Trang chủ Bất động sản Thông tin quy hoạch huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam đến 2035

Thông tin quy hoạch huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam đến 2035

2341
0

Thông tin quy hoạch huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam đến 2035 tầm nhìn đến 2050, với các lĩnh vực giao thông, xây dựng, đô thị, sử dụng đất.

Huyện Kim Bảng là huyện nằm ở phía tây bắc thuộc tỉnh Hà Nam, Việt Nam. Huyện có diện tích: 18.487,2 ha. Huyện Kim bảng gồm 2 thị trấn: Ba Sao và Quế.


Huyện có diện tích 175,40 km², dân số năm 2022 là 133.298 người, mật độ dân số đạt 759 người/km².

Tổng diện tích đất của huyện là 17.540 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,5%; đất phi nông nghiệp 31,3%; đất chưa sử dụng 4,2%. Vùng đồng bằng có đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi và đất phù sa gley. Vùng đồi có đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất nâu đỏ trên đá vôi. Đất vùng gò đồi còn nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.

Một góc huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
Một góc huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

Huyện Kim Bảng có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Quế (huyện lỵ), Ba Sao và 16 xã: Đại Cương, Đồng Hóa, Hoàng Tây, Khả Phong, Lê Hồ, Liên Sơn, Ngọc Sơn, Nguyễn Uý, Nhật Tân, Nhật Tựu, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thi Sơn, Thụy Lôi, Tượng Lĩnh, Văn Xá.


Vị trí quy hoạch

  • Phía Bắc giáp các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
  • Phía Tây giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
  • Phía Đông giáp huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý
  • Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm.

Quy mô:

  • Tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch: Khoảng 17.539,9 ha.
  • Tổng dân số hiện trạng năm 2016: 119.500 người; dự kiến năm 2025 khoảng 137.850 người, năm 2035 khoảng 160.900 người.
  • Tỷ lệ đô thị hóa: Năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40,5%; năm 2035, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 48,5%.

 Tính chất, chức năng

  • Là trung tâm dịch vụ, du lịch và công nghiệp trọng điểm của tỉnh và Quốc gia.
  • Là vùng kinh tế xanh, phát triển bền vững phía Tây của Tỉnh.
  • Là huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Mục tiêu quy hoạch

  • Cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
  • Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về phát triển kinh tế xã hội; xây dựng huyện Kim Bảng thành cực phát triển phía Tây của tỉnh, gắn với hệ thống các vùng du lịch trọng điểm của tỉnh, Vùng Thủ đô và Quốc gia.
  • Phát triển hệ thống đô thị, khu công nghiệp, khu chức năng đặc thù và các khu dân cư nông thôn tập trung trên cơ sở khai thác lợi thế riêng của huyện Kim Bảng, thúc đẩy phát triển ngành kinh tế mũi nhọn. Phân bố không gian phát triển nông nghiệp, xây dựng công nghiệp, du lịch – dịch vụ, hệ thống hạ tầng xã hội, tổ chức phát triển giao thông và phân bổ các công trình hạ tầng kỹ thuật, tổ chức môi trường bền vững ở đô thị và nông thôn.
  • Tạo lập cơ sở pháp lý để triển khai và quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch công nghiệp, du lịch – dịch vụ, các vùng nông nghiệp…, tạo tiền đề thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn huyện.

Định hướng phát triển không gian toàn huyện

– Phát triển không gian huyện theo hướng xây dựng tập trung vào khu vực đô thị và công nghiệp. Tại 2 khu vực này đảm bảo hành lang cách ly với các khu vực phát triển du lịch trọng điểm của huyện và tỉnh, không phát triển bám dọc các tuyến đối ngoại quan trọng của vùng tỉnh và vùng Thủ đô.

– Không gian huyện gắn với khung cấu trúc giao thông Đông – Tây và Đông Bắc – Tây Nam để đảm bảo liên kết trong huyện và kết nối với đô thị trung tâm thành phố Phủ Lý của tỉnh.


– Các khu vực nông thôn phát triển theo cấu trúc hiện hữu là bám dọc các tuyến đường liên xã, liên huyện và các cụm làng. Từng bước phát triển tập trung theo các điểm, cụm điểm tại trung tâm xã, trung tâm cụm xã.

– Hạn chế phát triển bám dọc các tuyến đường đối ngoại hiện hữu, đối ngoại phát triển mới nằm trong mạng lưới giao thông của tỉnh Hà Nam.

– Các khu vực trọng tâm: Khu vực đô thị – công nghiệp, các khu vực phát triển du lịch trọng điểm, các trung tâm xã, cụm xã là các khu vực xây dựng đặc trưng về không gian kiến trúc cho huyện.


– Các tuyến không gian quan trọng: Tuyển vành đai 5 Thủ đô, các tuyến QL1A đoạn tránh TP Phủ Lý, QL38 mới, QL21A, QL21B, các tuyến tỉnh lộ, tuyến sông Đáy, sông Nhuệ và các tuyến kênh chính…

– Các điểm nhìn quan trọng: Các vị trí giao cắt giữa tuyến vành đai 5 Thủ đô với các tuyến QL38 mới, TL498, QL1A đoạn tránh TP Phủ Lý; Nút giao giữa QL38 mới và tuyến tránh QL1A; giữa QL38 mới và tuyến QL21B.

Quy hoạch đô thị Kim Bảng

Ngày 26/11/2021, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 2025/QĐ-UBND Về việc phê duyệt quy hoạch chung Đô thị Kim Bảng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/10.000.

Theo đó, định hướng phát triển không gian đô thị được xác định với phân vùng phát triển như sau:

Phân vùng phát triển: Đô thị Kim Bảng được phân thành 03 phân vùng là:

– Vùng Tả Đáy: Địa hình đồng bằng, có diện tích khoảng 7.235ha. Là không gian xây dựng tập trung các khu chức năng đô thị, như: công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại, khu đô thị,…

– Vùng Hữu Đáy: Địa hình đồng bằng và bán sơn địa, có diện tích khoảng 9.215ha. Là không gian phát triển du lịch, bảo vệ rừng phòng hộ (môi trường sống tự nhiên của loài Voọc mông trắng); một phần không giandành cho khai thác

khoáng sản (đã được cấp phép và được kiểm soát chặt chẽ, kết thúc thời gian khai thác thực hiện hoàn thổ phục hồi môi trường) và các khu chức năng khác của đô thị.

– Hành lang thoát lũ sông Đáy: Phần bãi sông nằm giữa hai đê, có diện tích khoảng 1.100ha. Là không gian được kiểm soát đặc biệt, thực hiện theo Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy.

Tổ chức không gian đô thị:

Không gian đô thị Kim Bảng được tổ chức trên cơ sở hình thành 02 trung tâm hạt nhân, 01 vành đai phát triển hỗn hợp đa chức năng hướng theo QL.38 & tuyến tránh QL.1 và 01 hành lang dịch vụ thương mại từ sông Nhuệ đến sông Đáy gắn với hệ thống giao thông kết nối, cụ thể là:

– Trung tâm đô thị Kim Bảng phát triển hai bên bờ sông Đáy, lấy khu vực thị trấn Quế & khu vực lân cận bên tuyển đường T3 làm trọng tâm chính. Phát triển các khu chức năng, gồm: Trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, y tế, TDTT, thương mại, dịch vụ, công viên trung tâm của toàn đô thị Kim Bảng, cùng với các khu đô thị mới, các khu dân cư hiện có cải tạo; xây dựngmật độ cao, tập trung, kết hợp với một số khu vực xây dựng mật độ thấp, sinh thái tại khu vực tiếp giáp sông Đáy.

– Khu du lịch Tam Chúc và vùng đệm bảo tồn nằm toàn bộ ở khu vực Hữu Đáy, tiếp giáp phía Tây khu Trung tâm đô thị Kim Bảng (lồng ghép Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Tam Chúc vào Quy hoạch chung đô thị Kim Bảng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, du lịch, di sản, đất đai, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường…). 

Các quy hoạch phân khu đô thị Kim Bảng

Ngày 15/11/2023, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 1327/QĐ – UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư mới tại địa bàn xã Văn Xá, huyện Kim Bảng (KB-ĐT04.22)

Ngày 15/11/2023, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 1325/QĐ – UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị trung tâm (PK1) thuộc Quy hoạch chung đô thị Kim Bảng.

Ngày 15/11/2023, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 1326/QĐ – UBND Về việc Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị, du lịch, dịch vụ phía Tây (PK5) thuộc Quy hoạch chung đô thị Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Ngày 17/11/2023, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 1328/QĐ – UBND Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ phía Đông (PK4) thuộc Quy hoạch chung đô thị Kim Bảng

Xem thông tin quy hoạch các địa phương khác TẠI ĐÂY!


Rate this post
Bài trướcKhu công nghiệp Kim Bảng I – Quy hoạch hạ tầng quy mô 230 ha
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đến 10/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây