Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch chung thị trấn Đoan Hùng đến 2030

Quy hoạch chung thị trấn Đoan Hùng đến 2030

204
0

Thị trấn Đoan Hùng nằm trong vùng Trung du, có vai trò kết nối với các địa phương khác trong tỉnh như huyện Hạ Hòa, huyện Thanh Ba, huyện Phù Ninh và xa hơn là thành phố Việt Trì, huyện Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ.

Bên cạnh đó, thị trấn Đoan Hùng còn có vai trò kết nối với các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang theo tuyến Quốc lộ 2, tỉnh Yên Bái theo đường 70. Có vị trí trung chuyển đến các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình.


Đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đoan Hùng được lập với quy mô, phạm vi và ranh giới nghiên cứu trên cơ sở ranh giới hành chính hiện trạng của thị trấn Đoan Hùng, có diện tích khoảng 512,1 ha, có vị trí địa lý như sau:

  • Phía Bắc: Giáp sông Chảy, xã Vân Du và xã Chí Đám;
  • Phía Nam: Giáp xã Sóc Đăng;
  • Phía Đông: Giáp sông Lô, xã Hợp Nhất;
  • Phía Tây: Giáp xã Ngọc Quan và xã Phú Lâm.
Phối cảnh tổng thể của Thị trấn Đoan Hùng
Phối cảnh tổng thể của Thị trấn Đoan Hùng

Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đoan Hùng với mục tiêu:

  • Quy hoạch đồng bộ, gắn kết giữa các khu vực trên địa bàn thị trấn Đoan Hùng với các khu vực lân cận, đảm bảo tính thống nhất và động lực phát triển cho thị trấn cũng như các vùng phụ cận.
  • Làm cơ sở phát triển các cơ sở kinh tế – xã hội của thị trấn Đoan Hùng và huyện Đoan Hùng, phù hợp với định hướng phát triển đô thị của tỉnh Phú Thọ.
  • Quy hoạch xây dựng thị trấn Đoan Hùng mới gắn với việc cải tạo nâng cấp các khu vực hiện có, khớp nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc nâng cao điều kiện môi trường sống, cảnh quan chung. Khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội, lịch sử truyền thống và nguồn lực con người cho việc phát triển kinh tế – xã hội nói chung và hoạt động xây dựng đô thị nói riêng; gắn kết sự phát triển của thị trấn Đoan Hùng với việc phát triển kinh tế – xã hội chung của toàn huyện Đoan Hùng.
  • Đề xuất danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện; Kiểm soát phát triển và quản lý đô thị.
  • Làm cơ sở để triển khai quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong đô thị; Là căn cứ pháp lý để quản lý và triển khai xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

Cơ cấu và định hướng phát triển không gian


– Hình thành đô thị liên kết đa dạng thích hợp với vị trí, địa hình tự nhiên của thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng bằng đô thị vệ tinh và mạng lưới liên kết:

  • Tập trung phát triển đô thị tại khu vực có điều kiện thích hợp đồng thời tạo mối liên kết các cụm đô thị với nhau.
  • Các cụm đô thị sẽ là động lực phát huy các tài nguyên tiềm năng trong khu quy hoạch, các mối liên kết được tăng cường sẽ thúc đẩy giao lưu về nhân lực, hàng hóa, thông tin, đẩy mạnh phát triển trên toàn đô thị.

– Xây dựng đô thị ven sông Lô và sông Chảy:

  • Sông Lô là con sông lớn chạy dọc từ Bắc xuống, đi qua thành phố Hà Giang, Tuyên Quang và chạy qua Thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng về Thành phố Việt Trì.
  • Sông Lô cũng mang lại nhiều tài nguyên cho quá trình phát triển các đô thị bên sông.
  • Bên cạnh đó sông Chảy đi từ Trung Quốc qua Hoàng Su Phì đổ về Thác Bà và chạy qua Thị trấn Đoan Hùng để đổ ra sông Lô.
  • Sông Chảy cũng mang lại nhiều tài nguyên cho con người và thiên nhiên.

– Xây dựng đô thị bền vững, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp: Khi phát triển đô thị, lưu lượng dòng chảy sẽ càng cao, gia tăng nguy cơ thiên tai, vì vậy cần có giải pháp ứng phó.


Định hướng các khu vực chức năng đô thị bao gồm:

  • Khu trung tâm hành chính, công cộng
  • Khu trung tâm thương mại, dịch vụ, hỗn hợp
  • Khu công viên cây xanh, quảng trường
  • Khu trung tâm văn hóa thể thao
  • Khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật
  • Khu dân cư hiện trạng (đất làng xóm)
  • Đất đơn vị ở

Thiết kế đô thị dựa trên nguyên tắc bảo tồn cảnh quan, kiến trúc hài hòa với thiên nhiên, đề cao yếu tố truyền thống và sự kết hợp linh hoạt giữa yếu tố truyền thống và hiện đại với mục tiêu:

  • Kiến tạo, nâng cao hình ảnh và bản sắc của khu vực thị trấn thông qua công tác xây dựng, bảo tồn các giá trị hình ảnh đô thị – nông thôn, các giá trị văn hóa, và môi trường.
  • Đề xuất các giải pháp thiết kế đô thị mang tính tổng quát nhằm định hướng cho các bước triển khai quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị chi tiết và kiểm soát thực hiện quy hoạch chung.
  • Tạo dựng hình ảnh và bản sắc rõ nét của khu vực thị trấn: Thiết lập các trục, tuyến, điểm cảnh quan tạo nên diện mạo đặc trưng của khu vực theo hướng văn minh, hiện đại, trên cơ sở liên kết hài hòa với các không gian mở, không gian công cộng trong đô thị. Tạo lập cấu trúc không gian đô thị mới gắn kết hài hóa với các khu vực hiện hữu.
  • Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống: Bảo tồn các không gian kiến trúc cảnh quan có giá trị về văn hóa, lịch sử và các đặc trưng riêng của khu vực



Rate this post
Bài trướcDanh sách Khu, Cụm công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc đang hoạt động và thành lập mới
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Tam Nông (Phú Thọ) đến 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây