Trang chủ Tổng hợp GDĐP Là Gì? Những Kiến Thức Có Trong Môn Học Giáo Dục...

GDĐP Là Gì? Những Kiến Thức Có Trong Môn Học Giáo Dục Địa Phương

48
0

GDĐP là viết tắt của cụm từ Giáo dục địa phương. Đây là môn học trong chương trình của học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12. Nhằm cung cấp cho các bạn học sinh những kiến thức hữu ích về nơi sinh sống, bồi dưỡng tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để xây dựng quê hương..

Giáo dục địa phương (GDĐP) là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, tài liệu GDĐP được xem như sách giáo khoa. Chương trình được thực hiện ở các cấp học ở các môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mĩ Thuật, Công nghệ…


tài liệu môn học Giáo dục địa phương (GDĐP)
tài liệu môn học Giáo dục địa phương (GDĐP)

GDĐP ở cấp Tiểu học

Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm. Thông qua các hoạt động tại trường học hay các mô hình dã ngoại tại địa phương hoặc đến địa phương khác. Do nhà trường tổ chức thực hiện.

Nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học còn được tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, từ thiện vì cộng đồng tại địa phương; các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh… góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học.

Học sinh học môn GDĐP
Học sinh học môn GDĐP

Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống địa phương), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học đặc biệt là công nghệ thông tin.


GDĐP ở cấp THCS và THPT

Ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, nội dung Giáo dục địa phương (GDĐP) có thời lượng 35 tiết/năm học. Từ khung thời lượng, các địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sẽ căn cứ nhu cầu thực tế để lựa chọn và xây dựng nội dung giáo dục phù hợp.

Đối với cấp trung học, nội dung giáo dục địa phương (GDĐP) được biên soạn thành bộ tài liệu giáo dục địa phương của một tỉnh có vị trí như sách giáo khoa với nội dung về giáo dục địa phương thuộc 7 lĩnh vực: Văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp. Tài liệu giáo dục địa phương được biên soạn theo từng bài học, chủ đề hoặc theo nhóm chủ đề.

Đặc điểm và phương pháp giảng dạy GDĐP

Nhiều giáo viên cùng dạy:


Giáo dục địa phương (GDĐP) là môn học liên quan đến kiến thức của nhiều lĩnh vực. Do đó, các cơ sở giáo dục sẽ bố trí nhiều giáo viên cùng tham gia trong quá trình giảng dạy cho học sinh. Ví dụ, chủ đề về văn học sẽ do giáo viên Ngữ văn dạy, chủ đề âm nhạc sẽ do giáo viên môn Âm nhạc dạy…

Học sinh học môn giáo dục địa phương
Học sinh học môn giáo dục địa phương

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong GDĐP

Dù có không ít khó khăn, bất cập khi triển khai nội dung GDĐP trong chương trình giáo dục phổ thông mới, tuy nhiên, theo nhận xét của đa số giáo viên, nội dung GDĐP có thể trở thành “mảnh đất màu mỡ” để giáo viên tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm hoặc xây dựng chủ đề dạy học theo hướng tích hợp, liên môn. Điều này sẽ khiến cho nội dung GDĐP trở nền gần gũi, hấp dẫn với học sinh.


Một mục tiêu quan trọng của chương trình Giáo dục địa phương (GDĐP) là hình thành, nuôi dưỡng tình yêu, niềm tự hào gắn bó với quê hương.  Qua đây, học sinh sẽ được nhận thức về trách nhiệm của bản thân, trang bị khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra của địa phương.


Rate this post
Bài trướcU23 Việt Nam vs Singapone – Soi Kèo – Tỷ Lệ Cược – Đội Hình Ra Sân 12/9
Bài tiếp theoVì Sao 4 Cán Bộ Chi cục Hải quan Chơn Thành – Bình Phước Bị Bắt?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây