Trang chủ Giao thông Quảng Bình đầu tư hơn 418 tỷ đồng xây dựng Quốc lộ...

Quảng Bình đầu tư hơn 418 tỷ đồng xây dựng Quốc lộ 12A đoạn tránh thị xã Ba Đồn

176
0

Dự án xây dựng Quốc lộ 12A đoạn tránh thị xã Ba Đồn có chiều dài khoảng 5,76km. Tổng mức đầu tư khoảng 418 tỷ đồng.

Ngày 30/3/2022, Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 408/QĐ-BGTVT phê duyệt Dự án thành phần 1: Đầu tư xây dựng Quốc lộ 12A đoạn tránh thị xã Ba Đồn thuộc Dự án Xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A đoạn tránh Ba Đồn và đoạn tránh nhà máy xi măng Sông Gianh. Dự án do Sở Giao thông vận tải Quảng Bình làm chủ đầu tư.


Quốc lộ 12A đoạn qua Quảng Bình
Quốc lộ 12A đoạn qua Quảng Bình

Mục tiêu của Dự án là tăng cường kết nối, nâng cao năng lực khai thác của tuyến vận tải từ Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo đi các cảng biển Hòn La, Vũng Áng; đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông trên tuyến qua khu vực thị xã Ba Đồn; phát huy hiệu quả đầu tư các đoạn tuyến đã được đầu tư trước đây; tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và khu vực.

Dự án sẽ đầu tư xây dựng công trình đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80 km/h, riêng đoạn tuyến từ vị trí kết nối Quốc lộ 1A đến hết phạm vi cầu vượt Quốc lộ 1A thiết kế tốc độ từ 40 -:- 60 km/h. Công trình cầu được thiết kế vĩnh cửu với bề rộng toàn cầu là 12 m.

Điểm đầu của Dự án là giao Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch. Điểm cuối giao Quốc lộ 12A thuộc địa phận thị xã Ba Đồn. Chiều dài xây dựng khoảng 5,76 km.


Tổng mức đầu tư của Dự án là 418.880 triệu đồng. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Dự kiến bố trí vốn năm 2022 khoảng 70 tỷ đồng; năm 2023 khoảng 262 tỷ đồng và năm 2024 khoảng 86,88 tỷ đồng.

Sở Giao thông vận tải Quảng Bình được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương lập, tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công theo quy định; lập kế hoạch, tiến độ tổng thể, chi tiết để triển khai Dự án, tuân thủ quy định, phù hợp với kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền chấp thuận; phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng và các đơn vị có liên quan để kiểm tra, rà soát, đảm bảo khối lượng giải phóng mặt bằng phù hợp với hồ sơ thiết kế được phê duyệt, đảm bảo chặt chẽ về thủ tục, tuân thủ quy định.

Theo: Cổng thông tin điện tử Quảng Bình



Rate this post
Bài trướcThành phố Bến Cát sẽ trở thành Đô thị trung tâm của Bình Dương
Bài tiếp theoQuảng Trị phê duyệt giá đất bồi thường dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 9 đoạn cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây