Trang chủ Quy hoạch Thông tin quy hoạch huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định đến 2030

Thông tin quy hoạch huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định đến 2030

742
0

UBND tỉnh Nam Định phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

Quy hoạch được thực hiện theo Quyết định số 3043/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Vụ Bản đến 2030, tầm nhìn đến 2050.


Vị trí, phạm vi ranh giới: Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm toàn địa giới hành chính huyện Vụ Bản, bao gồm 18 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Gối và 17 xã, giới hạn bởi:

Huyện vụ bản trên ảnh vệ tinh
Huyện vụ bản trên ảnh vệ tinh

Quy mô diện tích huyện Vụ Bản: Gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Vụ Bản: 152,81 km?

Thời hạn quy hoạch huyện Vụ Bản


  • Ngắn hạn đến năm 2020
  • Dài hạn đến năm 2030
  • Tầm nhìn đến năm 2050

Tính chất vùng huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

  • Là một trong những trung tâm văn hóa, xã hội – kinh tế thuộc tỉnh Nam Định;
  • Là vùng phát triển đa ngành, lấy dịch vụ, thương mại và công nghiệp làm hướng phát triển ưu tiên.
  • Là đầu mối giao thông quan trọng tại cửa ngõ phía Tây của thành phố Nam Định, kết nối thành phố Nam Định với thành phố Ninh Bình và các khu vực khác.
Bản đồ định hướng phát triển huyện Vụ Bản
Bản đồ định hướng phát triển huyện Vụ Bản

Các chỉ tiêu dự báo phát triển vùng huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

Dự báo tăng trưởng kinh tế huyện Vụ Bản:


Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân bình hàng năm thời kỳ 2016 – 2020 là 14,5%/năm và thời kỳ 2011 – 2030 là 13,3%/năm. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 380 triệu đồng.

Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế GTSX (giá hiện hành):

  • Đến năm 2020, cơ cấu ngành nông, lâm, thuỷ sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ tương ứng là 20,7% – 53,6% – 25,7%.
  • Đến năm 2030, cơ cấu ngành nông, lâm, thuỷ sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ tương ứng là 18% – 53% – 29%.
  • Đến năm 2050, cơ cấu ngành nông, lâm, thuỷ sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ tương ứng là 10% – 50% – 40%.

Dự báo phát triển dân số, lao động tại huyện Vụ Bản:


  • Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2016-2020 là 1%/năm (tỷ lệ tăng tự nhiên).
  • Tốc độ tăng dân số trung bình toàn huyện giai đoạn 2021-2030 là 1,1%/năm (bao gồm cả tăng tự nhiên và tăng cơ học).
  • Dân số hiện trạng (2016): 130.954 người. Dân số năm 2020 là 136.270 người, năm 2030 là 130.580 người (Dân số giảm do ba xã: Đại An, Tân Thành và Thành Lợi sát nhập vào thành phố).
  • Lao động: Dự kiến nguồn lao động chiếm 60% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%.

Dự báo sử dụng đất huyện Vụ Bản:

  • Dành quỹ đất hợp lý để phát triển cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống, phát triển các đô thị, các thị trấn. Đặc biệt là quỹ đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững lâu dài, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện.
  • Phân bổ, sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa phù hợp theo từng giai đoạn phát triển đảm bảo an ninh lương thực. Khai thác sử dụng đất phải đặc biệt coi trọng mục tiêu phòng thủ, an ninh quốc gia, ưu tiên những địa thế tự nhiên thuận lợi kết hợp kinh tế với quốc phòng.
  • Khai thác sử dụng đất phải đi đôi bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường ổn định và bền vững.

Quy hoạch định hướng phát triển không gian vùng huyện Vụ Bản

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, hiện trạng, tổ chức tổng thể không gian vùng huyện theo mô hình phát triển đa cực. Trong đó lấy các đô thị trung tâm và vùng phát triển kinh tế làm hạt nhân phát triển không gian vùng từ đó lan toả ra các khu vực xung quanh.

Đối với vùng huyện Vụ Bản phân làm 3 tiểu vùng phát triển không gian:

  • Không gian vùng phía Bắc của huyện: Lấy đô thị mới Hiển Khánh làm hạt nhân phát triển, lan toả ra xung quanh thông qua các trục đường chính (trục TL486B và các trục huyện lộ). Đây là vùng phát triển về nông nghiệp hàng hoá (gắn với chế biến nông sản) kết hợp sản xuất CN-TTCN (hình thành CCN Hiến Khánh).
  • Không gian vùng miền trung của huyện: Lấy đô thị mới Trung Thành làm hạt nhân phát triển, lan toả ra xung quanh thông qua các trục đường chính (trục QL38B, TL486B, TL485B và các trục huyện lộ). Đây là vùng phát triển dịch vụ thương mại kết hợp với nông nghiệp hàng hoá. Tại đây có khu vực chợ Viềng xuân, khu sinh thái Núi Ngăm vùng nông nghiệp công nghệ cao xã Thành Lợi, nông nghiệp sinh thái tại Kim Thái (chủ yếu là rau màu); có CCN Quang Trung, Trung Thành, định hướng hình thành CCN Tân Hoà và hệ thống giao thông thuận lợi (QL38B, TL486B) là thế mạnh để phát triển không gian vùng.
  • Không gian vùng phía Nam của huyện: Lấy TT. Huyện lỵ Gỏi làm hạt nhân phát triển, lan toả ra xung quanh thông qua các trục đường chính (trục QL10, QL37B và các trục huyện lộ). Đây là vùng phát triển về CN-TTCN kết hợp với dịch vụ thương mại và nông nghiệp hàng hoá, trong đó thế mạnh là CNTTCN và dịch vụ thương mại (đặc biệt là tại khu vực TT. Gối). Tại đây có KCN Bảo Minh, khu di tích Phủ Dầy, vùng nông nghiệp công nghệ cao Liên Minh + Gội và hệ thống giao thông gồm QL10, QL37B, đường sắt Thống Nhất … là lợi thế để phát triển không gian vùng.

Ba tiểu vùng trên kết nối với nhau bởi các trục quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ.

Quy hoạch hạ tầng giao thông huyện Vụ Bản

Giao thông đường bộ:

Quốc lộ:

  • QL10, QL38B quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
  • Quốc lộ 21 giai đoạn 2021-2030, mở rộng đường Lê Đức Thọ đạt tiêu chuẩn đường phố chỉnh đô thị chủ yếu, mặt cắt ngang gồm 6 làn xe cơ giới, tông berong Bnen = 67m

Tỉnh lộ:

  • TL486B quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
  • Quy hoạch xây dựng mới TL485B đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

Huyện lộ: 6 tuyên Huyện lộ hiện có (Huyện lộ Chợ Lời – Đại Thắng, huyện lộ Câu Mái – bờ sông Hùng Vương, huyện lộ Cầu Họ – Hạnh Lâm, huyện lộ B16-B17, huyện lộ Trình Xuyên – bên Kĩa, huyện lộ Khả Chỉnh – Hồi Xuyên) quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

Giao thông đường thuỷ:

Đối với tuyển sống do Trung ương quản lý: Chính trị, nạo vét luồng tuyển sông Đào đến năm 2020 đạt tiêu chuẩn đường thuỷ nội địa cấp I cho tàu có tải trọng 1.000 tấn ra vào, sau năm 2020 cho phép tàu có tải trọng >1.000 tấn ra Vio

Đối với các tuyến sông do địa phương quản lý:

  • Duy trì cấp sống hiện tại đối với luồng tuyến sông Sắt (cấp V), cho phép tàu cỡ 50 tấn qua lại.
  • Sông Chanh: Đến năm 2020, duy trì cấp sống hiện tại (cấp V), đáp ứng cỡ tàu 50 tấn ra vào, sau năm 2020 nâng cấp, cải tạo sông lên cấp IV, cho các phương tiện chở hàng có trọng tải > 50 tấn đi lại.

Cảng xăng dầu hiện hữu tại vị trí Km7+380 – Km7+505 (bờ phải) sông Đào thuộc xã Tân Thành đề xuất nâng cấp, cải tạo cho tàu chở dầu, đồng thời phục vụ trung chuyển dầu khí. Đến năm 2020 duy trì hoạt động. Đến năm 2030 theo điều chỉnh theo quy hoạch chung xây dựng TP Nam Định đến năm 2025.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcThông tin quy hoạch huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định đến 2030 tầm nhìn 2050
Bài tiếp theoThông tin quy hoạch huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây