Trang chủ Bản đồ Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất Thành phố...

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất Thành phố Huế đến 10/2024

2035
0

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Huế (Thừa Thiên Huế), gồm: công nghiệp, giao thông, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 07/10/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam thời phong kiến dưới triều Tây Sơn (1788–1801) và triều Nguyễn (1802–1945). Hiện nay, thành phố là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Vị trí địa lý:


Thành phố nằm cách thủ đô Hà Nội 668 km về phía nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1039 km về phía bắc và cách Đà Nẵng 95 km về phía bắc.

Quy hoạch Thành phố Huế, bao gồm 29 phường: An Cựu, An Đông, An Hòa, An Tây, Đông Ba, Gia Hội, Hương An, Hương Hồ, Hương Long, Hương Sơ, Hương Vinh, Kim Long, Phú Hậu, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thượng, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận An, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thủy Biều, Thủy Vân, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Xuân Phú và 7 xã: Hải Dương, Hương Phong, Hương Thọ, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Thủy Bằng.

Quy hoạch giao thông – đô thị – công nghiệp TP. Huế

Về quy hoạch giao thông:

Quy hoạch giao thông thành phố Huế được thực hiện theo Đồ án Quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Hệ thống giao thông của thành phố Huế được định hướng phát triển như sau:

  • Cảng hàng không: Nâng cấp, phát triển sân bay quốc tế Phú Bài đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E theo Quy hoạch cảng hàng không quốc tế Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
  • Ga đường sắt: Tiếp tục định hướng xây dựng ga đường sắt mới nhằm chuyển hệ thống đường sắt ra ngoài trung tâm thành phố. Xây dựng các nhà ga đường sắt (phía Bắc, phía Nam và nhà ga trung tâm) để liên kết các khu vực chính của đô thị với giao thông đường sắt theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam.
  • Cảng biển: Đầu tư xây dựng cảng Thuận An đảm bảo đến năm 2020 tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 DWT phù hợp với Quy hoạch phát triển cảng biển được duyệt.

Về quy hoạch đô thị:

Ngày 27/4/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức có hiệu lực. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và sắp xếp, thành lập các phường, thành phố Huế có 265,99 km2 diện tích tự nhiên với quy mô dân số 652.572 người; có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 29 phường và 07 xã; tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, gồm 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố; có 141 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 95 xã, 39 phường và 07 thị trấn.

Theo đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Huế cụ thể như sau:


  • Thành lập phường Gia Hội trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của 2 phường Phú Cát và Phú Hiệp;
  • Nhập toàn diện tích tự nhiên, dân số của 2 phường Phú Bình và Thuận Lộc để thành lập 1 phường mới lấy tên là phường Thuận Lộc;
  • Thành lập phường Đông Ba trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của 2 phường Phú Hòa và Thuận Thành;
  • Điều chỉnh 0,46km2 diện tích tự nhiên và dân số 7.548 người của phường Phú Thuận vào phường Tây Lộc;
  • Điều chỉnh 0,80km2 diện tích tự nhiên và dân số 4.926 người còn lại của phường Phú Thuận vào phường Thuận Hòa.

Về quy hoạch điều chỉnh địa giới hành chính của thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, huyện Phú Vang và thành phố Huế:

  • Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thủy Vân và xã Thủy Bằng thuộc thị xã Hương Thủy vào thành phố Huế;
  • Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô của phường Hương Hồ, phường Hương An, xã Hương Thọ, xã Hương Phong, xã Hương Vinh và xã Hải Dương thuộc thị xã Hương Trà vào thành phố Huế;
  • Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số 20.850 của xã Phú Thượng, xã Phú Dương, xã Phú Mậu, xã Phú Thanh và thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang vào thành phố Huế.

Thành lập 04 phường thuộc thành phố Huế gồm:

  • Thành lập phường Hương Vinh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Hương Vinh;
  • Thành lập phường Thủy Vân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thủy Vân;
  • Thành lập phường Phú Thượng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Phú Thượng;
  • Thành lập phường Thuận An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thuận An.

Thành phố Huế được quy hoạch nhiều trung tâm thương mại lớn và toạ lạc ở hai bên bờ sông Hương như: chợ Đông Ba, chợ Tây Lộc, chợ An Cựu. Cùng những trung tâm thương mại, siêu thị như CoopMart, Big C, Vincom, The Manor Crown, Nguyễn Kim. Và có 4 rạp chiếu phim lớn ở trung tâm Thành phố Huế như CineStar, BHD, Starlight và Lotte Cinema.

Hiện tại trên địa bàn thành phố đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị An Đông Villas, khu đô thị An Cựu Villas, khu đô thị Phú Mỹ An, The Manor Crown…,

Về quy hoạch phát triển công nghiệp:

Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Huế được định hướng theo Kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện tại trong kỳ 2021-2030 thành phố Huế đã có một số khu công nghiệp và quy hoạch xây mới, mở rộng các khu công nghiệpcụm công nghiệp trên địa bàn. Cụ thể:

  • Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung có diện tích khoảng 1.200 ha; gồm Khu công nghiệp Phú Bài (820 ha); Khu công nghiệp Tứ Hạ (250 ha); Khu công nghiệp Thủy Phương (50 ha); cụm công nghiệp làng nghề Hương Sơ (50 ha); cụm công nghiệp Bình Điền (30 ha).
  • Các khu nghiên cứu phát triển ở khu vực An Tây, Thủy Dương với diện tích khoảng 100 ha; phát triển các ngành công nghiệp sạch, có kỹ thuật cao không ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường khu vực, kết hợp với các trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao để phát triển công nghiệp tri thức.

Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất thành phố Huế

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Ngày 22/01/2024, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 234/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thành phố Huế.

Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2024 của thành phố Huế được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của thành phố.

Ngày 01/06/2024, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 1450/QĐ-UBND về việc phê duyệt Bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thành phố Huế.

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Ngày 09/03/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 492/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến 2030 thành phố Huế.

Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế với các nội dung chủ yếu như sau:

Diện tích, cơ cấu các loại đất: Đất nông nghiệp: 12.667,20 ha; Đất phi nông nghiệp: 13.729,19 ha; Đất chưa sử dụng: 249,69 ha.

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất: Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp:  2.099,76 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 142,0 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 159,80 ha.

Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đất nông nghiệp: 0,50 ha; Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đất phi nông nghiệp: 169,82 ha.

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (tỷ lệ 1/25.000) và Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của thành phố Huế do Uỷ ban nhân dân thành phố Huế xác lập ngày 16 tháng 9 năm 2022.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thành phố Huế
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thành phố Huế

Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế có một phần diện tích được quy hoạch các phường trung tâm thành phố như An Cựu, An Đông, An Hòa, An Tây, Đông Ba, Gia Hội, Hương An, Hương Hồ, Hương Long, Hương Sơ, Hương Vinh, Kim Long, Phú Hậu, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thượng, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận An, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thủy Biều, Thủy Vân, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Xuân Phú đến 2030.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Huế không những thể hiện thông tin chung mà còn là cơ sở pháp lý cho từng khu đất cụ thể tại huyện. Ở mỗi khu đất khác nhau sẽ có những đặc điểm cũng như giá trị riêng, chính vì thế mà cũng có nhiều loại bản đồ quy hoạch tương ứng với từng khu vực.

Tài liệu kèm theo:

(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Huế (Thừa Thiên Huế) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)


4.8/5 - (9 bình chọn)
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đến 10/2024
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đến 10/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây