Trang chủ QH giao thông Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Lai Châu đến...

Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Lai Châu đến 2030

63
0

Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông nằm trong quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 349/QĐ-TTg ngày 06/3/2022 với mục tiêu đảm bảo tuân thủ, phù hợp, thường xuyên cập nhật những chủ trương, định hướng của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng,… liên quan đến địa bàn tỉnh; Xây dựng các phương án, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ, phát triển hài hòa giữa các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh; có tính khả thi cao, phù hợp với khả năng cân đối, huy động về nguồn lực triển khai của tỉnh, khai thác được các tiềm năng, thế mạnh và các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh; tạo nền tảng phát triển một cách bền vững cho các giai đoạn tiếp theo và tầm nhìn đến năm 2050.


Bản đồ phương án quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Lai Châu đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bản đồ phương án quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Lai Châu đến 2030, tầm nhìn đến 2050

Quy hoạch giao thông tỉnh Lai Châu đến năm 2030

Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ

Đường bộ đối ngoại:

+ Hoàn thiện đầu tư đoạn tuyến nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai sang TP. Lai Châu – cửa khẩu Ma Lù Thàng với quy mô đường cấp IIImn, 2 làn xe.

+ Nâng cấp hoàn thiện các tuyến quốc lộ chính gồm QL.4D, QL.12, QL.32 (đoạn không trùng với đường nối cao tốc tốc Nội Bài – Lào Cai sang TP. Lai Châu – cửa khẩu Ma Lù Thàng) đạt tiêu chuẩn cấp IIImn, tối thiểu 2 làn xe; các tuyến quốc lộ khác gồm QL.279, QL.279D, QL.4H đạt tiêu chuẩn cấp IVmn, 2 làn xe.


+ Chuyển đổi tuyến quốc lộ 100 (Nậm Cáy – Phong Thổ, dài 20 km) thành đường tỉnh cùng với ĐT.130 (San Thàng – Thèn Sin – Mƣờng So; dài 28,8 km), hình thành tuyến đường tỉnh San Thàng – Nậm Cáy kết nối từ TP. Lai Châu đi cửa khẩu Ma Lù Thàng, song hành với đoạn QL.4D và QL.12. Quy mô quy hoạch giữ cấp IVmn, 2 làn xe. Trên cơ sở hướng tuyến ĐT.130 và QL.100, nghiên cứu phương án nâng cấp tuyến hiện có hoặc xây dựng mới tuyến song hành để kết nối TP. Lai Châu – cửa khẩu Ma Lù Thàng, phù hợp với quy hoạch tuyến đường bộ cao tốc Bảo Hà – Lai Châu.

+ Chuyển đổi và kéo dài Quốc lộ 4H (đoạn Pắc Ma – cửa khẩu U Ma Tu Khoòng, thành quốc lộ 4H3), quy mô cấp IVmn.

+ Cầu, hầm: đầu tư cầu đa năng tại khu vực cửa khẩu Ma Lù Thàng để kết nối với Trung Quốc. Tháo gỡ một số điểm nghẽn hạ tầng đường bộ qua các các đoạn tuyến đèo dốc như xây dựng hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên (QL.4D), hầm đường bộ qua đèo Khau Co (QL.279), xây dựng một số đoạn tuyến tránh quốc lộ qua thị trấn, khu đông dân cư.


Đường tỉnh kết nối tỉnh lân cận và ra cửa khẩu

– Cải tạo, nâng cấp, mở mới nối thông Đường hành lang biên giới Phong Thổ – Bát Xát: từ Nậm Xe, giao ĐT.130 đến điểm cuối tại xã Sin Suối Hồ, ranh giới 2 tỉnh, chiều dài khoảng 46 km, đạt cấp VI.

– Đầu tư xây dựng và chuyển đổi một số tuyến đường huyện quan trọng thành đường tỉnh kết nối liên tỉnh (05 tuyến giai đoạn 2021-2030):


+ Đường nhánh nối Cao Chải – Mường Toong (Mường Nhé, Điện Biên): Hướng tuyến: theo các đoạn đường đã có từ bản Cao Chải đến ranh giới 2 tỉnh Lai Châu – Điện Biên, dài khoảng 22 km (9 km bên tỉnh Lai Châu, 13 km bên tỉnh Điện Biên), phía huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) còn khoảng 3 km nữa là thông tuyến. Giai đoạn quy hoạch: 2021-2030. Quy mô quy hoạch: cải tạo, nâng cấp đạt cấp V-VI.

+ Đường nối bản Nậm Chà – Nậm Pồ (Điện Biên): Hướng tuyến: từ bản Nậm Chà đến ranh giới tỉnh, theo hướng dòng suối, chiều dài tuyến dài khoảng 11 km. Giai đoạn quy hoạch: 2021-2030. Quy mô quy hoạch: Mở mới khoảng 5 km bên huyện Nậm Nhùn, 6 km bên huyện Mường Nhé, quy mô cấp V-VI.

Đường nối Huổi Mắn – Chà Cang (Nậm Pồ, Điện Biên): Hướng tuyến: nâng cấp theo hướng đường đã có, dài khoảng 3,7 km bên tỉnh Lai Châu, bên phía tỉnh Điện Biên đã có đường dài khoảng 25 km từ ranh giới tới QL.4H. Giai đoạn quy hoạch: 2021-2030. Quy mô quy hoạch: nâng cấp đạt cấp V-VI.

+ Đường Pa Tần – Huổi Luông (Tuyến QL.12 – Pa Tần – Huổi Luông – Ma Lù Thàng): Hướng tuyến: theo đường GTNT đã có, điểm đầu giao với QL12 tại Km34+300 xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ đi qua trung tâm Huổi Luông, huyện Phong Thổ và đấu nối với QL12 tại Km1+550; dài khoảng 25 km. Giai đoạn quy hoạch: 2021-2030. Quy mô quy hoạch: nâng cấp V.

+ Đường Khổng Lào – khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng: Hướng tuyến: từ điểm giao ĐT.130 (khoảng Km22), đi bám theo hướng tuyến QL.100, qua địa bàn xã Khổng Lào cắt qua QL.12 (khoảng Km11) đến bãi đỗ xe cửa khẩu Ma Lù Thàng; dài khoảng 33 km; có 03 cầu vượt sông Nậm Na. Giai đoạn quy hoạch: 2021-2030. Quy mô quy hoạch: xây dựng mới và nâng cấp từ đường đã có đạt cấp IV.

Ngoài ra, việc quy hoạch cầu vượt sông Đà tại xã Lê Lợi, huyện Nâm Nhùn sẽ hình thành lên tuyến đường giao thông nối Nậm Nhùn – Mường Lay từ ĐT.127 (tỉnh Lai Châu) đến tỉnh lộ 142 (tỉnh Điện Biên).

Hệ thống đường nội tỉnh

– Nâng cấp III miền núi đường tỉnh ĐT.129; cải tạo, nâng cấp IV một số tuyến đường tỉnh kết nối đến trung tâm huyện, kết nối từ 03 trung tâm cấp huyện gồm: ĐT.127, ĐT.128, ĐT.134, ĐT.135, ĐT.129B; cải tạo, nâng cấp, duy trì cấp V-VI các đường tỉnh còn lại tuỳ điều kiện địa hình. Cụ thể:

+ ĐT.127: cải tạo, nâng cấp đạt tối thiểu cấp IV miền núi, khắc phục một số đoạn quanh co (bao gồm cả định hướng xây dựng cầu cạn hoặc hầm ngắn);

+ ĐT.128: cải tạo, nâng cấp đạt cấp IV miền núi, kết nối TP. Lai Châu với huyện Sìn Hồ và QL.4D với QL.12;

+ ĐT.129B: cải tạo, nâng cấp đạt cấp IV-VI miền núi, kết nối huyện Sìn Hồ với huyện Phong Thổ và cửa khẩu;

+ ĐT.130: nâng cấp V miền núi;

+ ĐT.132: cải tạo, nâng cấp IV miền núi đoạn Khổng Lào – Dào San, đoạn còn lại Dào San – Sì Lờ Lầu đạt cấp V miền núi;

+ ĐT.133: cải tạo, nâng cấp V miền núi đoạn Nậm Tăm, Thân Thuộc – Nậm Cần; các đoạn còn lại đạt tối thiểu cấp VI miền núi;

+ ĐT.134: cải tạo, nâng cấp toàn tuyến đạt cấp IV miền núi; nghiên cứu vị trí xây dựng cầu thay phà Pá Ngừa (xã Tà Mít).

+ ĐT.135: cải tạo, nâng cấp IV toàn tuyến;

+ ĐT.136: khoảng 16/24 km được nâng cấp III theo dự án đường nối Lai Châu với cao tốc; nâng cấp đoạn còn lại dài 8 km đạt cấp III, 2-4 làn xe (đồng bộ với dự án đường nối cao tốc, kết nối Tam Đường về TP. Lai Châu, nối với tuyến đường Khun Há – Phúc Khoa – Mường Khoa.

– Đầu tư xây dựng và chuyển đổi một số tuyến đường huyện quan trọng thành 03 tuyến đường tỉnh (kết nối nội tỉnh):

+ Đường Thèn Sin – Sin Suối Hồ – điểm giao đường hành lang Phong Thổ – Bát Xát (dự kiến ĐT.131): Hướng tuyến: từ giao ĐT.130, xã Thèn Sin theo đường GTNT qua xã Sin Suối Hồ đến điểm giao đường Hành lang biên giới, dài 18 km. Quy mô quy hoạch: nâng cấp từ đường đã có và mở mới đạt cấp VI.

+ Đường Nậm Sỏ – Tà Mít (dự kiến đặt tên ĐT.133B): Hướng tuyến: Điểm đầu tại Nậm Sỏ, điểm cuối tại khu vực phà Tà Mít, chiều dài khoảng 32 km. Quy mô quy hoạch: nâng cấp từ đường đã có lên cấp V.

+ Đường Tây sông Đà (Nậm Khao – Tà Tổng – Cao Chải – Nậm Ngà – Táng Ngá – Nậm Chà – Huổỉ Lĩnh – Nậm Nhùn): Hướng tuyến: từ điểm giao với QL4H tại Km257+300 qua cầu Nậm Khao, các xã, bản Tà Tổng, Cao Chải, Nậm Ngà, Táng Ngá, Nậm Chà, Huổi Lĩnh, Mường Mô đến thị trấn Nậm Nhùn, dài khoảng 122 km.

Quy mô quy hoạch: cải tạo, nâng cấp từ tuyến đã có khoảng 97 km, xây mới khoảng 25 km đạt cấp V-VI. Trên tuyến có 01 cầu lớn tại khu vực Huổi Lĩnh, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn.

– Hệ thống đường tuần tra , đường ra biên giới từ khu vực Mốc 16 (3) đến khu vực Mốc 85 (2): Xây dựng cải tạo, mở mới khoảng 370 km (Trong đó: Cải tạo , nâng cấp: 130km, mở mới: 240km).

– Mở rộng quy hoạch đối với đường liên xã: đƣờng Pa Vệ Sủ – Pa – huyện Mường Tè dựa vào HĐND tỉnh khóa XV , HĐND tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư với tuyến đường này trong giai đoạn 2021 – 2025.

Phát triển thêm một số đường liên huyện mới với mục tiêu tăng cường kết nối trực tiếp, rút ngắn cự ly đi lại giữa tỉnh với huyện và giữa các huyện với nhau.

Cầu lớn, hầm đường bộ

Xây dựng mới cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu, thay thế các cầu trên sông Đà gồm 04 cầu:

  • Cầu trên đường Nậm Lằn – mốc 17,
  • Cầu trên đoạn tuyến Nậm Chà – Huổi Lĩnh vượt nhánh sông Đà,
  • Cầu xã Nậm Hăn,
  • Cầu xã Lê Lợi (dự kiến vị trí tại Bản Chang, phù hợp với quy hoạch và tiến độ đầu tư đường ven sông Đà của tỉnh Điện Biên);

Trên sông Nậm Na gồm 02 cầu: Nậm Pì, Pá Bon; 02 cầu mới khu vực cửa khẩu Ma Lù Thàng (1 cầu đa năng nối sang Trung Quốc, 1 cầu tại khu mở rộng của KKT cửa khẩu); một số cầu vượt sông, suối khác để tăng cường kết nối tại các huyện;

Nghiên cứu vị trí xây dựng cầu thay phà Pá Ngừa (Tà Mít) trên ĐT.134; Đầu tư xây dựng tuyến hầm đường bộ để kết nối huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu đến thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai. Vị trí dự kiến xuyên qua đèo Hoàng Liên dài khoảng 8,8 km (2,5 km hầm và đường dẫn), tương ứng với đoạn đường đèo khó dài khoảng 22 km/ tổng số 50 km đèo hiện tại, rút ngắn thời gian đi lại đoạn này từ 50 phút xuống còn khoảng 10 phút.

Đường hàng không

Nghiên cứu phương án đầu tư sớm Sân bay Lai Châu hoàn thành ở mức tối thiểu cấp 3C tại thị trấn Tân Uyên (dự trữ mở rộng cấp 4C) và vận hành có hiệu quả, kết nối tỉnh với các trọng điểm phát triển và cực tăng trưởng của cả nước.

Để kết nối với Sân bay, đồng thời nghiên cứu để mở tuyến đường kết nối trực tiếp TP Lai Châu đến Sân bay, thực hiện song song khi dự án đầu tƣ hạ tầng cảng hàng không được triển khai.

Đồng thời, nghiên cứu đầu tƣ hạ tầng một số vị trí phục vụ dịch vụ taxi bay tại khu du lịch quần thể Hoàng Liên Sơn tại huyện Tam Đường và huyện Tân Uyên.

Auy hoạch phát triển các tuyến đường thuỷ nội địa

Duy trì 02 tuyến đường thủy nội địa trung ương trên sông Đà gồm:

– Tuyến vùng hồ thuỷ điện Sơn La đoạn qua Lai Châu từ ranh giới 2 tỉnh Lai Châu – Sơn La đến đập thuỷ điện Lai Châu dài 90 km (cả tuyến dài 175 km), quy mô duy trì cấp III ĐTNĐ;

– Đường thủy nội địa vùng Hồ thuỷ điện Lai Châu, chiều dài tuyến là 91 km, theo sông Đà, điểm đầu tại chân đập Thủy điện Lai Châu, điểm cuối ở Pắc Ma và nhánh rẽ vào Trung tâm huyện Mường Tè, quy mô duy trì cấp III ĐTNĐ.

– Đầu tư xây dựng khoảng 25 bến cảng trên các vùng lòng hồ Lai Châu, Sơn La, Bản Chát, Huổi Quảng để phục vụ nhu cầu vận tải, dân sinh và du lịch (trong đó có khoảng 07 bến khách).

– Công bố các tuyến luồng lạch do địa phương quản lý trên lòng hồ thủy điện Huổi Quảng, Bản Chát, Sơn La.

– Phát triển và khai thác hiệu quả các cảng, bến thủy nội địa thuộc tuyến đường thủy nội địa Trung ương quản lý trên sông Đà (Tuyến vùng hồ thuỷ điện Sơn La đoạn qua Lai Châu từ ranh giới 2 tỉnh Lai Châu – Sơn La đến đập thuỷ điện Lai Châu và Tuyến đường thủy nội địa vùng Hồ thuỷ điện Lai Châu, điểm đầu tại chân đập Thủy điện Lai Châu và nhánh rẽ vào Trung tâm huyện Mường Tè) nhằm tăng năng lực phục vụ vận tải, luân chuyển hàng hóa, hành khách và phát triển du lịch của tỉnh Lai Châu và các địa phương trên tuyến.

Tầm nhìn giao thông tỉnh Lai Châu đến năm 2050

Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của Lai Châu phát triển hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận chuyển nội tỉnh và liên tỉnh, phục vụ tốt tầm nhìn phát triển tỉnh trở thành tỉnh trọng điểm du lịch của của cả nước, hệ thống đô thị phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại, kết nối thuận tiện giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Sân bay Lai Châu hoàn thành ở mức tối thiểu cấp 3C và vận hành có hiệu quả, kết nối tỉnh với các trọng điểm phát triển và cực tăng trưởng của cả nước.

Hệ thống đường cao tốc nối Lai Châu với các tỉnh lân cận và cửa khẩu Ma Lù Thàng. Cụ thể, tuyến nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai sang TP. Lai Châu – cửa khẩu Ma Lù Thàng mở rộng, nâng cấp theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc, 4 làn xe;

Đầu tư đồng bộ với thời điểm triển khai đầu tư cảng hàng không Lai Châu tuyến đường cao tốc kết nối cảng hàng không với thành phố Lai Châu. Một số tuyến quốc lộ quan trọng như QL.4D, QL.12, QL.32 mở rộng 4 làn xe hoặc đề xuất điều chỉnh quy hoạch quốc gia nâng cấp theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc.

Hoàn thành các tuyến đường liên tỉnh, ra cửa khẩu: Nâng cấp các tuyến kết nối liên vùng, kết nối cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc tăng lên tối thiểu từ 1-2 cấp tùy thuộc vào điều kiện địa hình.

Phát triển đường thuỷ nội địa, tiếp tục duy trì, khai thác các tuyến đường thủy hiện có. Đồng thời nghiên cứu việc đầu tư các âu thuyền nếu nhu cầu cao hoặc đầu tư hệ thống chuyển tải qua các khu vực đập thủy điện để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của các tuyến thủy nội địa. Có các cảng và bến khách đạt tiêu chuẩn và phát triển các tuyến ngắn phục vụ du lịch lòng hồ (kết hợp các dịch vụ du lịch khác).

Cải tạo, nâng cấp cảng hàng không Lai Châu lên cấp 4C.

Tải về: Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Lai Châu đến 2030


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa đến 2035
Bài tiếp theoĐất trồng lúa là gì? thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây