Trang chủ Bất động sản Quy hoạch tại tỉnh Hậu Giang 2021 – 2030

Quy hoạch tại tỉnh Hậu Giang 2021 – 2030

349
0

Thông tin quy hoạch và bản đồ quy hoạch tại tỉnh Hậu Giang 2021 đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 được UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt.

Hậu Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có tỉnh lỵ là thành phố Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh – thành phố Cần Thơ.


I. Quy mô, tính chất lập quy hoạch tại tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của đồng bằng sông Cửu Long. Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông, thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng sông Cửu Long nên có vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng
  • Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang
  • Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu
  • Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long

Tỉnh Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện được chia làm 51 xã, 13 phường và 11 thị trấn.

Một góc tỉnh Hậu Giang
Một góc tỉnh Hậu Giang

II. Thông tin, bản đồ quy hoạch tại tỉnh Hậu Giang

Mục tiêu lập quy hoạch tại tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 – 2030:


  1. Quy hoạch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại trên địa bàn; là căn cứ để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư và kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, văn minh. Phấn đấu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
  2. Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
  3. Loại bỏ các quy hoạch chồng chéo ảnh hưởng đến đầu tư phát triển. Xây dựng kịch bản phát triển, ý tưởng và phương án tổng thể, sắp xếp, bố trí hợp lý không gian nhằm giải quyết các vấn đề xung đột về không gian, định hướng không gian đáp ứng các nhu cầu phát triển trong giai đoạn quy hoạch.
  4. Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang xây dựng các chỉ tiêu chủ yếu theo chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm tính khả thi và tiến độ thực hiện.
Bản đồ quy hoạch tại tỉnh Hậu Giang, quy hoạch sử dụng đất
Bản đồ quy hoạch tại tỉnh Hậu Giang, quy hoạch sử dụng đất

Nội dung Quy hoạch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 – 2030:

Nội dung Quy hoạch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017 và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của địa phương.


b) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn.

c) Đánh giá về việc thực hiện Quy hoạch thời kỳ trước.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang

d) Xây dựng quan điểm, xác định mục tiêu và lựa chọn các phương án phát triển, phương án quy hoạch, phương hướng phát triển các ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh:


  • Xây dựng quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh.
  • Xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh.
  • Xây dựng và lựa chọn các phương án:
  • Phương án tổ chức hoạt động kinh tế – xã hội;
  • Phương án quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị, nông thôn, các khu vực và khu chức năng; phương án tổ chức lãnh thổ và phân bố dân cư (thực hiện theo đúng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017);
  • Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (thực hiện theo đúng quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017);
  • Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
  • Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện;
  • Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng hóa sinh học trên địa bàn tỉnh;
  • Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh;
  • Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
  • Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh;
  • Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện;
  • Giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch.

đ) Các nội dung đề xuất nghiên cứu:

Các nội dung đề xuất nghiên cứu đưa vào Quy hoạch tỉnh phải bảo đảm cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn, nhu cầu phát triển, yêu cầu quản lý Nhà nước tại địa phương và quy định của pháp luật; tập trung vào nghiên cứu cơ sở hình thành, phương hướng phát triển các vùng, địa phương, ngành, lĩnh vực để phát huy tiềm năng, lợi thế của Tỉnh.


Rate this post
Bài trướcGiá xe ô tô sẽ giảm khi thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt
Bài tiếp theoĐịnh hướng quy hoạch tại TP Vinh đến 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây