Trang chủ Quy hoạch Thanh Hóa Phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị Bồng,...

Thanh Hóa Phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị Bồng, huyện Vĩnh Lộc đến 2045

432
0

Quy hoạch chung đô thị Bồng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2045 với tổng diện tích quy hoạch: 3.337,18 ha.

Ngày 24/8/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2877/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị Bồng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2045.


Theo đó, khu vực lập quy hoạch chung bao gồm địa giới hành chính của xã Vĩnh Hùng và xã Minh Tân, có ranh giới cụ thể như sau:

Tổng diện tích quy hoạch: 3.337,18 ha. Trong đó diện tích xã Vĩnh Hùng 1.981,111 ha; xã Minh Tân 1.356,068 ha.


Tính chất: Là đô thị loại V; đô thị trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội khu vực phía Đông sông Bưởi vùng huyện Vĩnh Lộc. Các khu chức năng gồm:

  • Đầu mối giao thông vùng phía Đông huyện Vĩnh Lộc.
  • Dịch vụ văn hóa lịch sử và sinh thái.
  • Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (TTCN) gắn với cụm công nghiệp Vĩnh Minh.

Quy mô: Dân số hiện trạng năm 2021 khoảng 15.441 người; Dân số dự báo phát triển đến năm 2045 khoảng 31.900 người.

Đô thị Bồng phát triển trên cơ sở các trục không gian chủ đạo như quốc lộ 217, đường tỉnh 516B và các đường huyện theo Quy hoạch vùng huyện Vĩnh Lộc:


Các trục kết nối không gian:

  • Trục Bắc Nam: Tuyến phía Tây là Đường tỉnh 516B; Tuyến trung tâm là ĐH-VL.13 vào chùa Đa Bút; Tuyến phía Đông là ĐH-VL.15 đi xã Vĩnh An.
  • Trục Đông Tây: Tuyến trung tâm Quốc lộ 217; Tuyến phía Bắc là ĐH-VL.11 chân núi Mông Cù; Tuyến tránh phía Bắc QL217 là ĐH-VL.12 qua cánh đồng A; Tuyến đê sông Mã phía Nam;

Khu vực phát triển mới: Tập trung mở rộng phát triển khu vực phía Bắc Quốc lộ 217, phát triển đất du lịch dịch vụ gắn với cảnh quan nông nghiệp, cảnh quan ven sông Mã.

Khu vực trung tâm đô thị bao gồm: Trung tâm hành chính; văn hoá, Y tế, TDTT đô thị… đã được đầu tư xây dựng, trước mắt giữ nguyên vị trí hiện nay, cân đối diện tích để có hướng đề xuất khu hành chính mới phù hợp với tiêu chí đô thị loại V.


Bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm và phía Đông khu quy hoạch, đảm bảo khoảng cách ly đối với dân cư đô thị.

Định hướng không gian cải tạo đô thị được xác định gồm toàn bộ đất phía Tây Bắc cơ bản giữ nguyên hiện trạng đất ở, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Khu vực ổn định, cải tạo nâng cấp: Bao gồm các khu dân cư hiện trạng hiện trạng dọc Quốc lộ 217, tỉnh lộ 516B và tuyến đê dọc sông Mã.
  • Khu vực hạn chế phát triển: Phía Đông, phía Bắc gắn với núi Báo và núi Mông Cù – hạn chế phát triển triển dân cư mới. Giữ nguyên đất nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng cải tạo phục vụ nâng cao năng suất hoặc làm dịch vụ sinh thái, kết hợp với du lịch nông lâm nghiệp.
  • Các khu sản xuất: Đề xuất di dời các cơ sở sản xuất hiện nay đang ở xen trong các khu dân cư về cụm công nghiệp Vĩnh Minh nhằm giảm bớt gây ô nhiễm môi trường. Tập trung nghiên cứu hướng phát triển một nghề trọng điểm là chế tác đá tâm linh, bố trí các dự án công nghiệp sạch (may mặc…).

Đô thị được chia thành 4 đơn vị ở, gồm:

  • Đơn vị ở số 1: Gồm 07 thôn phía Đông Nam xã Vĩnh Hùng chủ yếu khai thác du lịch tâm linh, trồng rừng sản xuất.
  • Đơn vị ở số 2: Gồm các thôn thuộc xã Minh Tân (xã Vĩnh Tân cũ) chủ yếu khai thác du lịch trải nghiệm, kết hợp du lịch tâm linh và trồng rừng sản xuất.
  • Đơn vị ở số 3: Gồm các thôn thuộc xã Minh Tân (xã Vĩnh Minh cũ) chủ yếu khai thác nghề thủ công chế tác đá mỹ nghệ.
  • Đơn vị ở số 4: Gồm 04 thôn phía Tây Bắc xã Vĩnh Hùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trồng rừng sản xuất, du lịch.

Trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn về việc Quy hoạch chung đô thị Bồng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2045.

UBND tỉnh cơ bản thống nhất nội dung đồ án Quy hoạch chung đô thị Bồng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2045; tuy nhiên, yêu cầu hoàn chỉnh, bổ sung một số nội dung như sau: Khu vực cánh đồng A có địa hình trũng thấp, cần giữ lại để điều hòa thoát nước và bảo vệ môi trường, cảnh quan khu vực; vì vậy, yêu cầu chỉ khai thác, sử dụng diện tích khoảng 30-35 ha để quy hoạch các khu thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái (diện tích khai thác, sử dụng không quá 15% tổng diện tích tự nhiên của khu vực cánh đồng A).

Nghiên cứu phương án kết nối tuyến đường ĐH-VL12 với Quốc lộ 217 để quy hoạch thành tuyến đường tránh đô thị.

Tham khảo thêm: 

Quy hoạch huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa đến 2030


Rate this post
Bài trướcBản đồ và thông tin quy hoạch thị trấn Tân Phú huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước
Bài tiếp theoBốn đỉnh cao Kim tự tháp – Thần số học – Ý nghĩa của mỗi con số

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây