Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện tỉnh Lâm Đồng đến 2030,...

Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện tỉnh Lâm Đồng đến 2030, tầm nhìn đến 2050

90
0

Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Lâm Đồng được xác định với 3 tiểu vùng, quy mô, định hướng phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch cho từng tiểu vùng.

Lâm  Đồng, vùng đất Nam Tây Nguyên, nằm ở độ cao trung bình từ 800 – 1000m so với mặt nước biển. Với diện tích tự nhiên 9.765 km2, Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên ( Lâm Viên, Di Linh và Bào Lộc) là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn.


Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10 huyện. Thành phố Đà Lạt, trung tâm hành chính-kinh tế-xã hội của tỉnh, về hướng Bắc cách thủ đô Hà Nội 1.500 km, về hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km.

Các tuyến quốc lộ: 20, 55,27,27C, 28, 28B và đường Đông Trường Sơn, như vậy hệ thống giao thông đối ngoại nối liền Lâm Đồng với vùng Đông nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối quan hệ kinh tế-xã hội hữu cơ với các vùng, các tỉnh trong khu vực. Lâm Đồng là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên đến nay có cao tốc gần 20 km.

Cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng dài 3.250 m có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A.320, A.321 hoặc tương đương.


Vùng liên huyện Đông – Bắc (Tiểu vùng I)

Quy hoạch vùng liên huyện Đông – Bắc tỉnh Lâm Đồng với quy mô diện tích 3.220,1 km2. Cụ thể:

Phạm vi, ranh giới: Bao gồm TP Đà Lạt; các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng một phần huyện Lâm Hà (TT Nam Ban và 04 xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà).

Quy mô: Diện tích 3.220,1 km². Dân số năm 2020 là 555.354 người. Tỷ lệ đô thị hóa 52%. Dự kiến đến năm 2030, dân số là 632.038 người, tỷ lệ đô thị hóa là 65%.


Tính chất:

  • Là vùng trọng điểm, có vai trò là khu vực động lực phát triển của tỉnh. TP Đà Lạt là trung tâm vùng và vùng phụ cận được mở rộng một phần huyện Lâm Hà (TT Nam Ban, xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà) là trung tâm du lịch cao cấp quốc gia có ý nghĩa quốc tế;
  • Là Trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế – văn hóa, khoa học – kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng; Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế;
  • Trung tâm nghiên cứu SXNN công nghệ cao cấp quốc gia và quốc tế; Trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục – đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành cấp quốc gia; Trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan và ĐDSH cấp quốc gia;
  • Trung tâm thương mại dịch vụ, hội chợ triển lãm; Trung tâm văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao và giải trí cấp vùng; có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh đối với khu vực Tây Nguyên và cả nước. Trong đó, TP Đà Lạt là đô thị trung tâm vùng tỉnh Lâm Đồng, trung tâm du lịch cấp quốc gia và trung tâm chuyên ngành về nghiên cứu, đào tạo cấp
    vùng Tây Nguyên.

Định hướng phát triển:

  • Trục không gian chính là TP Đà Lạt-Đô thị Đức Trọng, TX tương lại. Các đô thị vệ tinh gồm: TT Lạc Dương, TT Đinh Văn, TT Thạnh Mỹ, TT D’ran, TT Nam Ban, TT Tân Hà.
  • Phát triển TP Đà Lạt và vùng phụ cận theo mô hình chuỗi các đô thị liên kết theo tuyến vành đai và xuyên tâm; kết nối với các vùng du lịch sinh thái, các vùng cảnh quan rừng, cảnh quan nông nghiệp; phát triển bền vững; bảo tồn và phát huy tính đặc thù về tự nhiên và văn hóa – lịch sử.
  • Phát triển du lịch: TP Đà Lạt và vùng phụ cận là trung tâm du lịch của tỉnh, phát triển du lịch “Một điểm đến thiên nhiên” (Du lịch khám phá, mạo hiểm, cắm trại, lên đỉnh Lang Biang,…); Du lịch giải trí (Chơi golf, các hoạt động trên nước tại hồ Đại Ninh,…); Du lịch nông nghiệp, thương mại hội nghị, di sản và văn hóa. Trong đó, chú trọng sản phẩm du lịch
    có tính khác biệt như: Du lịch nông nghiệp, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm. Phát triển tuyến du lịch gắn với TP Nha Trang, Cam Ranh.
  • Phát triển nông nghiệp: Nông nghiệp sạch đô thị TP Đà Lạt, khu nông nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia, phát triển sản phẩm theo hướng hàng hoá từ vùng nguyên liệu tại Lâm Hà, Đức Trọng.
  • phát triển mạng lưới không gian xanh: bảo vệ di sản thiên nhiên và kiến trúc, khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang, khu dự trữ thiên nhiên Đơn Dương, Bảo tàng thiên nhiên Tây Nguyên,…
Bản đồ định hướng phát triển không gian tiểu vùng I
Bản đồ định hướng quy hoạch phát triển không gian tiểu vùng I, tỉnh Lâm Đồng

Vùng liên huyện trung chuyển (Tiểu vùng II)

Phạm vi, ranh giới: Gồm các huyện Di Linh, huyện Đam Rông, huyện Lâm Hà (TT Đinh Văn, xã Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô, Tân Văn, Tân Hà, Liên Hà, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Tân Thanh).


Quy mô: Diện tích 3.145,1 km². Dân số năm 2020 là 361.914 người. Tỷ lệ đô thị hóa 16%. Dự kiến đến năm 2030, dân số là 402.415 người, tỷ lệ đô thị hóa là 32%.

Tính chất: Là vùng sản xuất cây công nghiệp, dược liệu, chăn nuôi, công nghiệp chế biến và dịch vụn du lịch; là vùng đệm sinh thái trung chuyển giữa tiểu vùng I và tiểu vùng II, trong đó đô thị Di Linh là trung tâm của vùng.

Định hướng phát triển:

  • Phát triển đô thị dọc theo QL 20 (TT Di Linh) và phía Bắc QL 27 (TT Bằng Lăng, Đạ Rsal). Hạt nhân là TT Di Linh.
  • Phát triển vùng chuyên canh theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, hình thức trang trại quy mô lớn như: Chè, cà phê, cây ăn quả,dược liệu, lúa ở Di Linh; Cà phê, điều, dâu tằm, cây ăn quả (sầu riêng, bơ) ở Đam Rông; Dâu tằm, cà phê, cây ăn quả (chuối laba), rau, hoa, chè, lúa ở Lâm Hà. Nuôi trồng thủy sản, cá lồng bè ở hồ Ka La, thủy
    điện Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Hàm Thuận – Đa Mi,…. Vùng chăn nuôi tập trung hình thức trang trại quy mô lớn. Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
  • Phát triển thương mại dịch vụ ở TT Di Linh, Đinh Văn, Đạ Rsal, khai thác lợi thế giao điểm của trục hành lang kinh tế Bắc Nam và Đông Tây nối kết giữa Đắk Nông-Lâm Đồng-Bình Thuận.
  • Phát triển du lịch và du lịch sinh thái: Khai thác các lợi thế về cảnh quan và vị trí cửa ngõ phía Bắc trên tuyến du lịch Đà Lạt-Tây Nguyên dọc theo Quốc lộ 27, Đà Lạt-Bảo Lộc dọc theo Quốc lộ 20. Các loại hình du lịch chính là du lịch sinh thái rừng, điều dưỡng suối khoáng nóng, du lịch thể thao. Khai thác tuyến du lịch Đà Lạt-Phan Thiết, khu du lịch văn
    hóa, thể thao, du lịch và đô thị tổng hợp Gia Hiệp – Tam Bố Hình thành khu du lịch suối khoáng nóng Đạ Long (huyện Đam Rông), khu du lịch thác Liliang, thác Khói, Phú Xuân (huyện Di Linh), khu du lịch thác 07 tầng, hồ thủy điện Đa Cho Mo, Văn Minh – Đạ Dâng 2 (huyện Lâm Hà).
Bản đồ định hướng phát triển không gian tiểu vùng II
Bản đồ định hướng phát triển không gian tiểu vùng II

Vùng liên huyện Tây – Nam (Tiểu vùng III)

Quy hoạch vùng liên huyện Tây – Nam tỉnh Lâm Đồng với quy mô diện tích 3.416 km2. Cụ thể:

Phạm vi, ranh giới: Gồm TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, huyện Đạ Huoai, huyện Đạ Tẻhhuyện Cát Tiên.

Quy mô: Diện tích 3.416 km². Dân số năm 2020 là 361.932 người. Tỷ lệ đô thị hóa 42% Dự kiến đến năm 2030, dân số là 448.332 người, tỷ lệ đô thị hóa là 62%.

Tính chất:  Là tiểu vùng kinh tế, động lực phía Tây Nam tỉnh, trong đó thành phố Bảo Lộc là trung tâm tiểu vùng, Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế tiếp giáp với các vùng kinh tế lớn của các tỉnh, thành phía Nam như: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh, huyện Đạ Huoai là đầu mối kết nối phát triển kinh tế – xã hội với các huyện trong tỉnh, khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây nguyên và cả nước, là tiểu vùng III là vùng trọng tâm của tỉnh về phát triển du lịch sinh thái cảnh quan rừng, du lịch hỗn hợp, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, du lịch tâm linh, vui chơi giải trí có cá cược; là vùng sản xuất cây ăn trái, cây công nghiệp chất lượng cao như: Điều, sầu riêng, cao su,…

Định hướng phát triển:

  • Hạt nhân là TP. Bảo Lộc, là đô thị động lực chính của vùng đô thị phía Nam tỉnh. Phân vùng Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên trở thành phân vùng phía Nam thuộc tiểu vùng III với vai trò phát triển kinh tế – xã hội tổng hợp để phát huy vai trò kết nối Tiểu vùng III nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung với khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
  • Phát triển vùng đô thị Bảo Lộc và vùng phụ cận trên trục Quốc lộ 20, Quốc lộ 55 và vùng đô thị phía Tây trên Quốc lộ 20, ĐT.721 (TT. Mađaguôi, TT. Đạ M’ri, TT. Đạ Tẻh, TT. Cát Tiên, TT. Phước Cát).
  • Các vùng chuyên canh theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao (chè, cà phê, dâu tằm, cây ăn quả, lúa, dược liệu), gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Bảo tồn đa dạng sinh học trong vườn quốc gia Cát Tiên, hành lang đa dạng sinh học phía Bắc của tiểu vùng.
  • Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái rừng. Khai thác lợi thế vị trí trung chuyển giữa TP. Đà Lạt và TP. HCM, xây dựng các trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng, siêu thị, chợ đầu mối nông sản,… .ở TP. Bảo Lộc, các trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng phía Tây. Phát triển cụm du lịch TP. Bảo Lộc và vùng phụ cận; Cát Tiên-Đạ Tẻh-Đạ Huoai, trong đó TP. Bảo Lộc là trung tâm du lịch phía Nam tỉnh. Các loại hình du lịch chính là du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái rừng, thể thao mạo hiểm, nghiên cứu khoa học, du lịch văn hóa.
Bản đồ định hướng phát triển không gian tiểu vùng III
Bản đồ định hướng quy hoạch phát triển không gian tiểu vùng III, tỉnh Lâm Đồng


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch mở rộng thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Bài tiếp theoQuy hoạch vùng huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến 2030, tầm nhìn đến 2050

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây