Tại hai đô thị lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch các trục kết nối các tỉnh xung quanh cực tăng trưởng theo đường vành đai đô thị. Thủ đô Hà Nội gồm 3 tuyến (Vành đai 3, 4, 5). Thành phố Hồ Chí Minh gồm 02 tuyến (Vành đai 3, 4).
Hệ thống đường vành đai đô thị Hà Nội
1- Đường Vành đai 3 Thủ đô Hà Nội (CT.32)
– Điểm đầu: Nằm trên đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, thuộc địa phận xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.
– Điểm cuối: Trùng điểm đầu.
– Hướng tuyến: Đi theo đường hiện hữu, các đoạn chưa xây dựng tuân thủ quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội.
– Tổng chiều dài đường Vành đai 3 Thành phố Hà Nội là 55Km, trong đó : chiều dài đoạn cao tốc dài khoảng 54,4km. Đoạn giao giữa Đường vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (thuộc địa phận xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội) tới điểm đầu tuyến (xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội) không phải là đường cao tốc.
– Quy mô: 4-6 làn xe.
2- Đường Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội (CT.33)
– Điểm đầu: Tại lý trình khoảng Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội).
– Điểm cuối tuyến đoạn phía Nam Quốc lộ 18: Tại khoảng Km35+300 trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long (địa phận xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
– Hướng tuyến: Cơ bản tuân thủ hướng tuyến đường Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết, có điều chỉnh cục bộ để phù hợp với điều kiện thực tế và các quy hoạch có liên quan.
– Tổng chiều dài đường Vành đai 4 cao tốc là 98 km.
– Quy mô: 6 làn xe
3- Đường Vành đai 3, Thủ đô Hà Nội (CT.34)
– Điểm đầu trùng điểm cuối: Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
– Điểm cuối đường cao tốc: giao đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, tại địa phận huyện Lục Nam, Bắc Giang.
– Tổng chiều dài toàn tuyến đường Vành đai 5 khoảng 331,5 km (không bao gồm khoảng 41 km đi trùng các đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai và quốc lộ 3). Trong đó chiều dài đoạn cao tốc là 231km, còn lại các đoạn đi trùng các tuyến cao tốc khác và đường cấp II.
– Hướng tuyến: Cơ bản tuân thủ hướng tuyến đường Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết, có điều chỉnh cục bộ để phù hợp với điều kiện thực tế và các quy hoạch có liên quan.
– Quy mô: 4-6 làn xe
Hệ thống đường vành đai đô thị TP. Hồ Chí Minh
1- Đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh (CT.35)
– Điểm đầu: Nhơn Trạch, Đồng Nai
– Điểm cuối: Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
– Hướng tuyến: Tuân thủ quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh
– Tổng chiều dài Vành đai 3 khoảng 89 km, trong đó làm mới khoảng 73 km; đoạn Mỹ Phước – Tân Vạn dài 16 km đã được đưa vào khai thác giai đoạn 1.
– Quy mô, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật: 6-8 làn xe
2- Đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh (CT.36)
– Điểm đầu: Đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
– Điểm cuối: Nối với trục Bắc – Nam tại khu vực cảng Hiệp Phước, Thành phố Hồ Chí Minh;
– Hướng tuyến: Tuân thủ quy hoạch vùng thành phố Hồ Chí Minh
– Tổng chiều dài tuyến đường Vành đai 4 khoảng 198 km.
– Quy mô, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật: 6-8 làn xe
Hệ thống giao thông được đầu tư giai đoạn 2021-2025 tại TP.HCM
Các dự án dự kiến hoàn thành:
- Xây dựng hoàn thành 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ thiêm; cầu Thủ Thiêm 2.
- Mở rộng đường Đồng Văn Cống (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố 2 đến nút giao thông Mỹ Thủy).
- Sửa chữa và nâng cấp đường Tỉnh lộ 9 (Đặng Thúc Vịnh)
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.
- Xây dựng cầu vượt trước bến xe miền Đông mới trên Xa lộ Hà Nội.
- Cầu Long Kiểng
- Xây dựng mới cầu Hang Ngoài, quận Gò Vấp
- Cầu Vàm Sát 2, huyện Cần Giờ…
Các dự án cấp bách cần đầu tư:
- Cao tốc TP. HCM – Mộc Bài
- Đường vành đai 2.
- Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 (đoạn từ nút giao An Sương đến đường Nguyễn Văn Bứa).
- Mở rộng Quốc lộ 50, huyện Bình Chánh.
- Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (đoạn từ ngã tư Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu).
- Xây dựng nút giao An Phú
- Làm cầu đường Nguyễn Khoái.
- Cầu Thủ Thiêm 4
- Cầu Cần Giờ
- Cầu Cát Lái
- Cầu đường Bình Tiên
- Cầu Rạch Dơi
- Cầu Bình Quới
- Cầu Bình Quới – Rạch Chiếc
- Xây dựng 2 cầu trên tuyến đường N2, đường N4 để kết nối giao thông với lô đất ký hiệu 7-1 thuộc khu chức năng số 7 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm…
- Đường trên cao số 1 (từ nút giao Cộng Hòa đến đường Ngô Tất Tố)
- Đường trên cao số 5 (đoạn nút giao trạm 2 – An Sương)
- Xây dựng hoàn chỉnh trục đường Bắc – Nam (đoạn từ Nguyễn Văn Linh – cầu Bà Chiêm)
- Xây dựng hoàn chỉnh mặt cắt ngang vành đai 2 (đường Võ Chí Công) từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Nguyễn Duy Trinh – vành đai 2…
Theo UBND thành phố Hồ Chí Minh tổng số vốn TP. HCM dự kiến thực hiện các dự án trong năm 2021 là 137.638 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách khoảng 63.750 tỷ đồng, vốn khác (trung ương, ODA, PPP…) khoảng 73.888 tỷ đồng.
Tổng vốn ngân sách thành phố đề xuất giao Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông và các đơn vị thuộc Sở Giao thông Vận tải trong năm 2021 khoảng 4.905 tỷ đồng.