Trang chủ Quy hoạch Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định...

Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đến 2030 tầm nhìn 2050

999
0

UBND tỉnh Nam Định phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với nội dung sau:

Quy hoạch huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

Quy hoạch được thực hiện theo Quyết định số 3045/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Nam Trực đến 2030, tầm nhìn đến 2050.


Vị trí, phạm vi ranh giới quy hoạch huyện Nam Trực

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm toàn địa giới hành chính huyện Nam Trực, bao gồm 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Nam Giang và 19 xã, giới hạn bởi:

Bản đồ định hướng không gian phát triển
Bản đồ quy hoạch định hướng không gian phát triển huyện Nam Trực

Quy mô diện tích quy hoạch huyện Nam Trực: Gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Nam Trực 163,89 km”.


Thời hạn quy hoạch quy hoạch huyện Nam Trực

  • Ngắn hạn đến năm 2020
  • Dài hạn đến năm 2030
  • Tầm nhìn đến năm 2050.

Tính chất quy hoạch vùng huyện Nam Trực

  • Là một trong những trung tâm văn hóa, xã hội – kinh tế thuộc tỉnh Nam Định.
  • Là vùng phát triển đa ngành, lấy công nghiệp và dịch vụ thương mại là hướng phát triển ưu tiên.
  • Là đầu mối giao thông quan trọng tại cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định.

Các chỉ tiêu dự báo phát triển vùng quy hoạch huyện Nam Trực


Dự báo tăng trưởng kinh tế huyện Nam Trực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân bình hàng năm thời kỳ 2016 – 2020 là 12,1%/năm và thời kỳ 2021 – 2030 là 12,5%/năm. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 380 triệu đồng.

– Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế GTSX (giá hiện hành):

  • Đến năm 2020, cơ cấu ngành nông, lâm, thuỷ sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ tương ứng là 13% – 60% – 27%;
  • Đến năm 2030, cơ cấu ngành nông, lâm, thuỷ sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ tương ứng là 6,5% – 65% – 28,5%;
  • Đến năm 2050, cơ cấu ngành nông, lâm, thuỷ sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ tương ứng là 5% – 65% – 30%.
Bản đồ quy hoạch phát triển công nghiệp và du lịch huyện Nam Trực
Bản đồ quy hoạch phát triển công nghiệp và du lịch huyện Nam Trực

Dự báo phát triển dân số, lao động huyện Nam Trực


  • Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2016-2020 là 0,9%/năm (tỷ lệ tăng tự nhiên).
  • Tốc độ tăng dân số trung bình toàn huyện giai đoạn 2021-2030 là 1,1%/năm (bao gồm cả tăng tự nhiên và tăng cơ học).
  • Dân số hiện trạng (2016) là 194.082 người. Dân số năm 2020 là 202.800 người, năm 2030 là 172.000 người.
  • Lao động: Dự kiến nguồn lao động chiếm 65-70% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60-65%.

Quy hoạch sử dụng đất huyện Nam Trực

  • Dành quỹ đất hợp lý để phát triển cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống, phát triển các đô thị, các thị trấn. Đặc biệt là quỹ đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững lâu dài.
  • Phân bổ, sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa phù hợp theo từng giai đoạn phát triển đảm bảo an ninh lương thực.
  • Khai thác sử dụng đất phải đi đôi bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường ổn định và bền vững.

Dự báo quy hoạch sử dụng đất huyện Nam Trực: Tổng diện tích tự nhiên 16.170,901,00 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp 10.913,067,5 ha; Đất phi nông nghiệp 5.198,832,14 ha; Đất chưa sử dụng 0,36 ha.

– Năm 2020:

  • Đất đô thị, nông thôn toàn huyện khoảng: 4.730 ha.
  • Đất đô thị khoảng 700 ha, bình quân 350m/người.
  • Đất dân dụng khoảng 175 ha, chỉ tiêu khoảng 85m/người.
  • Đất nông thôn khoảng 4.020 ha. – Năm 2030: 59
  • Đất đô thị, nông thôn toàn huyện khoảng: 4.650 ha.
  • Đất đô thị khoảng 2.200 ha (bao gồm: TT Nam Giang, đô thị Đồng Sơn), bình quân 473 mo/người. Đất dân dụng khoảng 380 ha, chỉ tiêu khoảng 90m2/người.
  • Đất nông thôn khoảng 2.450 ha.

Tổng diện tích đất đô thị, nông thôn toàn huyện giảm do 5 xã: Hồng Quang, Điền Xá, Nghĩa An, Nam Mỹ, Nam Toàn sát nhập vào thành phố

Các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật huyện Nam Trực

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong đồ án quy hoạch đảm bảo đáp ứng các quy định theo quy chuẩn quy hoạch xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng.

Định hướng quy hoạch phát triển tổng thể không gian vùng huyện Nam Trực

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, hiện trạng, tổ chức tổng thể không gian vùng huyện theo mô hình phát triển đa cực. Trong đó lấy các đô thị trung tâm và vùng phát triển kinh tế làm hạt nhân phát triển không gian vùng từ đó lan toả ra các khu vực xung quanh.

Bản đồ quy hoạch hệ thống phát triển khu dân cư huyện Nam trực
Bản đồ quy hoạch hệ thống phát triển khu dân cư huyện Nam trực

Đối với vùng huyện Nam Trực phân làm 2 tiểu vùng phát triển không gian:

+ Không gian vùng trung tâm huyện:

Lấy khu vực trung tâm huyện lỵ Nam Giang làm hạt nhân phát triển lan toả ra xung quanh thông qua các trục đường chính (trục TL485B, TL490C và các trục huyện lộ). Đây là vùng phát triển về CN-TTCN kết hợp với dịch vụ thương mại và công nghiệp hàng hoá.

Tại đây có lợi thế khu vực cửa ngõ thành phố, có các CCN (CCN Đồng Côi, CCN Tân Thịnh); khu vực trung tâm huyện lỵ Nam Giang, đô thị Nam Hùng, Tân Thịnh phát triển mạnh về dịch vụ thương mại, tài chính; vùng nông nghiệp công nghệ cao tại bãi Thắng Thịnh, khu vực chuyên trồng rau sạch, hệ thống giao thông thuận lợi (bao gồm QL21, QL21B, TL485B-đường vành đai II) là lợi thế để phát triển không gian vùng.

+ Không gian vùng phía Nam huyện:

Lấy đô thị Đồng Sơn làm hạt nhân phát triển, lan toả ra xung quanh thông qua các trục đường chính (trục TL487, TL490C và các trục huyện lộ). Đây là vùng phát triển đồng đều về nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp – TTCN, dịch vụ thương mại.

Tại đây có hai đô thị mới là Đồng Sơn, Nam Tiến, các làng nghề TTCN truyền thống, các vùng sản xuất nông nghiệp (gắn với các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất, cơ sở chế biến), hệ thống giao thông (bao gồm QL21B, QL21, TL487) là lợi thế để phát triển không gian vùng.

Hai tiểu vùng trên kết nối với nhau bởi các trục quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ.

Năm xã khu vực phía Bắc huyện (bao gồm: Nghĩa An, Nam Toàn, Nam Mỹ, Hồng Quang, Điền Xá) sẽ sát nhập vào thành phố Nam Định theo Quyết định số 2084/QĐ-TTg ngày 22/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Nam Định đến năm 2025.

Quy hoạch đô thị huyện Nam Trực

Định hướng phát triển các đô thị:

  • Dự báo tỷ lệ đô thị hoá trên địa bàn huyện đến năm 2030 đạt 25%. – Giai đoạn đến năm 2020: có 1 đô thị loại V (thị trấn Nam Giang).
  • Giai đoạn 2021-2030: có 2 đô thị loại V (thị trấn Nam Giang, đô thị Đồng Sơn). Năm xã: Nghĩa An, Hồng Quang, Điền Xá, Nam Mỹ, Nam Toàn sẽ sát nhập vào thành phố Nam Định.
Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển giao thông huyện Nam Trực
Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển giao thông huyện Nam Trực
  • Tầm nhìn đến năm 2050: Nâng cấp xã Nam Hùng, Tân Thịnh, Nam Tiến lên đô thị loại V. 5.2. Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn:
  • Phát triển mới các khu dân cư tập trung tại các xã theo quy hoạch xây dựng NTM. Trong đó ưu tiên xây dựng các khu dân cư tập trung tại các xã: Nam Dương, Nam Thanh, Nam Cường, Nam Hoa, Bình Minh, Nam Hùng, Hồng Quang.

Quy hoạch hạ tầng giao thông huyện Nam Trực

Giao thông đường bộ:

Quốc lộ:

  • Quốc lộ 21 giai đoạn 2021-2030, mở rộng đường Lê Đức Thọ đạt tiêu chuẩn đồng phổ chỉnh độ thị chủ yếu, mặt cắt ngang gồm 6 làn xe cơ giới, tổng bề rộng Bàn = 67m.
  • Quốc lộ 21B quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng

Tỉnh lộ Các tuyến tỉnh lộ 490C, tỉnh lộ 487, tỉnh lộ 48 SB, tỉnh lộ 487B quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đóng băng, đoạn qua thị trấn đảm bảo tuân thủ quy hoạch đường đô thị

Huyện lộ: 7 tuyến huyện lộ hiện có (Huyện lộ Nam Ninh Hải, huyện lộ An Thắng, huyện lộ Binh Sơn, huyện lộ Tiền Thái, huyện lộ Hoa Lợi Hải, huyện lộ Thanh Khê, huyện lộ Mỹ Điển) quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

Giao thông đường thuỷ:

  • Đối với tuyến sông Hồng, sông Đảo do Trung ương quản lý được quy hoạch phù hợp với quy hoạch Đường thuỷ nội địa Việt Nam. Đến năm 2020 luồng đạt tiêu chuẩn ĐTNĐ cấp I cho tầu tải trọng đến 1.000 tấn đi lại, sau năm 2020 cải tạo luồng cho phép tàu > 1,000 tấn đi lại.
  • Đối với tuyến sông do địa phương quản lý: duy trì cấp sống hiện tại, cho các phương tiện chở hàng có tải trọng đến 50 – 100 tân đi lại.
  • Xây dựng cảng sông Nam Định mới tại xã Điền Xá công suất đạt 5 triệu tỉ năm vụ cho thu 2.000 tấn ra vào cảng.

Đất giao thông tĩnh:

Mở rộng, nâng cấp bến xe khách phía Nam thành phố tại xã Nghĩa An, quy mô bên loại I, diện tích tối thiểu 15.000m, kết hợp với bãi đỗ xe tĩnh và trạm trung chuyến xe buýt.

Giao thông đường sắt:

Giai đoạn 2021-2030: Xây dựng mới tuyến đường sắt Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh quy mô đường đơn cấp 1, khổ 1.435 mm và 2 cầu đường sắt trên sông Đào, sông Hồng trong đó có đoạn qua huyện Nam Trực.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcThông tin quy hoạch huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định đến 2030
Bài tiếp theoThông tin quy hoạch huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây