Trang chủ QH giao thông Bản đồ quy hoạch Đường Vành đai 4 (Hà Nội – Hưng...

Bản đồ quy hoạch Đường Vành đai 4 (Hà Nội – Hưng Yên – Bắc Ninh)

132
0

Trên Bản đồ dự án Đường Vành đai 4 có tổng chiều dài của tuyến đường quy hoạch là khoảng 112,8 km, đi qua ba tỉnh/thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên. Đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 2011.

Bản đồ tuyến đường vành đai 4 và thông tin dự án

Thông tin dự án:

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội gồm 7 dự án thành phần (3 dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công và 1 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP).


Tổng chiều dài dự án khoảng gần 113km. Trong đó, đoạn tuyến trên địa bàn TP Hà Nội khoảng 58,2km; Đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên khoảng 19,3km; Đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khoảng 35,3km.

Dự án được đầu tư phân kỳ đường cao tốc với quy mô 4/6 làn xe, hạn chế tốc độ 80km/h với bề rộng 17m. Đầu tư phân kỳ đường song hành (không liên tục) với quy mô mỗi bên có bề rộng 12m. Tổng mức đầu tư dự án hơn 85,8 nghìn tỷ đồng.

Theo kế hoạch, dự án sẽ cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.


Dự án cao tốc Cao Lãnh – An Hữu có chiều dài gần 27,5km. Giai đoạn 1, dự án được đầu tư quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường 17m, vận tốc khai thác 80km/h.

Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là gần 5.900 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 – 2027.

Phối cảnh thiết kế đường vành đai 4 vùng TP Hà Nội
Phối cảnh thiết kế đường vành đai 4 vùng TP Hà Nội

Đặc điểm của Đường Vành đai 4

Tuyến đường Vành đai 4 được thiết kế với chiều rộng mặt cắt ngang từ 90 đến 135 mét, tương đương 14 làn xe cho cả đường cao tốc đi trên cao và đường đô thị song hành hai bên.


Với kinh nghiệm đầu tư từ các tuyến đường vành đai trước đó, đặc biệt là đường vành đai 3 Hà Nội, để giải quyết các điểm giao cắt hai bên tuyến, Chính phủ đã lựa chọn phương án có 65% chiều dài của đường vành đai 4 đi trên cao. Còn lại khoảng 39,13 km (Hà Nội 10,53 km, Hưng Yên 8,4 km, Bắc Ninh 20,2 km) được thiết kế đi thấp để phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn và đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Phối cảnh đường vành đai 4 vùng TP Hà Nội
Phối cảnh đường vành đai 4 vùng TP Hà Nội

Bản đồ Quãng đường đi qua Hà Nội

Đoạn đường đi qua Hà Nội của tuyến vành đai 4 trải qua 7 quận và huyện, bao gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và quận Hà Đông. Trên tuyến đường, có hai cầu vượt sông Hồng là cầu Hồng Hà và cầu Mễ Sở. Nhìn trên bản đồ, tuyến đường vành đai 4 như sợi chỉ xâu chuỗi 1 quận và 6 huyện của Hà Nội.

Bản đồ đường vành đai 4 đoạn đi qua TP Hà Nội
Bản đồ đường vành đai 4 đoạn đi qua TP Hà Nội

Thông tin về nguồn vốn đầu tư

Dự án đường Vành đai 4 có tổng vốn đầu tư sau khi rà soát lại là 85.800 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 là 41.860 tỷ đồng, bao gồm hơn 19.380 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; và hơn 22.470 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương (Hà Nội hơn 19.470 tỷ đồng, Hưng Yên 1.000 tỷ đồng, Bắc Ninh 2.000 tỷ đồng).


Tiến độ thực hiện đường Vành Đai 4 Hà Nội

Trong tháng 03/2023, việc thẩm định một số dự án thành phần của đường Vành Đai 4 do UBND các tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh thực hiện đang gặp chậm trễ so với yêu cầu. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tiến độ khởi công của dự án, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 6/2023.

Tiến độ thực hiện xây dựng dự án đường vành đai 4 Hà Nội từ năm 2021 đến 2028
Tiến độ thực hiện xây dựng dự án đường vành đai 4 Hà Nội từ năm 2021 đến 2028

Tiến độ triển khai dự án

Trong báo cáo tổng hợp về tiến độ triển khai dự án, Phó chủ tịch UBND Hà Nội, ông Dương Đức Tuấn, cho biết cho đến thời điểm hiện tại, Hà Nội đã di dời được hơn 5.300 ngôi mộ trên tổng số 11.682 ngôi mộ, đạt tiến độ 49%.

Đồng thời, Hà Nội cũng đã phê duyệt và thu hồi hơn 276 ha đất, đạt tỷ lệ 34,65% với tổng số tiền đền bù gần 2.500 tỷ đồng.

Phê duyệt và triển khai dự án Vành Đai 4

Vào tháng 08/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về việc triển khai dự án Vành Đai 4 vùng Thủ đô, yêu cầu ba địa phương là Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh hoàn thành việc lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các dự án thành phần trước ngày 31/1/2023, đồng thời đảm bảo khởi công tuyến đường vào tháng 6/2023.

Chính phủ cũng yêu cầu ba địa phương thực hiện các dự án thành phần này để đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án Vành Đai 4 vùng Thủ đô vào năm 2026 và khai thác vào năm 2027.

Câu hỏi thường gặp (FAQs)

– Câu hỏi 1: Đường Vành đai 4 đi qua những tỉnh/thành phố nào?
– Câu hỏi 2: Tổng chiều dài của tuyến đường Vành đai 4 là bao nhiêu?
– Câu hỏi 3: Tuyến đường vành đai 4 có đặc điểm gì đáng chú ý?
– Câu hỏi 4: Đường Vành đai 4 đi qua bao nhiêu quận, huyện của Hà Nội?
– Câu hỏi 5: Tổng vốn đầu tư của dự án Đường Vành đai 4 là bao nhiêu?


Rate this post
Bài trướcĐề xuất xây dựng Cao tốc Cao Lãnh – An Hữu với tổng vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng
Bài tiếp theoNguyễn Đỗ Lăng và Apec Group có liên quan gì đến thao túng chứng khoán

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây