Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch phát triển đô thị Hà Giang đến 2035, tỉnh Hà...

Quy hoạch phát triển đô thị Hà Giang đến 2035, tỉnh Hà Giang

156
0

Quy hoạch phát triển đô thị Hà Giang, tỉnh Hà Giang đến 2035 được phân chia thành 09 phân khu, trong đó có 04 phân khu Phát triển đô thị và 05 phân khu Vành đai sinh thái, có 3 khu đô thị cửa ngõ, có tổng diện tích khoảng 4.171 ha. 

Quy hoạch đô thị Hà Giang được thực hiện theo Quyết định số 1578/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 13/10/2020 về vệc Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Hà Giang, tỉnh Hà Giang đến 2035.


Phạm vi, ranh giới quy hoạch phát triển đô thị Hà Giang

Theo quyết định, khu vực định hướng phát triển đô thị Hà Giang có tổng diện tích khoảng 4.171 ha. Dân số hiện hữu (năm 2018) khoảng 58.700 người. Dân số đến năm 2035 khoảng 109.000 người. Là khu vực tập trung phát triển các chức năng đô thị. Khu vực được giới hạn bên trong Đường vành đai đô thị với 4 cạnh như sau:

  • Phía Tây Nam giới hạn bởi Đường Hữu Nghị – QL.2. So với QHC 2008, bỏ đề xuất xây dựng đường tránh nối đến cửa khẩu Thanh Thủy do địa hình dốc và để bảo tồn các làng bản chân dãy núi phía Tây thành phố;
  • Phía Đông giới hạn bởi đường vành đai chân núi Mỏ Neo và suối Bản Tùy;
  • Phía Bắc giới hạn bởi đường vành đai chân dãy núi Răng Cưa;
  • Phía Đông Bắc giới hạn bởi đường nối Trung tâm Logistics xã Phương Độ với cạnh Nam bãi đáp quân sự. Bên trong các đường vành đai này, phát triển đô thị tập trung. Bên ngoài các đường vành đai này, hạn chế phát triển đô thị để bảo tồn cảnh quan sinh thái và văn hóa làng bản truyền thống.
Khu vực phát triển đô thị Hà Giang đến 2035
Khu vực phát triển đô thị Hà Giang đến 2035

Khu vực Phát triển đô thị

Theo Quyết định số 1578 của Thủ tướng Chính phủ, khu vực phát triển đô thị có diện tích khoảng 4.171ha, được phân chia thành 04 khu vực phát triển và 3 khu đô thị cửa ngõ, cụ thể như sau:

Cụ thể 04 phân khu:

  • Phân khu 1: Khu đô thị Trần Phú – Minh Khai. Quy mô diện tích khoảng 964 ha, dân số (đến năm 2035) khoảng 25.000 người. Cơ bản kế thừa thiết chế hành chính của 02 phường Trần Phú và Minh Khai. Gồm Khu đô thị trung tâm hiện hữu phường Trần Phú – Minh Khai (phía Đông sông Lô) và Khu đô thị mở rộng về phía Nam đến cửa ngõ phía Nam mới của Đô thị Hà Giang.
Sơ đồ cấu trúc phân khu 1
Sơ đồ cấu trúc phân khu 1
  • Phân khu 2: Khu đô thị Nguyễn Trãi. Quy mô diện tích khoảng 1930 ha, dân số (đến năm 2035) khoảng 37.000 người; gồm Khu đô thị trung tâm hiện hữu phường Nguyễn Trãi (phía Tây sông Lô) và khu đô thị mở rộng về phía Tây đến QL.2 – Đường Hữu Nghị.
Sơ đồ cấu trúc phân khu 2
Sơ đồ cấu trúc phân khu 2
  • Phân khu 3: Khu đô thị Quang Trung. Quy mô diện tích khoảng 1216 ha, dân số (đến năm 2035) khoảng 24.000 người; gồm Khu đô thị hiện hữu phường Quang Trung và Khu đô thị mở rộng về phía Bắc thuộc xã Phong Quang.
Sơ đồ cấu trúc phân khu 3
Sơ đồ cấu trúc phân khu 3
  • Phân khu 4: Khu đô thị Ngọc Hà. Quy mô diện tích khoảng 962 ha, dân số (đến năm 2035) khoảng 23.000 người; gồm Khu trung tâm đô thị dịch vụ – du lịch phường Ngọc Hà – Quang Trung (phía Nam sông Miện), và Khu đô thị mở rộng về phía Nam thuộc xã Ngọc Đường.
Sơ đồ cấu trúc phân khu 4
Sơ đồ cấu trúc phân khu 4

Khu vực vành đai sinh thái

Khu vực Vành đai sinh thái có tổng diện tích khoảng 13.755 ha. Dân số hiện hữu (năm 2018) khoảng 9.900 người. Dân số đến năm 2035 khoảng 16.000 người. Là khu vực tập trung phát triển các chức năng sinh thái. Khu vực được giới hạn bên ngoài Đường vành đai đô thị:


Cụ thể gồm 05 phân khu vành đai sinh thái:

  • Phân khu 5: Khu ven đô Ngọc Đường. Quy mô diện tích khoảng 2.702 ha, dân số (đến năm 2035) khoảng 3.500 người. Cơ bản kế thừa thiết chế hành chính của xã Ngọc Đường. Phát triển dựa trên lợi thế không gian cảnh quan tự nhiên đẹp, không gian nông nghiệp phù hợp đẩy mạnh các loại hình dịch vụ sinh thái tại thung lũng suối Nậm Tùy, bảo tồn – phát huy giá trị không gian định cư truyền thống các thôn Nậm Tài, Bản Tùy, Nà Bàu, Tà Vải.
Sơ đồ Phân khu vanh đai sinh thái
Sơ đồ cấu trúc phân khu 5
  • Phân khu 6: Khu ven đô Đạo Đức – Kim Thạch – Phú Linh. Quy mô diện tích khoảng 978 ha, dân số (đến năm 2035) khoảng 2.000 người. Có lợi thế rõ rệt vì nằm kề các hành lang giao thông cửa ngõ phía Nam đô thị. Tuy nhiên được kiềm chế phát triển ở dạng sinh thái ngoại ô để hạn chế dàn trải đô thị.
Sơ đồ cấu trúc phân khu 6
Sơ đồ cấu trúc phân khu 6
  • Phân khu 7: Khu ven đô Phương Thiện. Quy mô diện tích khoảng 3.165 ha, dân số (đến năm 2035) khoảng 3.500 người. Cơ bản kế thừa ranh giới hành chính của xã Phương Thiện. Phát triển dựa trên lợi thế không gian cảnh quan tự nhiên đẹp, nông nghiệp thung lũng sườn núi phía Tây thành phố và không gian định cư truyền thống các thôn Mè Thượng, Lâm Đồng, Cao Bành, Châng.
Sơ đồ cấu trúc phân khu số 7
Sơ đồ cấu trúc phân khu số 7
  • Phân khu 8: Khu ven đô Phương Độ. Quy mô diện tích khoảng 3.902 ha, dân số (đến năm 2035) khoảng 3.500 người. Cơ bản kế thừa ranh giới hành chính của xã Phương Độ. Phát triển dựa trên lợi thế không gian cảnh quan tự nhiên, không gian nông nghiệp phù hợp đẩy mạnh các loại hình dịch vụ sinh thái tại thung lũng sườn núi phía Tây thành phố, , bảo tồn – phát huy giá trị không gian định cư truyền thống các thôn Tân Thành, Hạ Thành, Lùng Vài, Khuổi My, Nà Thác, Bản Lúp.
Sơ đồ cấu trúc phân khu 8
Sơ đồ cấu trúc phân khu 8
  • Phân khu 9: Khu ven đô Phong Quang. Quy mô diện tích khoảng 3.009 ha, dân số (đến năm 2035) khoảng 3.500 người. Cơ bản kế thừa thiết chế hành chính xã Phong Quang. Phát triển dựa trên lợi thế không gian cảnh quan tự nhiên đẹp, đồng bằng phẳng rộng phù hợp đẩy mạnh các loại hình trang trại nông nghiệp công nghệ cao tại thung lũng dãy núi Răng Cưa.
Sơ đồ cấu trúc phân khu số 9
Sơ đồ cấu trúc phân khu số 9

Khu vực Phát triển đô thị có 3 cửa ngõ:

Khu vực cửa ngõ phía Nam:

  • Quy mô khoảng 47 ha.
  • Vị trí: tại điểm đón Tuyến nối cao tốc tương lai đến thành phố Hà Giang.
  • Chức năng: thương mại dịch vụ du lịch tại cửa ngõ đô thị gắn với bến xe phía Nam mới
Sơ đồ khu vực phát triển đô thị của ngõ phía Nam
Sơ đồ khu vực phát triển đô thị của ngõ phía Nam

Khu vực cửa ngõ phía Đông Bắc:


  • Quy mô khoảng 37 ha.
  • Vị trí: tại giao điểm của QL.4C đi cao nguyên đá Đồng Văn, QL.34 đi Cao Bằng và đường đi xã Tùng Bá.
  • Chức năng: công viên cảnh quan và dịch vụ du lịch gắn với bến xe phía Đông Bắc mới của thành phố.
Sơ đồ khu vực phát triển đô thị của ngõ phía Đông Bắc
Sơ đồ khu vực phát triển đô thị của ngõ phía Đông Bắc

Khu vực cửa ngõ phía Tây Bắc:

  • Quy mô khoảng 63 ha.
  • Vị trí: tại cuối Đường Hữu Nghị, hướng tới Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.
  • Chức năng: trung tâm logistics hỗ trợ phát triển Khu kinh tế của khẩu Thanh Thủy, một trong các đầu mối tuyến du lịch làng bản văn hóa dân tộc trên sườn dãy núi phía Tây thành phố Hà Giang.
Sơ đồ phát triển đô thị phía Tây Bắc
Sơ đồ phát triển đô thị phía Tây Bắc

Các khu vực phát triển đô thị và khu vực vanh đai Hà Giang đến 2035, được phát triển dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Kế thừa địa giới và thiết chế hành chính hiện hữu;
  • Có đặc điểm địa lý tự nhiên riêng, xác định bởi các rào cản địa lý rõ ràng;
  • Có cấu trúc trọn vẹn của một khu ven đô. Có động lực phát triển tự thân, có lợi thế so sánh đối với các phân khu ven đô khác;
  • Tương đồng về quy mô diện tích hoặc dân số.

Tham khảo thêm: Bản đồ quy hoạch Hà Giang



5/5 - (5 bình chọn)
Bài trướcDàn lãnh đạo Công ty Xây dựng Tây Hồ bị Công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố, bắt tạm giam
Bài tiếp theoPhê duyệt 1/500 Khu đô thị Quán Hàu, Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây