Trang chủ Doanh nhân Nguyễn Thị Sơn người sáng lập nên Gia tộc Kim Sơn group

Nguyễn Thị Sơn người sáng lập nên Gia tộc Kim Sơn group

2591
0

Nguyễn Thị Sơn được biết đến là người sáng lập lên Gia tộc Kim Sơn Group, bà đã vượt qua những khó khăn để nuôi 5 đứa con trưởng thành và xây dựng nền móng cho Kim Sơn Group ngày nay.

Hình ảnh gia tộc Kim Sơn Group
Hình ảnh gia tộc Kim Sơn Group

Nhắc đến gia tộc Kim Sơn Group không thể không nhắc đến nhân vật chính là bà Nguyễn Thị Sơn, bà được biết đến là một phụ nữ can trường gắn liền tên tuổi với Legamex lừng lẫy một thời đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác nhau, trở thành thương hiệu dẫn đầu trong ngành thời trang, bất động sản, dược phẩm, bán lẻ…


Tiền thân của Kim Sơn Group được bắt đầu hình thành từ những năm 1975, khởi đầu là Hợp tác xã Đại Thành hoạt động trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu lớn nhất Việt Nam thời ấy, với nhân công lên tới 10.000 người cùng lúc. Để đi đến được ngày nay là do sự chèo lái của vợ chồng bà Nguyễn Thị Sơn – TGĐ Legamex.

Được biết năm 1987 chồng bà Sơn qua đời do bệnh hiểm nghèo, một mình bà còn lại vừa nuôi 5 đứa con vừa lo việc kinh doanh của Hợp tác xã Đại Thành.

Bà Nguyễn Thị Sơn - người sáng lập nên Sơn Kim Group
Bà Nguyễn Thị Sơn – người sáng lập nên Sơn Kim Group

Đời kinh doanh của bà nhiều thăng trầm, gắn liền với mỗi khúc quanh lịch sử. Môi trường chính trị đổ bóng xuống môi trường kinh doanh. Nền kinh tế thị trường tự do ở miền Nam bị giật lùi về kinh tế tập trung bao cấp rồi sau năm 1986 mới quay lại nền kinh tế thị trường.


Bà Nguyễn Thị Sơn đã cùng thăng trầm với thương hiệu LEGAMEX do biến động bởi nền kinh tế thị trường cũng như hệ thống chính trị của Liên Xô tan rã. Trong cái khó khăn đó, năm 1992 doanh nghiệp do bà lãnh đạo LEGAMEX nằm trong danh sách thí điểm cổ phần hóa.

Đến ngày 10.6.1994 bà bị khởi tố vì tội danh “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về hậu quả kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Sau 9 tháng bị tạm giam, bà Sơn được thả do không đủ chứng cớ khởi tố. Trong thời gian đó, dù nhưng người thân trong gia đình cùng bà đã bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng điều đó không làm bà gục ngã, bà không quay lại với công việc kinh doanh nữa và chuyển sang một lĩnh vực mới đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Là con nhà luật, bà tư vấn cho doanh nghiệp, đào tạo doanh nhân (Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Doanh nghiệp CBAM thuộc VCCI), Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh Quốc tế IBLA (thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam), bền bỉ tham gia đóng góp ý kiến vào quy trình lập pháp nhiều dự thảo luật. Luật càng tiến bộ, càng có lợi cho sự phát triển của đất nước.


Sau này đến sau 1993 con trai bà là Nguyễn Hoàng Tuấn du học trở về tiếp tục đảm nhiệm sự nghiệp kinh doanh của bố mẹ, đổi tên Hợp tác xã Đại Thành thành Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Sơn Kim. Đồng thời mở rộng kinh doanh thêm nhiều lĩnh vực mới như: liên doanh, nhận nhượng quyền thương hiệu phân phối nội y, đồ ngủ, đồ mặc với các đối tác Nhật Bản, Mỹ. Thành tựu đầu tiên của Hoàng Tuấn phải kể đến công ty nội y Vera ra đời năm 1997.

Tính đến cuối năm 2019, quy mô tài sản của Sơn Kim Group vào khoảng 7.600 tỷ đồng và doanh thu hằng năm khoảng 800 tỷ đồng (số liệu 2017).

Hiện tại, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần dược phẩm Nanogen là ông Hồ Nhân, một nhà khoa học sinh năm 1966 lấy bằng tiến sĩ công nghệ sinh học tại Mỹ, cũng là con rể bà Nguyễn Thị Sơn.


Bà Nguyễn Thị Sơn người mặt áo xanh ngồi ghế trong buổi chụp ảnh chung cùng đại gia đinh
Bà Nguyễn Thị Sơn người mặt áo xanh ngồi ghế trong buổi chụp ảnh chung cùng đại gia đinh

Về phần bà Nguyễn Thị Sơn hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung học Phổ thông Tư thục Duy Tân. Theo mô hình tư thục, nhưng trường hàng năm đều dành 10 suất học bổng nội trú cho học sinh đến từ những tỉnh miền núi phía Bắc theo sự giới thiệu của Quỹ học bổng Vừ A Dính.

Bà mong muốn các em sau khi học tập ở môi trường TP.HCM sẽ quay trở lại quê hương làm thầy giáo, cô giáo, hoặc tham gia quản lý ở địa phương tốt hơn. Nghe bà nói “người nghèo thì ai cho gì nhận nấy và lệ thuộc vào người cho, nhất là những người phương Bắc sang buôn bán tiểu ngạch rồi lấy vợ Việt Nam, sinh con đẻ cái mang họ của bố, dần dần hình thành cả làng họ phương Bắc, chúng ta dần dần mất làng, mất biên giới là từ đó”, bà Trương Mỹ Hoa – Chủ tịch Quỹ Vừ A Dính đáp rằng “làm chính trị là ở đó đó em…”.


4.9/5 - (9 bình chọn)
Bài trướcCụm công nghiệp Trung An đến Chợ Bình Đức – TP. Mỹ Tho
Bài tiếp theoStunna Girl Dog Cage Kidnapping Case: What Really Happened?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây