Từ tháng 7/2021, hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia sẽ vận hành thống nhất minh bạch giá đất từ Trung ương đến địa phương…
Việc này không chỉ giúp giảm các thủ tục hành chính, bộ máy mà còn đem lại sự minh bạch thông tin đất đai.
Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính
Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa tổ chức hội nghị tổng kết Dự án “Tăng cường năng lực định giá đất và hệ thống thông tin giá đất dựa trên VietLIS”. Đây là dự án nhằm khắc phục những hạn chế trong tổ chức xây dựng, quản lý, cập nhật thông tin dữ liệu giá đất tại các địa phương.Từ tháng 6/2017 – 12/ 2019, dự án được triển khai tại 4 địa phương gồm Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Cần Thơ, Đà Nẵng.
Theo Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Theo Tổng cục này, đến nay dự án đã xây dựng mô hình định giá đất và quy trình định giá đất hàng loạt phù hợp với Việt Nam. Cán bộ tại Trung ương và địa phương được tăng cường năng lực về định giá đất. Với định hướng phát triển nền kinh tế nhanh nhưng bền vững, Việt Nam xác định nhiệm vụ cần tập trung trước nhất là xây dựng và phát triển đồng bộ các thị trường. Trong đó, thị trường đất đai và bất động sản đóng vai trò rất quan trọng.
Để thực hiện được định hướng, quản lý đất đai cần phải dựa trên nền tảng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu. Thông tin giá đất công khai, minh bạch và đáng tin cậy. Đi kèm với đó là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai để thuận tiện cho người dân. Đây cũng là mục tiêu mà Bộ TN&MT trường nỗ lực hướng tới nhằm xây dựng một hệ thống quản lý tài nguyên đất đai hiện đại. Qua đó, để có thể chia sẻ thông tin dữ liệu giữa các cấp, các ngành và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân
hiện dữ liệu về giá đất chưa được các địa phương tổ chức xây dựng, quản lý, cập nhật tương xứng với giá trị và tầm quan trọng của nó. Cụ thể, dữ liệu giá đất chưa được cập nhật để phục vụ các mục đích sử dụng, tạo nguồn thông tin tin cậy cho hoạt động quản lý. Nó cũng chưa đáp ứng nhu cầu của tổ chức, người dân khi cần thông tin. Đáng chú ý, hiện nay công tác quản lý các kết quả, sản phẩm điều tra khảo sát, nghiên cứu về giá đất còn hạn chế. Chính vì vậy,việc khai thác sử dụng các tư liệu này rất khó khăn…
Để khắc phục những nhược điểm trên, từ tháng 7/2021 đưa hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai Quốc gia vào quản lý vận hành thống nhất từ Trung ương đến địa phương…
Cần nhân rộng mô hình
Đánh giá về kết quả dự án, Giám đốc Trung tâm thông tin dữ liệu (Tổng cục Quản lý đất đai) Võ Anh Tuấn cho biết, mô hình định giá đất và quy trình định giá đất hàng loạt phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Theo ông Tuấn, hệ thống này với nền tảng công nghệ tiên tiến, bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Mô hình định giá đất hàng loạt sẽ được áp dụng cho Việt Nam trong thời gian tới. Qua đó, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Ông Tuấn dẫn chứng:
Dữ liệu giá đất và các thông tin có liên quan đã được nhập vào hệ thống tại các địa bàn thử nghiệm được lựa chọn tại Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Đà Nẵng và Cần Thơ. Đơn cử, tại quận Ô Môn của TP Cần Thơ, đến nay cơ sở dữ liệu địa chính của quận đã được chuẩn hóa. Tương tự tại một số phường của huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc), cơ sở dữ liệu địa chính cũng được lựa chọn.
Ông Tuấn nhấn mạnh, dự án đã hoàn thành và đáp ứng kết quả đầu ra mong đợi, mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành và các địa phương trực tiếp tham gia. Dự án cũng từng bước nâng cao năng lực công tác định giá đất của các cơ quan quản lý về giá đất. Từ đó, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời, góp phần công khai, minh bạch thị trường bất động sản, phát huy nguồn lực từ đất đai và đáp ứng nhu cầu của người dân.
Theo Ủy ban Thẩm định giá Hàn Quốc
Phân tích chiến lược phát triển và lộ trình triển khai hệ thống định giá đất tại Việt Nam, đại diện Ủy ban Thẩm định giá Hàn Quốc cho biết, Việt Nam cần phân tích các chính sách giá đất công khai của các nước ở tầm vĩ mô và vi mô. Từ đó, đưa ra phương hướng có tính thực tiễn cho chính sách giá đất ở Việt Nam.
Đại diện Ủy ban Thẩm định giá Hàn Quốc cũng cho rằng, nên mở rộng thêm nội dung về giá đất trong Luật Đất đai hiện hành hoặc cần ban hành Bộ luật riêng về định giá và công khai giá đất. Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực chuyên môn nguồn nhân lực định giá cũng như nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin về giá đất trên toàn quốc.
Tổng hợp Vuongphat.com.vn
Theo https://giaoducthoidai.vn/