng mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong tín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, chưa thành quy ước chặt chẽ…

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi:  “Tín ngưỡng” cùng những nội dung liên quan.


Rate this post
Bài trướcKhu du lịch Sinh Thái Thủy Châu địa điểm hút khách dịp cuối tuần
Bài tiếp theoThông tin ngân hàng Lienvietpostbank cán bộ nhân viên nghiệp vụ vững vàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây