Trang chủ Doanh nghiệp CEO IPPG Lê Hồng Thủy Tiên nói về tiềm năng của vận...

CEO IPPG Lê Hồng Thủy Tiên nói về tiềm năng của vận tải hàng không IPP Air Cargo

153
0

Doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên sinh năm 1970 tại Hà Nội, hiện là CEO IPPG thành lập thành lập hãng hàng không chở hàng IPP Air Cargo và sứ mệnh của IPPG trong việc đưa tinh hoa của Việt Nam ra thế giới.

Lê Hồng Thủy Tiên là một nữ doanh nhân người Việt Nam, là vợ của doanh nhân “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn và là chủ nhân của tập đoàn kinh doanh hàng hiệu xa xỉ hàng đầu Việt Nam – Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP). Lê Hồng Thủy Tiên được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những doanh nhân nữ đáng chú ý nhất của thế hệ doanh nhân trẻ tại Việt Nam.


Doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên
Doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên

Xuất thân và quá trình phát triển

CEO Lê Hồng Thủy Tiên xuất thân là môt diễn viên điện ảnh, bà được công chúng Việt Nam biết đến qua vai nữ chính trong bộ phim “Vị đắng tình yêu” cùng diễn viên nam chính là Lê Công Tuấn Anh. Sau “Vị đắng tình yêu” Lê Hồng Thủy Tiên còn được mời tham gia một số bộ phim khác như: Chân dung màu đỏ, Cô gái điên, Tôi và em… Sở hữu một gương mặt thanh tú, với đường nét sắc sảo, Lê Hồng Thủy Tiên đã chiếm được cảm tình của nhiều khán giả Việt Nam. Tuy nhiên, khi sự nghiệp đang tỏa sáng Lê Hồng Thủy Tiên lại quyết định rút lui khỏi màn ảnh để tập trung vào công việc tiếp viên hàng không.

Khi làm công việc tiếp viên hàng không đã giúp bà tìm được người đàn ông của đời mình, đó chính là doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn. Sau khi kết hôn với Johnathan Hạnh Nguyễn, Lê Hồng Thủy Tiên đã nghỉ việc tiếp viên hàng không để chuyên tâm cho việc kinh doanh của gia đình.

Bà trở thành Tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương, hiện quản lý 2 công ty tư nhân khác nhau, chủ yếu phân phối thương hiệu cao cấp như Ferragamo, Roex và Bulgari, Ralph Lauren … và đầu tư vào các trung tâm thương mại. Nữ doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên cho biết, bà đang đặt mục tiêu doanh thu hàng năm là 1 tỷ đô la Mỹ. Bà cũng cho biết thêm về doanh thu hàng năm của công ty bà hiện tại là 10.000 tỷ đồng, tương đương với 500 triệu đô la Mỹ.


Lê Hồng Thủy Tiên là người tiên phong trong ngành kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam. Bắt đầu với Siêu thị Miền Đông hơn 10.000 m² và 24.000 mặt hàng vào năm 1995. Dưới sự quản lý của bà, tập đoàn IPPG đã chính thức nhập khẩu và phân phối nhiều nhãn hàng có thương hiệu đến từ Mỹ và châu Âu với kim ngạch nhập khẩu trên hàng trăm triệu USD mỗi năm. Đến nay, tập đoàn IPPG đã trở thành một trong vài nhà phân phối độc quyền hàng đầu ở Việt Nam với hơn 100 thương hiệu đẳng cấp quốc tế. Bà Thủy Tiên thường tự mình đi gặp trực tiếp các nhãn hàng quốc tế và thương thảo các hợp đồng kinh doanh, bà cũng là người quyết định việc nhập những loại hàng nào về Việt Nam trong lĩnh vực thời trang xa xỉ.

Bà Lê Hồng Thủy Tiên đã tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển, sáng tạo và cống hiến của nhân viên, giúp những ý tưởng của bà không những thành công ở Việt Nam mà còn tại châu Á. Một vài dự án nổi bật của IPPG có thể kể đến như:

  • Trung tâm mua sắm Rex Arcade và Tràng Tiền Plaza, đánh dấu vị thế của tập đoàn trong ngành kinh doanh thời trang và xuất nhập khẩu.
  • Tập đoàn IPPG còn là đối tác chiến lược với tất cả các sân bay ở Việt Nam, quản lý và cung cấp dịch vụ phi hàng không và kinh doanh sản phẩm miễn thuế.
  • Cổ đông chiến lược của Công ty CRTC đầu tư 180 triệu USD vào Sân bay Quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), có thể đón từ 6 – 8 triệu lượt khách hàng năm và dự kiến sẽ khai trương từ giữa năm 2018.

Nữ doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên kết hôn với doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn, vợ chồng bà đã có hai người con, một người con gái sinh năm 1996 và người con trai William Hiếu Nguyễn sinh năm 1999. Hiện nay, Vợ chồng bà đang sống tại một căn biệt thự dát vàng tại ven sông Sài Gòn. Được biết, doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn thuộc vào top những gia tộc giàu có nhất Việt Nam.


Khát vọng đưa tinh hoa Việt Nam ra thế giới

Xuất hiện tại một sự kiện dành cho doanh nhân mới đây, bà Lê Hồng Thủy Tiên – Tổng Giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã có chia sẻ rõ hơn về quyết định thành lập hãng hàng không chở hàng IPP Air Cargo và sứ mệnh của IPPG trong việc đưa tinh hoa của Việt Nam ra thế giới.

Phu nhân của “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết “trong cái khó ló cái khôn”, quyết định thành lập hãng hàng không chở hàng xuất phát từ thời điểm IPPG đứt gãy chuỗi cung ứng trong đại dịch Covid-19.

Những mặt hàng thời trang cũng như mặt hàng phục vụ khách du lịch trong toàn hệ thống sân bay, các cửa hàng nội địa bị tăng giá rất cao về chi phí vận chuyển”, bà Tiên cho biết tại Talkshow Khát vọng kiến tạo và phát triển thương hiệu xanh Việt Nam”.


CEO IPPG dẫn thống kê của Cục Hàng không cho biết, thời điểm trước dịch, cước vận chuyển hàng không chỉ ở mức 1 – 1,8 USD/kg (từ các nước Châu Á đi Mỹ), khi dịch xảy ra có khi tăng lên 17 – 18 USD/kg, hiện mức cước đã giảm về mức 8 – 9 USD/kg.

Điều này làm cho các doanh nghiệp vô cùng đau đầu. Chúng tôi đã phải trả những cước hàng hóa như vậy, thậm chí giá cao mà còn không có slot bay, vì rõ ràng Việt Nam chưa có một hãng hàng không chuyên về vận chuyển hàng hóa. Chủ tịch IPPG Johnathan Hạnh Nguyễn là một trong những người đã làm lâu năm trong ngành hàng không. Chúng tôi bàn bạc và quyết định xin giấy phép vận chuyển hàng không để hỗ trợ các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa”, bà Lê Hồng Thủy Tiên chia sẻ.

Bà Lê Hồng Thủy Tiên (ngoài cùng bên phải) và ông Trương Gia Bình (giữa) tại sự kiện.
Bà Lê Hồng Thủy Tiên (ngoài cùng bên phải) và ông Trương Gia Bình (giữa) tại sự kiện.

Sau khi làm việc với nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI), bà Lê Hồng Thủy Tiên cho biết cũng họ cũng gặp bài toán rất nan giải liên quan đến vận chuyển hàng hóa.

“Rõ ràng Việt Nam kêu gọi nhà đầu tư FDI vào, nhưng chúng ta không có một đội bay chuyên nghiệp vận chuyển hàng. Và hiện các doanh nghiệp FDI, ví như LG ở Hải Phòng, khi kéo hàng lên Hà Nội thì chi phí rất cao. Nếu có hãng hàng không bay thẳng từ Hải Phòng đi các nước, tính sơ bộ 1 tháng có thể tiết kiệm được cho họ 500.000 USD. Đó là một tính toán rất nhỏ”.

“Chúng tôi đang chờ tín hiệu cuối cùng từ Chính phủ. Chúng tôi hy vọng hãng hàng không IPP Air Cargo sẽ giải được rất nhiều bài toán cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Mơ ước của chúng tôi là gì? Đó là đưa trái cây, nông sản sạch của Việt Nam đến người tiêu dùng thế giới, đến tay người tiêu dùng Nhật Bản, Úc… một cách nhanh nhất”, bà Lê Hồng Thủy Tiên nói.

Bà lấy ví dụ việc xuất khẩu của con cua Cà Mau. Cua phải chở bằng xe từ Cà Mau lên TPHCM thay vì từ Cà Mau lên Cần Thơ, nếu bay được từ Cần Thơ, cua Cà Mau có thể đi ra đến Hải Phòng để xuất sang Trung Quốc.

“Hay như gạo, có những sản phẩm gạo rất cao cấp, khách hàng sẵn sàng trả chi phí để nhận được hàng nhanh nhất, nhưng hiện nay rất vất vả. Chúng tôi hy vọng khi có tín hiệu của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi sẽ cất cánh nhanh nhất”.

“Hiện 4 máy bay đã chuyển đổi và nằm chờ sẵn, chỉ cần có tín hiệu là chúng tôi sẽ bay. Và chúng tôi cũng cam kết rằng sẽ phục vụ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp FDI để tạo một nền tảng bền vững”, bà Tiên nói.

CEO Lê Hồng Thủy Tiên cũng cho biết, bà đã trao đổi với Samsung, Apple, và những “anh lớn” FDI.

“Họ nói nếu mình có một đội bay Freighter, họ sẽ di dời nhà máy ODM từ các nước khác về Việt Nam, vì họ cảm thấy đây là một trong những yếu tố rất bền vững để tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Chúng tôi cũng hy vọng đội bay của mình sẽ có tàu bay thân rộng để từ Việt Nam bay thẳng đi Mỹ, Châu Âu với giá cước hợp lý nhất”, bà Tiên kỳ vọng.

Tiến độ thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo

Liên quan đến việc thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo, Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN Đinh Việt Sơn ký văn bản nêu rõ: Trong bối cảnh thị trường hàng không Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung đang thích ứng với “trạng thái bình thường mới”, việc thành lập mới hãng hàng không chuyên chở hàng hóa của Việt Nam là phù hợp.

Theo lãnh đạo Cục Hàng không VN, “Tính đến thời điểm hiện tại, bộ Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép Kinh doanh vận chuyển hàng không của Công ty IPP Air Cargo vẫn đảm bảo đáp ứng các điều kiện để cấp Giấy phép quy định tại Nghị định số 89 của Chính phủ”, Cục Hàng không khẳng định.

IPP Air Cargo đã đạt được những bước tiến quan trọng trong quá trình xin cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.
IPP Air Cargo đã đạt được những bước tiến quan trọng trong quá trình xin cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.

Mới đây, vào đầu tuần này, Cục Hàng không Việt Nam đã có Công văn số 4070/CHK – VTHK gửi Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) báo cáo tiếp thu ý kiến các bộ, ngành về Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty cổ phần IPP Air Cargo.

Liên quan đến các cá nhân tham gia góp vốn mang 2 quốc tịch, theo giải trình của Cục Hàng không Việt Nam, căn cứ hồ sơ do IPP Air Cargo nộp, 4 cổ đông của hãng bay chuyên biệt về hàng hóa này gồm: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (đại diện là ông Nguyễn Hạnh); Công ty TNHH Thương mại Duy Anh (đại diện là ông Nguyễn Phi Long) đều là doanh nghiệp 100% vốn từ nhà đầu tư quốc tịch Việt Nam và bà Lê Hồng Thủy Tiên, ông Nguyễn William Hiếu là công dân Việt Nam.

Hiện cả 4 người là ông Nguyễn Hạnh, ông Nguyễn Phi Long, bà Lê Hồng Thủy Tiên và ông Nguyễn William Hiếu đều đã được cơ quan công an địa phương cấp Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân theo quy định.

Mới đây nhất, Đại diện Công ty CP IPP Air Cargo cho biết, một chiếc máy bay của IPP Air Cargo đã được xuất xưởng. Tuy nhiên, việc vận chuyển máy bay về Việt Nam vẫn còn chờ giấy phép chứng chỉ khai thác máy bay của Cục Hàng không Việt Nam. Ngoài chiếc máy bay đã xuất xưởng còn 3 chiếc khác đang được lắp ráp, dự kiến cuối năm 2022 xuất xưởng.

Việc ra đời của IPP Air Cargo được kỳ vọng sẽ mang lại dịch vụ vận tải hàng hóa chuyên biệt và chất lượng cho khách hàng, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành logistics Việt Nam, phù hợp với các mục tiêu phát triển tổng thể và chiến lược chung phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Xin dừng cấp phép hãng bay IPP Air Cargo

Diễn biến mới nhất, Công ty IPP Air Cargo của CEO Lê Hồng Thủy Tiên xin rút toàn bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không đã được trình các cấp có thẩm quyền và dừng các hoạt động cấp phép bay.

Đó là nội dung văn bản vừa được bà Lê Hồng Thủy Tiên – tổng giám đốc Công ty cổ phần IPP Air Cargo – gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không về việc xin dừng cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không IPP Air Cargo.

Lý do được tổng giám đốc IPP Air Cargo đưa ra là xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang; kinh tế toàn cầu suy thoái ngày càng hiện hữu, kéo theo hàng loạt hệ lụy về lạm phát, lãi suất tăng, biến động về giá nhiên liệu.

Dựa trên nhận định của lãnh đạo Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, đại diện IPP Air Cargo cho rằng tình hình biến động và bất ổn của thị trường hàng hóa toàn cầu hiện nay cũng như dự báo khó khăn của ngành vận chuyển hàng hóa trong vài năm tới do biến động giá nhiên liệu, nguy cơ suy thoái kinh tế diện rộng.

Từ lý do trên, Công ty IPP Air Cargo xin các cơ quan liên quan được rút hồ sơ và dừng cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không cho công ty này.

Theo T/H


Rate this post
Bài trướcNguyễn Tất Tùng – Chủ tịch HĐQT Natrumax đam mê thiện nguyện xây dựng văn hóa trao giá trị cho cộng đồng
Bài tiếp theoBà Winnie Wong, “Nữ doanh nhân Việt Nam kiên cường, mạnh mẽ”

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây