Trang chủ Sức khỏe Vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore là gì? Bị nhiễm bệnh có...

Vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore là gì? Bị nhiễm bệnh có nguy hiểm không?

95
0

Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” (tên khoa học Whitmore) là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện, tại Việt Nam đã phát hiện ca nhiễm và tử vong ở Quảng Trị và Đắk Nông. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh thế nào? mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Những ca nhiễm bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei

Ngày 20-4, Sở Y tế Đắk Nông cho biết vừa ghi nhận 1 trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore (thường được gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”).


Cụ thể, bệnh nhân tên T.V.S (SN 1957, ngụ xã Nam Dong, huyện Cư Jút), có khối u vùng đỉnh đầu cách đây hơn 1 năm, đã đi khám nhiều nơi và được chẩn đoán là u mỡ.

Mới đây, bệnh nhân thấy đau tức nhiều tại khối u, sờ thấy căng cứng nên được người nhà đưa vào khám và nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh (tỉnh Đắk Lắk).

Đến ngày 19-4, bệnh nhận có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei, tác nhân gây bệnh Whitmore. Ngay sau đó, bệnh nhân đã được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) để tiếp tục điều trị.


Trước đó, ngày 24/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết hơn một tháng nay, tỉnh này ghi nhận có 24 người nhiễm bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, trong đó có 4 người tử vong.

Ngoài ra, tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An về trường hợp 3 trẻ bị nhiễm vi khuẩn Whitmore cho thấy cả 3 bé đều có chung đặc điểm sốt cao, gia đình nghĩ bị bệnh quai bị nên tự điều trị tại nhà.

“vi khuẩn ăn thịt người” Whitmore có thể gây nhiễm bệnh từ những vết xước nhở trên bàn tay.
“vi khuẩn ăn thịt người” Whitmore có thể gây nhiễm bệnh từ những vết xước nhở trên bàn tay.

Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore là gì?

Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore (hay còn gọi là melioidosis) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do vi khuẩn gram âm có tên Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh do bác sĩ Afred Whitmore mô tả năm 1912 tại Miến Điện, từ đó lấy tên Whitmore. Vi khuẩn này sống trên bề mặt nước và trong đất đặc biệt là bùn đất, lây sang người qua vết trầy xước trên da hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất hoặc giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn, nhất là vào mùa mưa.


Người nhiễm bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore có tỷ lệ tử vong từ 40-60%. Trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Cách suy nghĩ về bệnh “ăn thịt người” phải được hiểu đúng là do vi khuẩn có thể làm hoại tử và chết các mô trong cơ thể, ở da thì viêm loét hay áp xe, ở phổi thì gây viêm phổi, trong máu thì gây nhiễm trùng máu,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore

Người mắc bệnh Whitmore thường có dấu hiệu sốt cao, đau dạ dày, đau ngực, viêm mang tai (rất giống với quai bị), đau cơ khớp, đau đầu và co giật.

Bệnh Whitmore biểu hiện ở các vị trí khác nhau nên dấu hiệu và triệu chứng cũng khác nhau:


  • Nhiễm trùng phổi: Tác động của nhiễm trùng phổi có thể từ viêm phế quản nhẹ đến viêm phổi nặng với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, khó thở, đau ngực và đau nhức cơ.
  • Nhiễm trùng cục bộ: Đau hoặc sưng ở một vùng nhất định (khu trú), chẳng hạn như tuyến mang tai, nơi thường liên quan nhất với quai bị và nằm bên dưới và phía trước tai.
  • Nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) với các dấu hiệu đau hoặc sưng, loét và áp xe, kèm theo sốt và đau cơ.
  • Nhiễm trùng máu: Nếu vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào máu sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng máu với các triệu chứng gồm: sốt cao rét run, đau đầu, đau họng, khó thở, đau vùng bụng trên, tiêu chảy, đau khớp và đau cơ, vết loét có mủ trên da…
  • Nhiễm trùng lan tỏa: Vết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác nhau rải rác trên cơ thể, sụt cân, đau đầu, co giật, đau ở các bộ phận khác nhau (ngực, dạ dày, cơ, khớp).

Nguyên nhân gây bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore

Hầu hết các ca nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore xuất phát từ các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Người bệnh từng hít phải bụi bẩn hoặc nước mưa có chứa vi khuẩn “ăn thịt người”.
  • Vết trầy xước trên da khi tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, chứa hóa chất, chất thải, nhiều nhất tại vùng ao hồ, đầm lầy, đồng ruộng.

Bệnh rất hiếm khi lây truyền từ người sang người, hoặc từ động vật sang người qua đường không khí. Vì thế, bệnh thường không bùng phát thành dịch hoặc đại dịch.

“Vi khuẩn ăn thịt người” Whitmore sống rất lâu trong đất
“Vi khuẩn ăn thịt người” Whitmore sống rất lâu trong đất

Những người có hệ miễn dịch kém dễ bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người như:

  • Người uống nhiều rượu bia.
  • Sử dụng chất gây nghiện (thuốc lá, ma túy,..)
  • Từng bị bệnh thủy đậu.
  • Bệnh xơ gan.
  • Người bệnh tiểu đường.
  • Mắc các bệnh về tim mạch ảnh hưởng đến van tim.
  • Bệnh phổi, bệnh lao.
  • Bệnh mạch máu ngoại vi.

Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore thường gây bệnh ở các vị trị như: Cánh tay, bàn tay, bàn chân và cẳng chân. Tuy nhiên, vi khuẩn ăn thịt người cũng có thể gây tổn thương ở vùng đầu, cổ, bẹn,…

Phòng bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore

Biện pháp phòng bệnh 

Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.

  • Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.
  • Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
  • Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
  • Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch … cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt Whitmore

Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người Whitmore tùy thuộc vào mức độ của bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Tổng quan sẽ có những phương pháp điều trị khi bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người như sau:

  • Tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch.
  • Phẫu thuật để loại bỏ mô bị hư hỏng hoặc chết nhằm ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.
  • Uống thuốc tăng huyết áp  cho người bị tụt huyết áp.
  • Cắt cụt các chi nếu bị hoại tử nặng không thể sử dụng biệt pháp cắt bỏ mô.
  • Sử dụng liệu pháp oxy cao áp để điều trị bệnh: áp suất không khí được tăng lên gấp ba lần so với bình thường. Khi đấy bệnh nhân sẽ nhận được nhiều oxy hơn, máu sẽ mang oxy đi khắp cơ thể giúp chống lại vi khuẩn và kích thích giải phóng yếu tố tăng trưởng và tế bào gốc, giúp quá trình chữa bệnh nhanh hơn.
  • Theo dõi tim và máy trợ thở.
  • Truyền máu.
  • Tiêm globulin giúp hỗ trợ khả năng chống lại nhiễm trùng.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của một bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người Whitmore gây ra viêm cân mạc hoại tử. Việc được cấp cứu kịp thời vẫn là yếu tố quyết định nhất đến hiệu quả điều trị, nếu tình trạng nhiễm trùng diễn ra càng lâu, kể cả vài tiếng đồng hồ cũng có thể khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Nguy cơ tử vong có tỷ lệ cao ở những trường hợp được điều trị muộn.

Theo tổng hợp


Rate this post
Bài trướcDanh sách người kiện ngân hàng SCB và Bảo hiểm nhân thọ Manulife tiếp tục tăng
Bài tiếp theoBắc Ninh duyệt quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp Yên Phong II-A gần 160ha

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây