Trang chủ Quy hoạch Thông tin quy hoạch huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định đến 2030

Thông tin quy hoạch huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định đến 2030

2539
0

UBND tỉnh Nam Định Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với nội dung sau:

Quy hoạch huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định

Quy hoạch được thực hiện theo Quyết định số 1731/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đến 2030, tầm nhìn đến 2050.


Vị trí, phạm vi ranh giới huyện Nghĩa Hưng

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm toàn địa giới hành chính huyện Nghĩa Hưng, bao gồm 25 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 3 thị Trấn: Liễu Đề, Quỹ Nhất, Rạng Đông và 22 xã: Hoàng Nam, Nam Điền, Nghĩa Bình, Nghĩa Châu, Nghĩa Đồng, Nghĩa Hải, Nghĩa Hồng, Nghĩa Hùng, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lợi, Nghĩa Minh, Nghĩa Phong, Nghĩa Phú, Nghĩa Phúc, Nghĩa Sơn, Nghĩa Tân, Nghĩa Thái, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thành, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Trung, giới hạn bởi:

Quy mô diện tích huyện Nghĩa Hưng: Gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Nghĩa Hưng: 258,89 km?


Sơ đồ huyện Nghĩa Hưng
Sơ đồ huyện Nghĩa Hưng

Thời hạn quy hoạch huyện Nghĩa Hưng

  • Ngắn hạn đến năm 2020
  • Dài hạn đến năm 2030
  • Tầm nhìn đến năm 2050.

Tính chất vùng huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định

  • Là một trong những trung tâm văn hóa, xã hội – kinh tế thuộc tỉnh Nam Định;
  • Phát triển về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch và kinh tế biển;
  • Đầu mối giao thông quan trọng, nằm trên trục đường bộ ven biển kết nối với các vùng lân cận.

Các chỉ tiêu dự báo phát triển vùng huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định


Dự báo tăng trưởng kinh tế huyện Nghĩa Hưng

– Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2015 – 2020 đạt 13 15%/năm. Trong giai đoạn 2021-2030 tăng bình quân 14%/năm, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt khoảng 450 triệu đồng.

– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


  • Đến năm 2020: cơ cấu kinh tế gồm công nghiệp và xây dựng – dịch vụ – nông lâm thủy sản tương ứng là 55% – 25% – 20%.
  • Đến năm 2030: cơ cấu kinh tế gồm công nghiệp và xây dựng – dịch vụ – nông lâm thủy sản tương ứng là 60% – 30% – 10%.
  • Đến năm 2050: cơ cấu kinh tế gồm công nghiệp và xây dựng – dịch vụ – nông lâm thủy sản tương ứng là 55% – 40% – 5%.
Sơ đồ định hướng phát triển giao thông huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định
Sơ đồ định hướng phát triển giao thông huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định

Dự báo phát triển dân số, lao động huyện Nghĩa Hưng

  • Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2016-2020 là 1,6%/năm (bao gồm tăng tự nhiên và tăng cơ học).
  • Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2021-2030 là 2,5%/năm (bao gồm tăng tự nhiên và tăng cơ học).
  • Dân số hiện trạng (2015) khoảng: 179.715 người; Dân số năm 2020 khoảng: 195.000 người; năm 2030 khoảng: 250.000 người.
  • Lao động: Dự kiến nguồn lao động chiếm 60% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%.

Dự báo sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng

– Dành quỹ đất hợp lý để phát triển khu, cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống, phát triển các đô thị. Đặc biệt là quỹ đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững lâu dài, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện.

Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định
Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định

– Phân bổ, sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa phù hợp theo từng giai đoạn phát triển đảm bảo an ninh lương thực. Khai thác sử dụng đất phải đặc biệt coi trọng mục tiêu phòng thủ, an ninh quốc gia, ưu tiên những địa thế tự nhiên thuận lợi kết hợp kinh tế với quốc phòng; 

– Khai thác sử dụng đất phải đi đôi bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường ổn định và bền vững.

Quy hoạch phát triển không gian huyện Nghĩa Hưng

Mô hình phát triển không gian vùng

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, hiện trạng, tổ chức tổng thể không gian vùng huyện theo mô hình phát triển đa cực, trong đó lấy các đô thị trung tâm và vùng phát triển kinh tế làm hạt nhân từ đó phát triển ra các khu vực xung quanh.

Vùng huyện Nghĩa Hưng phân thành 3 tiểu vùng phát triển không gian:

  • Không gian vùng phía Bắc huyện (miền thượng): Lấy TT huyện lỵ Liễu Đề làm hạt nhân, phát triển ra xung quanh theo các trục đường chính (trục QL 37B, trục TL490C và các trục huyện lộ).
  • Không gian vùng khu vực xã Nghĩa Sơn (miền trung): Lấy vùng công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đô thị tại khu vực phía Nam xã Nghĩa Sơn làm hạt nhân, phát triển ra xung quanh theo các trục đường chính (TL490C, đường trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình).
  • Không gian vùng phía Nam của huyện (miền hạ): Khu kinh tế Ninh Cơ, trong đó có đô thị Rạng Đông làm hạt nhân, phát triển xung quanh theo các trục đường chính (trục TL 490C, trục đường bộ ven biển, đường trục phát triển nối Vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình và các trục huyện lộ).

Ba tiểu vùng được kết nối với nhau theo trục hành lang phát triển là TL 490C và đường trục phát triển nối Vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.

Định hướng phát triển không gian các khu vực và vùng kinh tế

Khu kinh tế Ninh Cơ:

Khu kinh tế Ninh Cơ tổng diện tích khoảng 13.950 ha nằm trên địa bàn 2 huyện (huyện Nghĩa Hưng và huyện Hải Hậu). Trong đó năm trong ranh giới của huyện Nghĩa Hưng gồm 6 xã, thị trấn (xã Nam Điền, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Nghĩa Thắng, Nghĩa Bình, thị trấn Rạng Đông) và toàn bộ vùng bãi bồi ven biển phía Nam của huyện. Khu kinh tế Ninh Cơ khi hoàn thành sẽ là trung tâm lớn trong giao thương quốc tế về công nghiệp, thương mại, du lịch và cảng biển của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng và sẽ là động lực trong phát triển kinh tế xã hội của huyện Nghĩa Hưng.

Không gian phát triển khu kinh tế Ninh Cơ bao gồm đô thị Rạng Đông, khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (giai đoạn 1 và giai đoạn 2), khu vực bãi bồi ven biển phía Nam huyện (trong đó có khu đô thị thương mại – dịch vụ – du lịch đã được UBND tỉnh Nam Định cho chủ trương nghiên cứu lập quy hoạch).

Khu đô thị thương mại, dịch vụ:

Khai thác lợi thế về giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ tại khu vực dự án kênh kết nối sông Đáy với sông Ninh Cơ. Tại đây sẽ quy hoạch xây dựng khu đô thị thương mại, dịch vụ với quy mô khoảng 430 ha. Đây sẽ là động lực phát triển cho khu vực miền trung của huyện cũng như của toàn huyện Nghĩa Hưng, Ranh giới vùng bao gồm một phần diện tích đất nông nghiệp phía Nam xã Nghĩa Sơn và diện tích đất nông nghiệp phía những lợi thế về giao thông như: đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh, trục phát triển nối Vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, giao thông đường thuỷ (trong đó có cả khu vực âu tàu) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, trung chuyển hàng hoá, giao lưu kinh tế với các khu vực khác.

Quy hoạch đô thị huyện Nghĩa Hưng

Định hướng phát triển các đô thị:

– Dự bảo tỷ lệ đô thị hoá trên địa bàn huyện đến năm 2030 đạt 45%. – Giai đoạn đến năm 2020: Có 2 đô thị loại V, 1 đô thị loại IV. Cụ thể:

  • 2 đô thị loại V: TT. Liễu Đề, TT. Quỹ Nhất.
  • 1 đô thị loại IV: Đô thị Rạng Đông bao gồm địa giới hành chính của 6 xã, thị trấn: Rạng Đông, Nam Điền, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Nghĩa Thắng, Nghĩa Bình.

Giai đoạn 2021-2030: Có 2 đô thị loại V, 1 đô thị loại III. Cụ thể:

  • 2 đô thị loại V: TT, Liễu Đề, TT. Quỹ Nhất.
  • 1 đô thị loại III: Đô thị Rạng Đông kết hợp đô thị Thịnh Long trở thành đô thị loại III, trung tâm phía Nam của Tĩnh, phát triển dịch vụ thương mại, du lịch gắn với khu kinh tế biển.

– Tầm nhìn đến năm 2050:

  • Nâng cấp đô thị (Rạng Đông và Thịnh Long) lên thành đô thị loại II trực thuộc Tỉnh.
  • Xây dựng và nâng cấp xã Nghĩa Minh lên đô thị loại V.

Quy hoạch hạ tầng giao thông, công nghiệp huyện Nghĩa Hưng

Phân bố không gian phát triển công nghiệp:

  • Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp – xây dựng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động trong nông thôn.
  • Ưu tiên phát triển công nghiệp dệt may, da giày, cơ khí tầu thủy, chế biến nông thuỷ sản. Củng cố và phát triển các làng nghề hiện có.

* Khu công nghiệp:

– Tập trung xây dựng, hình thành và đi vào hoạt động của khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (quy mô giai đoạn 1: 600 ha, giai đoạn 2: 900 ha) trở thành khu công nghiệp dệt may đồng bộ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, tạo động lực phát triển mới cho huyện Nghĩa Hưng nói riêng và toàn tỉnh Nam Định.

* Cụm công nghiệp

Cập nhật theo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tại Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 04/4/2017. Cụ thể, toàn huyện Nghĩa Hưng có 7 CCN bao gồm: CCN Nghĩa Sơn, CCN TT. Liễu Đề, CCN TT. Quỹ Nhất, CCN Nghĩa Thái, CCN Nghĩa Lạc, CCN Nghĩa Phong, CCN Nghĩa Minh với tổng diện tích khoảng 181 ha.

Định hướng phát triển giao thông:

Giao thông đường bộ:

  • Các trục đường chiến lược: Cập nhật quy hoạch Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh: Đường bộ ven biển chạy qua phía nam huyện; Đường tục phát triển nổi Vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.

Quốc lộ: Các tuyến Quốc lộ 37B, Quốc lộ 21B quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng

Tỉnh lộ: Các tuyến Tinh lộ 490C, Tỉnh lộ 487, Tỉnh lộ 488C, Tỉnh lộ 48-8B quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng

Huyện lộ: Toàn huyện có 6 tuyến huyện lộ: Huyện lộ Thống Nhất, Huyện lộ Thái Thịnh, Huyện lộ Lâm – Hùng – Hải, Huyện lộ Hồng – Hải – Đông, Huyện lộ sông Phủ Lợi, Huyện lộ Thanh Niên quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV đồng bằng.

Giao thông đường thuỷ

– Giao thông đường sông: Chính trị, nạo vét luồng Lạch Giang Hồng Ninh Cơ để tậu tải trọng lớn < 3.000 tấn ra vào; chính trị, đạo vét cửa sông Đáy đá ứng tàu trọng tải đến 1.000 tấn ra vào,

+ Đạo mới kênh nối sông Đáy với sông Ninh Cơ dài khoảng 1 km; xây dựng cấu thầu, các cầu bê tông vượt kênh thuộc dự án WB6, kẻ mãi kênh, xây thường kẻ chăn sóng trên de.

– Giao thông đường biển: Xây dựng cảng hàng hoá Rạng Đông phục vụ khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông và khu kinh tế biển, đến năm 2020 cảng hàng hóa Rạng Đông đảm bảo phục vụ khu công nghiệp, giai đoạn sau năm 2020 Tháng cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng cho cô tầm trên 1.000 tấn ra vào.

– Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão của sông Ninh Cơ quy mô 600 chiếc/600CV.

Tài liệu kèm theo:


5/5 - (7 bình chọn)
Bài trướcThông tin quy hoạch huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Bài tiếp theoThông tin, bản đồ quy hoạch huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đến 2030 tầm nhìn 2050

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây