Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xác định những yếu tố chính gây ra tình trạng “sốt đất” khắc nơi. Có những giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng này.
Xác định những yếu tố chính của việc này, Thứ Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết những vấn đề xoay quanh tình trạng trên.
Thời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời, cùng sự vào cuộc của các bộ, ngành và địa phương nên thị trường bất động sản Việt Nam được sự kiểm soát và phát triển ổn định, lành mạnh, kể cả giai đoạn chị ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 như năm 2020 vừa qua.
Tuy nhiên, bước vào quý I/2021, thị trường bất động sản có nhiều biến động. Mặc dù lượng giao dịch chỉ bằng khoảng 70% các giao dịch ở quý IV/2020 nhưng giá lại tăng mạnh ở nhiều địa phương. Điển hình là một số vùng ven tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận…
Trước thực trạng đó nhiều người dân bỏ cả công việc chính lao vào kinh doanh bất động sản làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Đặc biệt, trên thị trường bất động sản nổi lên việc giao dịch các sản phẩm không đủ điều kiện pháp lý. Nhiều dự án chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật đã giao dịch, thậm chí giao dịch cả đất rừng, đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đầu tư phát triển các dự án bất động sản. Vậy yếu tố chính cho việc “sốt đất” là gì?
Có 5 yếu tố chính cần được nhận diện
- Nhiều địa phương công bố, triển khai lập quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch 2017. Thực hiện quy hoạch đầu tư, phát triển các dự án đô thị, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật quy mô lớn; đồng thời, nâng cấp đô thị một cách đồng bộ.
- Trong thời gian dịch bệnh, lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng thương mại đều rất thấp nên không còn hấp dẫn người dân. Có nhiều nhà đầu tư thắng lớn từ thị trường chứng khoán và chuyển hướng sang bất động sản… Xu hướng đầu tư hướng vào bất động sản bởi họ cho rằng đây là giao dịch an toàn, hiệu quả và có cơ hội cho tương lai.
- Việc đầu tư phát triển các dự án về nhà ở, bất động sản, đô thị cũng còn nhiều khó khăn, đặc biệt là thủ tục về pháp lý về đất đai, đầu tư, xây dựng… khiến nguồn cung hạn chế, chưa đáp ứng được cầu.
- Phát triển các nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội cho đối tượng người nghèo ở đô thị, công nhân khu công nghiệp lại chưa được các địa phương quan tâm đúng mức, dẫn đến nguồn cung nhà ở xã hội còn thiếu, không đáp ứng được nhu cầu của người dân.
- Các địa phương thực hiện lộ trình điều chỉnh giá đất với mức tăng từ 15 – 20%. Những chủ trương này đã ảnh hưởng đến tâm lý cả người bán và mua. Điều này cũng là yếu tố chính khiến thị trường bất động sản tăng giá.
Giải pháp của Chính phủ
Trước tình trạng “sốt đất”, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương vào cuộc và có những giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm hiện tượng “sốt đất” ảo. Cụ thể, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản để tháo gỡ khó khăn, nhất là tháo gỡ về trình tự, thủ tục đầu tư.
Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm soát chặt chẽ tín dụng, nhất là tín dụng trong bất động sản để tránh “rủi ro kép” trong lĩnh vực này.
Bộ Xây dựng đề xuất phải có biện pháp chặt chẽ quản lý tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chia tách phân lô đất, bán nền tại một số khu vực chưa được phép đầu tư.
Các địa phương tăng cường quản lý, kiểm soát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm việc mua đi bán lại các giao dịch bất động sản, những trường hợp đầu tư kinh doanh bất động sản không đúng quy định, nhất là các “dự án ma”, không đủ hồ sơ pháp lý, điều kiện kinh doanh.
Với những giải pháp đồng bộ chắc chắn trong thời gian tới thị trường bất động sản sẽ được khống chế và đi vào ổn định, đảm bảo trật tự an toàn nền kinh tế.
ĐÁT NỀN SỔ HỒNG TẠI BÌNH DƯƠNG
LỰA CHỌN SẢN PHẨM (5X20;5X30;10X20,10X30)