Trang chủ Đời sống Tiểu sử và quá trình công tác của ông Phạm Tấn Công...

Tiểu sử và quá trình công tác của ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch VCCI

3824
0

Hội nghị Ban chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lần thứ 14, khóa XV diễn ra ngày 8.9, ông Phạm Tấn Công đã được bầu làm Chủ tịch VCCI thay ông Vũ Tiến Lộc.


Tiểu sử và quá trình công tác của ông Phạm Tấn Công

Họ và tên: Phạm Tấn Công

Ngày sinh:  20/9/1963

Quê quán: Tại Văn Lâm – Hưng Yên


Trình độ: Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, ông đã tốt nghiệp 3 trường đại học gồm:

  • Đại học kỹ thuật Co-si-xe (cosixe) tại Tiệp khắc cũ
  • Đại học ngoại thương Hà Nội
  • Đại học ngoại ngữ Hà Nội

Ông là người đề xuất thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trẻ Việt Nam (tiền thân của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam) và đã tham gia lãnh đạo phong trào doanh nghiệp trẻ Việt Nam liên tục 16 năm, cho đến cuối năm 2008.

Các chức vụ đã trải qua:

  • Phó trưởng ban Mặt trận thanh niên Trung ương Đoàn
  • Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam.
  • Giám đốc Trung tâm Khoa học công nghệ và Tài năng trẻ Trung ương Đoàn
  • Phó chủ tịch Hội đồng Bảo trợ tài năng trẻ Việt Nam.

Vào tháng 3.2013, ông Phạm Tấn Công từng công tác tại Đảng uỷ khối Doanh nghiệp Trung ương, giữ các chức vụ sau:


  • Chánh văn phòng Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương
  • Phó bí thư thường trực Đảng uỷ khối Doanh nghiệp Trung ương.

Từ tháng 7/2015 đến nay: Ông là Phó bí thư, rồi là phó Bí thư thường trực Đảng ủy khối.

Những đóng góp của ông Phạm Tấn Công

Ông đã có nhiều sáng kiến và đóng góp quan trọng để xây dựng và phát triển Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam lên trên 7.000 hội viên vào năm 2008 (khi ông rời Hội), với mạng lưới các hội doanh nghiệp trẻ được thành lập tại 53/63 tỉnh, thành phố và 4 ngành, lĩnh vực.

Ông là tác giả của các sáng kiến tổ chức Giải thưởng Sao Đỏ (từ 1999) tôn vinh doanh nhân trẻ xuất sắc, Giải thưởng Sao Vùng đất Việt (từ 2003) tôn vinh các thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Nhiều hội viên của Hội là doanh nghiệp nhỏ lúc tham gia Hội này đã phát triển thành các tập đoàn hàng đầu, thương hiệu lớn của nền kinh tế như: Trường Hải, FPT, Hoà Phát, Geleximco, PNJ,…


Ông đã có đóng góp quan trọng trong tập hợp các doanh nghiệp ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam vào Hiệp hội, đưa VINASA và ngành phần mềm, dịch vụ CNTT hội nhập quốc tế, có vị trí, vai trò, tiếng nói trên các diễn đàn quốc tế lớn nhất của ngành như WITSA (Liên minh CNTT thế giới), ASCOCO (Tổ chức công nghiệp điện toán châu Á – châu Đại Dương).

Ông là tác giả của sáng kiến tổ chức Giải thưởng Sao Khuê (từ 2003) vinh danh các sản phẩm phần mềm và dịch vụ CNTT tiêu biểu của Việt Nam, giúp các doanh nghiệp xây dựng uy tín sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường.

Ông tham gia thành lập Diễn đàn Cấp cao CNTT Việt Nam (Vietnam ICI Summit), một sự kiện quốc tế thường niên từ năm 2010, thu hút mỗi năm lãnh đạo hàng trăm doanh nghiệp quốc tế và trong nước tham gia.

Tháng 8/2021 ông thôi tham gia Đảng ủy khối, được Ban cán sự Trung ương Đảng điều động, chỉ định giữ vị trí Bí thư Đảng đoàn phong thương mại công nghiệp Việt Nam.

Phần thưởng của ông Phạm Tấn Công

Ông đã được nhận những phần thưởng của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính Phủ gồm:

  • Nhận thưởng Huân chương lao động hạng nhì
  • Nhận thưởng Huân chương lao động hạng ba
  • Nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ


5/5 - (7 bình chọn)
Bài trướcQuy hoạch giao thông, quy hoạch sử dụng đất TP Ninh Bình đến 2030
Bài tiếp theoBắc Ninh: Tập trung phát triển Công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây