Trang chủ Bản đồ Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố...

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Lai Châu đến 04/2024

1515
0

Bản đồ quy hoạchKế hoạch sử dụng đất Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 26/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Thành phố Lai Châu nằm ở phía đông tỉnh Lai Châu, là thành phố có dân số ít nhất Việt Nam.

Vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp huyện Phong Thổ
  • Phía đông và phía nam giáp huyện Tam Đường
  • Phía tây giáp huyện Sìn Hồ.

Thành phố cách cửa khẩu Ma Lù Thàng (cửa khẩu quốc gia với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) 50 km, cách thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) khoảng 70 km, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 397 km (qua thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa).


Thành phố Lai Châu có 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 phường: Đoàn Kết, Đông Phong, Quyết Thắng, Quyết Tiến, Tân Phong và 2 xã: San Thàng, Sùng Phài.

Quy hoạch giao thông thành phố Lai Châu

Quy hoạch giao thông thành phố Lai Châu nằm trong Quy hoạch giao thông tỉnh Lai Châu đến 2030, tầm nhìn đến 2050 với các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua gồm:

  • Tuyến Quốc lộ 4 D
  • Tuyến ĐT 128

Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có hệ thống giao thông đô thị, liên phường, liên xã được thành phố và tỉnh Lai Châu đầu tư xây dựng những năm gần đây.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất TP. Lai Châu

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Mới đây, ngày 31/8/2021 UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Quyết định số 1152/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất TP Lai Châu thời kỳ 2021-2030 với những nội dụng cụ thể như:

Nội dung và phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 gồm:

  • Diện tích, cơ cấu các loại đất
  • Diện tích chuyển mục đích đất sử dụng
  • Diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích cụ thể

Vị trí, diện tích các khu vực chuyển quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỉnh Lai Châu. (Có hệ thống biểu mẫu kèm theo)


Phương án quy hoạch sử dụng đất TP Lai Châu được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thành phố Lai Châu
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thành phố Lai Châu

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022:

Ngày 26/9/2022 UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 1267/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh về quy mô, địa điểm dự án, công trình trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và cập nhật vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thành phố Lai Châu.

Theo quyết định, Điều chỉnh về quy mô, địa điểm dự án, công trình trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và cập nhật vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thành phố Lai Châu đối với Dự án Khu đô thị thiên đường mắc ca tỉnh Lai
Châu với diện tích 22,91 ha (tăng 3,76 ha so với quy hoạch đã được phê duyệt).

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022, TP. Lai Châu
Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022, TP. Lai Châu

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 2988/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thành phố Lai Châu.

Theo đó, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 của thành phố Lai Châu được quy định theo chỉ tiêu sử dụng đất như sau: tổng diện tích đất nông nghiệp là 6.854,73 ha; đất phi nông nghiệp là 1.449,95 ha; Đất chưa sử dụng: 1.383,31 ha.

Đồng thời, kế hoạch thu hồi đất năm 2023 gồm các chỉ tiêu cụ thể như: tổng diện tích đất nông nghiệp là 116,66 ha; đất phi nông nghiệp là 18,53 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 gồm các chỉ tiêu sau: đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 169,28 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 0 ha; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở là 3,52 ha.

Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2023 của thành phố Lai Châu được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố.

Quy hoạch phát triển đô thị – Công nghiệp thành phố Lai Châu

Về định hướng phát triển đô thị:

Quy hoạch định hướng phát triển đô thị thành phố Lai Châu sẽ hình thành 6 khu vực như sau:

Phân khu 1: Khu trung tâm hành chính, chính trị – là trung tâm hiện hữu, là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Lai Châu, tập trung các công trình trụ sở, nhà ở, thương mại, dịch vụ, công viên, y tế…

Phân khu 2: Khu đô thị nghỉ duỡng, vui chơi giải trí, dự trữ phát triển – là khu vực phát triển dịch vụ, thương mại, cơ sở đào tạo và là khu vực dự trữ phát triển cho thành phố trong tuơng lai.

Phân khu 3: Khu đô thị cửa ngõ, trung tâm thể dục thể thao, tổ chức sự kiện – là khu vực phát triển đô thị mới của thành phố Lai Châu. Trung tâm phát triển là tuyến đường Đặng Văn Ngữ mở rộng. Phát triển đô thị tầng cao trung bình, hiện đại tập trung dọc trục đường chính.

Dự kiến phát triển Sân vận động và Nhà thi đấu đa năng làm động lực phát triển cho khu vực. Các chức năng chính của phân khu 3: Công trình TDTT, Dịch vụ thương mại, Nhà ở,… kết hợp với nghỉ dưỡng sinh thái tại khu vực phía Đông.

Phân khu 4: Khu vực phát triển du lịch, bản làng, hang động – là khu vực phát triển du lịch trọng tâm của Thành phố Lai Châu với các sản phẩm du lịch: Du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, mạo hiểm.

Phân khu 5: Khu vực nghỉ dưỡng, phát triển dược liệu, cây công nghiệp – là khu vực phát triển du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với văn hóa bản làng.

Phân khu 6: Khu vực nông thôn – là khu vực tập trung phát triển nông lâm nghiệp kết hợp cải tạo chỉnh trang các bản làng hiện hữu.

Về định hướng phát triển công nghiệp:

Phát triển công nghiệp thành phố Lai Châu theo hướng hiện đại, theo cả chiều rộng và chiều sâu, để tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp và tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, lợi thế thương mại; sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tài liệu kem theo:


5/5 - (4 bình chọn)
Bài trướcKhu công nghiệp Trà Đa thông tin vị trí quy hoạch thu hút đầu tư
Bài tiếp theoThanh Hoá: Tiếp tục đầu tư phát triển khu du lịch Động Bo Cúng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây