Trang chủ Quy hoạch Thông tin quy hoạch huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định đến 2030...

Thông tin quy hoạch huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định đến 2030 tầm nhìn 2050

4804
0

UBND tỉnh Nam Định Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Quy hoạch được thực hiện theo Quyết định số 3042/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Hậu đến 2030, tầm nhìn đến 2050.


Vị trí, phạm vi ranh giới: Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm toàn địa giới hành chính huyện Hải Hậu, bao gồm 35 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 3 Thị Trấn: Yên Định, Cồn, Thịnh Long và 32 xã, giới hạn bởi:

Sơ đô liên kế vùng huyện Hải Hậu
Sơ đô liên kế vùng huyện Hải Hậu

Quy mô diện tích quy hoạch huyện Hải Hậu: Gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Hải Hậu là 228,14 km?

Thời hạn quy hoạch huyện Hải Hậu: Ngắn hạn đến năm 2020; dài hạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.


Tính chất quy hoạch huyện Hải Hậu

  • Là một trong những trung tâm văn hóa, xã hội – kinh tế thuộc tỉnh Nam Định.
  • Là vùng phát triển về kinh tế biển, trong đó thế mạnh là công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch và thuỷ sản.
  • Là đầu mối giao thông quan trọng, nằm trên trục đường bộ ven biển kết nối với các vùng lân cận.

Các chỉ tiêu quy hoạch huyện Hải Hậu

Dự báo tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 2016-2020 đạt 12%/năm, giai đoạn 2021-2030 tăng bình quân 13,4%/năm. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 397 triệu đồng.


Cơ cấu giá trị sản xuất:

  • Đến năm 2020, cơ cấu ngành nông, lâm, thuỷ sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ tương ứng là 21% – 49% – 30%.
  • Đến năm 2030, cơ cấu ngành nông, lâm, thuỷ sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ tương ứng là 18% – 55% – 27%.
  • Đến năm 2050, cơ cấu ngành nông, lâm, thuỷ sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ tương ứng là 10% – 55% – 35%.

Dự báo phát triển dân số, lao động:

  • Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2016-2020 là 1,2%/năm (bao gồm tăng tự nhiên và tăng cơ học).
  • Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2021-2030 là 1,6%/năm (bao gồm tăng tự nhiên và tăng cơ học).
  • Dân số hiện trạng (2016) 260.025 người; Dân số năm 2020 khoảng: 275.750 người; năm 2030 khoảng: 323.000 người.
  • Lao động: Dự kiến nguồn lao động chiếm 65-70% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%.

Dự báo sử dụng đất:


Dành quỹ đất hợp lý để phát triển nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1, khu kinh tế Ninh Cơ, cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống, phát triển các đô thị. Đặc biệt là quỹ đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững lâu dài, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện.

Bản đồ sử dụng đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Bản đồ sử dụng đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Phân bổ, sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa phù hợp theo từng giai đoạn phát triển đảm bảo an ninh lương thực. Khai thác sử dụng đất phải đặc biệt coi trọng mục tiêu phòng thủ, an ninh quốc gia, ưu tiên những địa thế tự nhiên thuận lợi kết hợp kinh tế với quốc phòng.

Khai thác sử dụng đất phải đi đôi bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường ổn định và bền vững.

Dự báo quy hoạch sử dụng đất: Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Tổng diện tích tự nhiên 22.814,110,02 ha

– Năm 2020: + Đất đô thị, nông thôn toàn huyện khoảng: 9.810 ha.

  • Đất đô thị khoảng 3.680 ha (bao gồm: Thị trấn Yên Định, thị trấn Cồn, đô thị Thịnh Long), bình quân 578 mo/người. Đất dân dụng khoảng 580 ha, chỉ tiêu khoảng 85 m /người.
  • Đất nông thôn khoảng 6.130 ha. – Năm 2030: + Đất đô thị, nông thôn toàn huyện khoảng 10.370 ha.
  • Đất đô thị khoảng 5.310 ha (bao gồm: Thị trấn Yên Định, thị trấn Cồn, đô thị Thịnh Long, đô thị Hải Phú, đô thị du lịch Hải Đông), bình quân 390m2/người. Đất dân dụng khoảng 1.020 ha, chỉ tiêu khoảng 90 mo/người.
  • Đất nông thôn khoảng 5.000 ha.

Các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật:

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong đồ án quy hoạch đảm bảo đáp ứng các quy định theo quy chuẩn quy hoạch xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng.

Định hướng quy hoạch phát triển không gian vùng huyện Hải Hậu

Mô hình phát triển không gian vùng:

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, hiện trạng, tổ chức tổng thể không gian vùng huyện theo mô hình phát triển đa cực, trong đó lấy các đô thị trung tâm và vùng phát triển kinh tế làm hạt nhân từ đó phát triển ra các khu vực xung quanh.

Vùng huyện Hải Hậu phân thành 3 tiểu vùng phát triển không gian:

  • Không gian vùng miền thượng của huyện: Lấy trung tâm huyện lỵ Yên Định làm hạt nhân phát triển, lan toả ra xung quanh thông qua các trục đường chính (trục QL 37B, QL21 và các trục huyện lộ). Đây là vùng phát triển đồng đều về nông nghiệp kết hợp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại dựa trên sự phát triển khu vực thị trấn huyện lỵ Yên Định, vùng nông nghiệp công nghệ cao tại Hải Lộc, Hải Hà, Hải Quang, các CCN Hải Hưng – Hải Thanh, CCN Yên Định, …
  • Không gian vùng miền trung của huyện: Lấy khu vực TT Cồn làm hạt nhân phát triển lan toả ra xung quanh thông qua các trục đường chính (QL21, tỉnh lộ 488C và các trục huyện lộ). Đây là vùng phát triển về dịch vụ thương mại và công nghiệp hỗ trợ khu kinh tế Ninh Cơ, kết hợp với phát triển nông nghiệp. Tại đây có lợi thế phát triển CN-TTCN, dịch vụ hỗ trợ do giáp KKT Ninh Cơ, có khu bảo tồn chứng tích biến đổi khí hậu nhà thờ Đổ và vùng nông nghiệp công nghệ cao Hải Xuân, nông nghiệp sinh thái Hải Đông.
  • Không gian vùng miền hạ của huyện: Lấy Khu kinh tế Ninh Cơ, trong đó có đô thị Thịnh Long làm hạt nhân phát triển, lan toả ra xung quanh thông qua các trục đường chính (trục QL21B, QL21 và các trục huyện lộ). Đây là vùng phát triển về kinh tế biển (du lịch, dịch vụ vận tải biển, thuỷ sản) và công nghiệp điện.

Ba tiểu vùng trên kết nối với nhau bởi các trục quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ.

Định hướng phát triển không gian các khu vực và vùng kinh tế:

* Khu kinh tế Ninh Cơ:

Khu kinh tế Ninh Cơ đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý thành lập và bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KKT ven biển Việt Nam đến năm 2020. Tổng diện tích khoảng 13.950 ha nằm trên địa bàn 2 huyện (Huyện Hải Hậu và huyện Nghĩa Hưng). Trong đó nằm trong ranh giới của Huyện Hải Hậu gồm 4 xã, thị trấn (xã Hải Ninh, Hải Châu, Hải Hoà, đô thị Thịnh Long). Khu kinh tế Ninh Cơ khi hoàn thành sẽ là trung tâm lớn trong giao thương quốc tế về công nghiệp, thương mại, du lịch và cảng biển của vùng nam Đồng bằng sông Hồng và sẽ là động lực to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội của Huyện Hải Hậu.

Không gian phát triển khu kinh tế Ninh Cơ bao gồm đô thị Thịnh Long, nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Định 1 và khu du lịch biển.

* Khu vực phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ và công nghiệp:

Tận dụng lợi thế về giao thông đường bộ do xây dựng đường trục kết nối trung tâm huyện, tại khu vực hai bên đường sẽ xây dựng khu vực phát triển đô thị, thương mại dịch vụ và công nghiệp với quy mô khoảng 200 ha. Đây sẽ là động lực phát triển cho khu vực phía Bắc huyện cũng như của toàn huyện Hải Hậu. Ranh giới khu vực bao gồm một phần diện tích đất nông nghiệp của TT. Yên Định, xã Hải Hưng và xã Hải Bắc.

Định hướng phát triển các đô thị trong quy hoạch huyện Hải Hậu

Định hướng phát triển các đô thị

  • Dự báo tỷ lệ đô thị hoá trên địa bàn huyện đến năm 2030 đạt 35%.
  • Giai đoạn đến năm 2020: Có 2 đô thị loại V (TT. Yên Định, TT. Cồn), 1 đô thị loại IV (Đô thị Thịnh Long bao gồm địa giới hành chính của 3 xã, thị trấn: Thịnh Long, Hải Châu, Hải Hoà).
  • Giai đoạn 2021-2030: Có 4 đô thị loại V (TT. Yên Định, TT. Côn, đô thị Hải Phú, đô thị du lịch Hải Đông.), 1 đô thị loại III (Đô thị Thịnh Long kết hợp đô thị Rạng Đông trở thành đô thị loại III, trung tâm phía Nam của Tỉnh, phát triển dịch vụ thương mại, du lịch gắn với khu kinh tế biển).
  • Tầm nhìn đến năm 2050: Nâng cấp đô thị (Thịnh Long và Rạng Đông) lên thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh.

Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn

  • Thu hẹp dần chênh lệch giữa các vùng đô thị và nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng NTM bền vững và phát triển. Đến năm 2020 có 100% số xã, thị trấn và huyện được công nhận NTM bền vững và phát triển.
  • Tiếp tục xây dựng nông thôn mới bền vững, nâng cao chất lượng 19 tiêu chí xã và 9 tiêu chí huyện nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp.
  • Phát triển mới các khu dân cư tập trung tại các xã theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Trong đó ưu tiên xây dựng các khu dân cư tập trung tại các xã: Hải Thanh, Hải Trung, Hải Hưng (quy mô 10 ha), Văn Lý (thuộc khu đô thị thương mại Cồn – Văn Lý).

Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực chủ yếu trong quy hoạch huyện Hải Hậu

Định hướng phát triển các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất

Các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất bao gồm các chức năng: sản xuất công nghiệp (chủ yếu là chế tạo nông cụ, công nghiệp chế biến gắn với các vùng sản xuất chuyên canh); về thương mại (chuyên doanh bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, chế biến bảo quản, kho bãi); về dịch vụ sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển các lĩnh vực (khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý chất lượng), dịch vụ thị trường (phân tích, dự báo thị trường, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng, bảo hiểm rủi ro, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường) và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao).

Trên địa bàn huyện, xây dựng 3 trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất tại TT. Yên Định, TT. Cồn, đô thị Thịnh Long.

Định hướng phát triển nông – lâm – thủy sản

  • Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với tỷ trọng cao các sản phẩm chất lượng cao thông qua tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2030 đảm bảo ngành nông nghiệp của huyện phát triển bền vững trên cả 3 khía cạnh: kinh tế – xã hội – môi trường, quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng CNH – HĐH, nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Khuyến khích xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
  • Khai thác hiệu quả các tiềm năng đất đai, lao động và nguồn lợi biển, đảm bảo an ninh lương thực, tăng nhanh khối lượng, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản, thực phẩm hàng hoá.

Phân bố không gian phát triển công nghiệp:

  • Đẩy mạnh phát triển công nghiệp toàn huyện, đặc biệt vùng phía Nam huyện (khu vực khu kinh tế Ninh Cơ) tập trung phát triển công nghiệp sản xuất và phân phối điện gắn với sự hình thành và đi vào sản xuất của nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Định 1.
  • Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp – xây dựng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động trong nông thôn.
  • Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông thuỷ sản, cơ khí, dệt may – da giày, sản xuất vật liệu xây dựng, củng cố và phát triển các làng nghề hiện có, khôi phục các làng nghề có ưu thế phát triển.

* Cụm công nghiệp

Cập nhật theo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 04/4/2017; định hướng đưa ra khỏi quy hoạch CCN Thịnh Long và thành lập mới CCN làng nghề Hải Vân.

Cụ thể, đến năm 2030 toàn huyện Hải Hậu có 9 CCN bao gồm: CCN Hải Phương, CCN Thịnh Long, CCN Hải Minh, CCN Hưng – Thanh, CCN Yên Định, CCN Hải Đông, CCN Hải Xuân, CCN Hải Phong, CCN làng nghề Hải Vân với tổng diện tích khoảng 230,6 ha.

* Các khu vực phát triển công nghiệp khác

Tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1 (công suất 2x600MW) tại khu vực xã Hải Ninh, Hải Châu, tổng diện tích khoảng 250 ha với số vốn đầu tư trên 2 tỷ USD.

Thương mại, dịch vụ:

  • Đẩy mạnh phát triển dịch vụ thương mại toàn huyện. Riêng vùng kiểm soát quản lý phát triển phía Nam (khu vực khu kinh tế Ninh Cơ) đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ vận tải biển.
  • Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu,… phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phát triển thương mại rộng khắp theo hướng mở rộng quan hệ, gắn với thị trường trong và ngoài nước.
  • Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của các ngành du lịch, dịch vụ và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành dịch vụ.

Định hướng hệ thống các lĩnh vực, công trình hạ tầng xã hội.

Hệ thống công trình giáo dục đào tạo: Đến năm 2020, 100% các cơ sở giáo dục đảm bảo diện tích đất theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hệ thống công trình y tế, bảo vệ sức khỏe:

  • Nâng cao năng lực quản lý, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình, mục tiêu của tỉnh.
  • Xã hội hoá công tác y tế: Huy động sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
  • Đến năm 2020: Nâng cấp hệ thống xử lý rác thải bệnh viện và mở rộng bệnh viện đa khoa huyện thêm 2 ha về phía Nam.
  • Giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Xây mới bệnh viện Thịnh Long đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng II

Văn hóa – Thể thao: Đến năm 2020, 100% xã, thị trấn đều xây dựng được Trung tâm Văn hóa – Thể thao, 100% khu dân cư xây dựng được nhà văn hoá – khu thể thao xóm.

Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch huyện Hải Hậu

Định hướng phát triển giao thông

Bản đồ giao thông huyện Hải Hậu
Bản đồ giao thông huyện Hải Hậu

Giao thông đường bộ:

  • Quốc lộ: Các tuyến đường bộ ven biển, Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 37B quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
  • Tỉnh lộ: Các tuyến Tỉnh lộ 488C, Tỉnh lộ 48B quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
  • Huyện lộ:

+ 8 tuyến huyện lộ hiện có: Huyện lộ An Đông, huyện lộ Trung Hoà, huyện lộ Tây Sông Múc, huyện lộ Long Sơn, huyện lộ Nam Đông, huyện lộ Phú Ninh, huyện lộ Yên Định – Múc, huyện lộ Cồn – Văn Lý quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

+ 5 tuyến huyện lộ quy hoạch mới: Đường trục kết nối trung tâm huyện, huyện lộ Phương Long, huyện lộ Nam Trung, huyện lộ Thanh Quang, đường trục kết nối tỉnh lộ 488C với đường bộ ven biển. Trong đó tuyến đường trục kết nối trung tâm huyện quy hoạch đường đối mặt cắt đường B = 45m, các tuyến còn lại quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

Giao thông đường thuỷ:

* Giao thông đường sông:

– Đối với tuyến sông Ninh Cơ do Trung ương quản lý được quy hoạch phù hợp với quy hoạch Đường thuỷ nội địa Việt Nam: Đến năm 2020 luồng đạt tiêu chuẩn ĐTNĐ cấp I cho tàu tải trọng đến 1.000 tấn đi lại, sau năm 2020 cải tạo luồng cho phép tàu > 1.000 tấn đi lại, riêng đoạn từ cửa Lạch Giang đến kênh nối Đáy – Ninh Cơ quy hoạch cấp đặc biệt.

– Đối với tuyến sông do địa phương quản lý:

  • Sông Sò, sống Múc: Nâng cấp sống hiện tại (cấp III), cho các phương tiện chở hàng có tải trọng đến 100 tấn đi lại.
  • Ninh Mỹ: duy trì cấp sống hiện tại (cấp V) cho các phương tiện chở hàng có tải trọng đến 50 tấn đi lại.

– Xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Ninh Cơ 200ch/400CV kết hợp với cảng cá Ninh Cơ.

– Xây dựng cảng chuyên dùng nhà máy nhiệt điện thuộc địa phận xã Hải Ninh và Hải Châu. Hệ thống cảng chuyên dùng phục vụ nhà máy nhiệt điện Nam Định dự kiến xây dựng gồm: bến nhập than và đá vôi, bến dầu tổng hợp, bến thiết bị.

– Giao thông đường biển: cảng biển Hải Thịnh được xác định là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm khu bến Hải Thịnh và bến cảng chuyên dụng cho nhà máy nhiệt điện Nam Định. Năng lực hàng hoá thông qua dự kiến vào năm 2020 đạt khoảng 0,5 triệu tấn/năm; năm 2030 đạt khoảng 6,25 triệu tấn/năm.

Đất giao thông tĩnh:

  • Mở rộng, nâng cấp bến xe khách Hải Hậu tại xã Hải Thanh đạt tiêu chuẩn bến loại 3, diện tích > 5.000m.
  • Mở rộng, nâng cấp bến xe khách Thịnh Long đạt tiêu chuẩn bến loại 3, diện tích 5.000m”. Giai đoạn sau năm 2030, tầm nhìn đến 2050 mở rộng, nâng cấp bến xe tại đô thị Thịnh Long thành bến loại 2, quy mô >7.500m.
  • Đối với khu vực thị trấn quy hoạch 1 bãi đỗ xe (>2.000m). 8. 1.4. Định hướng phát triển cảng hàng không, sân bay: 

– Dự kiến quy hoạch Hải Hậu là 1 trong 3 huyện được lựa chọn là địa điểm xây dựng sân bay taxi, quy mô 400 ha (2 huyện còn lại là Hải Hậu và Giao Thủy).

  • Giai đoạn đến năm 2030: Nghiên cứu chuẩn bị đầu tư.
  • Tầm nhìn đến năm 2050: Xây dựng (Phù hợp với quy hoạch Hàng không Việt Nam)..

Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi huyện Hải Hậu

Để kè: Hoàn thành các dự án nâng cấp các tuyến đê biển và để sống. Củng cố hệ thống kê mỏ giữ bãi ở các khu vực xung yếu, trồng cây chắn sóng. Thực hiện Dự án hoàn chỉnh hệ thống đê biển Hải Hậu từ Hải Lộc đến Thịnh Long với tổng vốn đầu tư 358 tỷ đồng (kè mỏ, bê tông mặt…).

Hệ thống các công trình thuỷ lợi:

  • Thực hiện Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp ven biển bằng vốn vay của quỹ Cô Oét và vốn đối ứng trong nước, tổng nguồn vốn khoảng 405 tỷ đồng.
  • Xây dựng hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản khu vực xã Hải Đông, Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý

Quy hoạch hệ thống công trình tưới, tiêu:

  • Xây dựng mới các công tiêu đầu mối: Giáp Quý, Tùng Nhì, Cống 1/5, Cống 75, Cống 85, số 1, Cống 19/5, Thuỷ Sản, An Hoá. Cải tạo, nâng cấp các cống tiêu đầu mối: Xuân Hà, Tân Thịnh, Phú Văn.
  • Nạo vét sông Rộc, sông Trệ, kênh Sẻ, kênh Đối, kênh Phạm Rỵ, Thuỷ Sản, Giáp Năm, Hạ Trại …
  • Làm đập điều tiết cuối sông Trệ, làm đập điều tiết đập Hải Ninh.
  • Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo 63 công trình tưới nội đồng, 74 công trình tiêu nội đồng, 58 trạm bơm điện; tiến hành nạo vét cửa cống, kênh tưới, tiêu nội đồng.

Các dự án ưu tiên đầu tư

Danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư trong kỳ quy hoạch huyện Hải Hậu gồm: 

  • Xây dựng QL21B (đoạn từ phà Thịnh Long đến QL21), nâng cấp, cải tạo TL488C (đoạn từ cầu chợ Quán đến QL21)
  • Cải tạo, nâng cấp đường Nam Đông, đường Trung Hoà giai đoạn 2, đường Phú Ninh, đường Phương – Tân, đường Phương Long, đường Nam Trung, trục kết nối trung tâm huyện; cầu Thống Đường, cầu 19/5 (thị trấn Yên Định), cầu Chợ Hàng (Hải Phương – Hải Long), cầu xã Hải Anh, cầu sang UBND xã Hải Đường….
  • Xây dựng cầu Thịnh Long, cầu Ninh Mỹ
  • Củng cố, nâng cấp tuyến đê biển huyện Hải Hậu
  • Xây dựng khu đô thị thương mại Cồn – Văn Lý, khu dịch vụ thương mại Tây âm, khu dân cư thương mại Hải Thanh, khu dịch vụ thương mại giáp rờng tránh Yên Định, khu tái định cư nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Lạng hạ tầng các cụm công nghiệp.
  • Xây dựng nhà máy nhiệt điện, cảng chuyên dùng nhà máy nhiệt điện. Nâng cấp cảng Hải Thịnh. Xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cửa sông Ninh Cơ
  • Xây dựng đô thị du lịch Hải Đông, dự án bảo tồn chứng tích biến đổi khí hậu và du lịch sinh thái nhà thờ Đổ – Văn Lý.
  • Xây dựng trung tâm hỗ trợ dịch vụ sản xuất tại TT. Yên Định, TT. Cồn, đô thị Thịnh Long

Dự án phát triển hạ tầng nông nghiệp ven biển huyện Hải Hậu.

  • Xây dựng nhà máy sản xuất thịt lợn xuất khẩu tại Hải Nam (theo chương trình thí điểm của Bộ Nông nghiệp & PTNT) 12 Hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản Hải Đông, Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý 13 Xây mới bệnh viện Thịnh Long 14 Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại Thịnh Long
  • Xây dựng các trung tâm thương mại, khu logistics tại đô thị Thịnh Long và KKT Ninh Cơ
  • Đầu tư các dự án phục vụ xây dựng NTM: Hoàn thành đầu tư xây dựng nhà máy nước Hải Minh; nâng cấp hệ thống các chợ trên địa huyện; đầu tư, nâng cấp các công trình thuỷ lợi; đầu tư, nâng cấp hệ thống y tế tuyến xã; đầu tư xây dựng hệ thống trạm điện trung áp; …

Tài liệu kèm theo:


4.6/5 - (11 bình chọn)
Bài trướcNam Định Quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp Hồng Tiến, huyện Ý Yên
Bài tiếp theoThông tin quy hoạch huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định đến 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây