Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh đến...

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh đến 2040

673
0

Quy hoạch vùng huyện Cầu Ngang đến 2040 gồm 2 thị trấn và 13 xã của huyện với tổng diện tích khoảng 328,311 km2.

Ngày 07/4/2022, UBND tỉnh Trà Vinh ban hành quyết định số 619/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cầu Ngang đến 2040.


Theo quyết định, phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của huyện Cầu Ngang (bao gồm 15 đơn vị hành chính, trong đó gồm: 02 thị trấn và 13 xã), với tổng diện tích tự nhiên là 328,311 km, được giới hạn như sau:

Thời hạn quy hoạch: đến năm 2040.


Mục tiêu quy hoạch huyện Cầu Ngang làm cơ sở để triển khai và quản lý các quy hoạch, xác định các dự án ưu tiên đầu tư phát triển đô thị, quản lý đô thị, các khu dân cư nông thôn, khu vực phát triển đô thị, các khu du lịch, thương mại dịch vụ, các cụm công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp,… làm tiền để thu hút đầu tư, định hướng phát triển hợp lý các nguồn lực nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh. – Xây dựng huyện Cầu Ngang đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2022. Tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường.

Sơ đồ định hướng quy hoạch phát triển không gian kiến trúc huyện Cầu Ngang
Sơ đồ định hướng quy hoạch phát triển không gian kiến trúc huyện Cầu Ngang

Tính chất, chức năng và vai trò của huyện Cầu Ngang

Về tính chất, Vùng huyện Cầu Ngang với khu vực đô thị hóa tập trung chủ yếu tại thị trấn Cầu Ngang và thị trấn Mỹ Long. Trong đó, thị trấn Cầu Ngang là thị trấn huyện lỵ, định hướng đến 2025 đạt tiêu chí đô thị loại IV, với tính chất là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thị trấn Mỹ Long là trung tâm dịch vụ, du lịch gắn với kinh tế biển của huyện Cầu Ngang. Huyện Cầu Ngang là vùng phát triển nông nghiệp – công nghiệp – thương mại – dịch vụ du lịch biển; là huyện đạt tiêu chí huyện nông thôn mới.

Chức năng, vai trò của vùng được xác định là:


  • Vùng huyện Cầu Ngang thuộc tiểu vùng phù sa nhiễm mặn, đây là tiểu vùng phát triển có tính chất động lực đối với phát triển kinh tế – xã hội toàn tỉnh, cụ thể: phát triển mạnh về kinh tế biển, tập trung vào khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy – hải sản.
  • Vùng huyện Cầu Ngang với 02 đô thị là thị trấn Cầu Ngang và thị trấn Mỹ Long, có vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, là đầu mối giao thông quan trọng.

Quy hoạch vùng huyện Cầu Ngang được xác định với chỉ tiêu dân số đến 2040, bao gồm:

  • Đến 2030, tổng dân số toàn huyện được dự báo khoảng 166.422 người (Trong đó: Ở đô thị là 61.972 người; Ở nông thôn là 104.450 người).
  • Đến 2040, tổng dân số toàn huyện được dự báo khoảng 189,249 người (Trong đó: Ở đô thị là 73.774 người; Ở nông thôn là 115.475 người).

Quy hoạch định hướng phát triển không gian vùng, huyện Cầu Ngang đến 2040

Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư đô thị và điểm dân cư nông thôn tạo sự cân đối về mặt hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và quy mô dân số theo từng giai đoạn quy hoạch, huyện Cầu Ngang. Dự kiến phát triển không gian đô thị vùng huyện Cầu Ngang như sau:

Bản đồ định hướng quy hoạch phát triển không gian đô thị huyện Cầu Ngang
Bản đồ định hướng quy hoạch phát triển không gian đô thị huyện Cầu Ngang

Định hướng phát triển Đô thị: Phát triển đô thị Cầu Ngang và đô thị Mỹ Long.


  • Độ thị Cầu Ngang: Hiện là đô thị loại V, định hướng mở rộng đô thị Cầu Ngang (thị trấn Cầu Ngang hiện hữu, toàn bộ xã Mỹ Hòa và xã Thuận Hòa) giai đoạn đến năm 2025 nâng lên đô thị loại IV là trung tâm động lực phát triển kinh tế cho toàn huyện.
  • Đô thị Mỹ Long: Thị trấn Mỹ Long định hướng tiếp tục phát triển hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí đô thị loại V trở thành đô thị trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của huyện Cầu Ngang.

Định hướng phát triển nông thôn: Phát triển theo định hướng quy hoạch chung xây dựng của từng xã, phát triển dọc theo các tuyến lộ chính và hệ thống kênh rạch gắn liền với điều kiện sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững; trong đó hệ thống cụm xã đảm bảo cân đối hài hòa và bổ sung hệ thống các công trình công cộng và dịch vụ cho từng khu vực huyện, đảm bảo nhu cầu sử dụng và bán kính phục vụ, gồm 04 cụm:

  • Cụm phía Đông Nam (gồm xã Hiệp Mỹ Đông, xã Hiệp Mỹ Tây, xã Mỹ Long Nam): Xã Mỹ Long Nam phát triển là trung tâm cụm xã.
  • Cụm phía Tây (gồm xã Hiệp Hòa, xã Kim Hòa, xã Trường Thọ): Xã Hiệp Hòa phát triển là trung tâm cụm xã.
  • Cụm phía Nam (gồm xã Long Sơn, xã Thạnh Hòa Sơn, xã Nhị Trường): Xã Long Sơn phát triển là trung tâm cụm xã.
  • Cụm phía Bắc (gồm xã Vinh Kim, xã Mỹ Long Bắc): Xã Mỹ Long Bắc phát triển là trung tâm cụm xã.

Phát triển công nghiệp huyện Cầu Ngang.

  • Cụm công nghiệp Mỹ Long Bắc: Vị trí tại ấp Nhứt A, xã Mỹ Long Bắc với diện tích khoảng 40 ha.
  • Cụm công nghiệp Hiệp Mỹ Tây: Vị trí tại ấp Bảo Bèo, xã Hiệp Mỹ Tây với diện tích khoảng 40 ha.
  • Cụm công nghiệp Long Sơn: Vị trí tại ấp Ô Răng, xã Long Sơn với diện tích khoảng 40 ha.
  • Cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: Quy hoạch các vùng nguyên liệu, ổn định nguồn nguyên liệu tại chỗ cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp mà các xã có lợi thế gắn với phát triển tổ kinh tế hợp tác trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tiếp tục bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống như: Làng nghề bánh tét Trà Cuôn xã Kim Hòa, Làng nghề khai thác, sơ chế, chế biến thủy hải sản thị trấn Mỹ Long; Làng nghề làm cốm dẹp xã Nhị Trường. Ngoài ra, còn định hướng khu sản xuất nông nghiệp tập trung thuộc xã Nhị Trường, Trường Thọ, Hiệp Hòa,…

Cấu trúc lưu thông vùng: Sử dụng cấu trúc lưu thông hướng tâm kết hợp với đường vành đai. Cụ thể như sau:

  • Vành đai 1: Đường tránh thị trấn Cầu Ngang kết hợp với đường huyện 35 tạo thành vành đai 1,
  • Vành đai 2: Đường huyện 17 – Đường huyện 20 – Quốc lộ 53 – Đường huyện 35 – Đường huyện 23 – Đường tỉnh 915B – Đường huyện 5 tạo thành vành dai 2.
  • Trục Bắc Nam: Quốc lộ 53. Phía Bắc nối với thành phố Trà Vinh, đi qua đô thị Cầu Ngang, phía Nam nối với thị xã Duyên Hải.
  • Trục Đông Tây: Đường tỉnh 912. Phía Tây nối với huyện Châu Thành, đi qua đô thị Cầu Ngang; phía Đông Nam nối với thị xã Duyên Hải, đi qua đô thị Mỹ Long

Quy hoạch Định hướng phát triển không gian đô thị và nông thôn, huyện Cầu Ngang

Quy hoạch Đô thị Cầu Ngang

Quy hoạch đô thị Cầu Ngng trở thành đô thị loại IV, là thị trấn huyện lỵ với chức năng chính là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng vùng huyện Cầu Ngang. Định hướng đến 2030 diện tích đất đai phát triển đô thị 3,532,22 ha. Dân số đến năm 2030 khoảng 53.599 người, dân số đến năm 2040 khoảng 61.594 người.

Quy hoạch Đô thị Mỹ Long

Quy hoạch đô thị Mỹ Long trở thành đô thị loại V, là thị trấn với chức năng chính là trung tâm thương mại – dịch vụ – du lịch của vùng huyện Cầu Ngang, Diện tích đất đai phát triển đô thị 542,38 ha. Dân số đến năm 2030 khoảng 8.373 người, dân số đến năm 2040 khoảng 12.180 người.

Sơ đồ quy hoạch định hướng phát triển không gian đô thị và nông thôn, huyện Cầu Ngang
Sơ đồ quy hoạch định hướng phát triển không gian đô thị và nông thôn, huyện Cầu Ngang

Quy hoạch phát triển các Cụm đô thị gồm:

  • Cụm phía Đông Nam (xã Hiệp Mỹ Đông, xã Hiệp Mỹ Tây, xã Mỹ Long Nam): Đây là vùng nuôi trồng thuỷ hải sản, dịch vụ du lịch, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Có diện tích khoảng 7.851,58 ha, định hướng đến năm 2030, quy mô dân số cụm phía Đông Nam khoảng 21.627 người, đến năm 2040 khoảng 23.889 người.
  • Cụm phía Tây (xã Kim Hòa, xã Trường Thọ, xã Hiệp Hòa): Đây là vùng nông nghiệp và chăn nuôi. Có diện tích tự nhiên khoảng 6.724,95 ha, định hướng đến năm 2030 quy mô dân số cụm phía Tây khoảng 26,821 người, đến năm 2040 khoảng 29.725 người.
  • Cụm phía Nam (xã Long Sơn, xã Thạnh Hòa Sơn, xã Nhị Trường): Đây là vùng nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Có diện tích khoảng 8,165,13 ha, định hướng đến năm 2030 quy mô dân số cụm phía Nam khoảng 32.076 người, đến năm 2040 khoảng 35.432 người.
  • Cụm phía Bắc (xã Vinh Kim, xã Mỹ Long Bắc): Đây là vùng nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Có diện tích khoảng 6.014,83 ha, định hướng đến năm 2030 quy mô dân số cụm phía Bắc khoảng 23.926 người, đến năm 2040 khoảng 26.429 người.

Quy hoạch Định hướng không gian phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, huyện Cầu Ngang

Không gian phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, huyện Cầu Ngang được phân thành 05 tiểu vùng phát triển, bao gồm:

Tiểu vùng I: Là vùng nằm phía Tây của huyện Cầu Ngang, diện tích khoảng 11.811 ha. Gồm các xã Nhị Trường, Trường Thọ và một phần các xã Kim Hòa, Hiệp Hòa, Thuận Hòa, Long Sơn, Thanh Hòa Sơn, thị trấn Cầu Ngang. Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, mạng lưới thủy lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh cung cấp đủ nước tưới quanh năm, trình độ thâm canh cao hơn các vùng khác trong huyện. Phù hợp với sản xuất lúa chất lượng cao, nuôi trồng thủy sản nước ngọt và phát triển chăn nuôi gia cầm, heo, bò,…

Tiều vùng II: Là khu vực trung tâm của huyện, diện tích khoảng 10.300 ha, gồm một phần các xã Vinh Kim, Kim Hòa, Hiệp Hòa, Mỹ Hòa, thị trấn Cầu Ngang, Thuận Hòa, Long Sơn, Thanh Hòa Sơn, Hiệp Mỹ Tây, Hiệp Mỹ Đông. Đất nông nghiệp của tiểu vùng khoảng 7,300 ha. Phát triển tốt các loại nông sản: lúa – gạo đặc sản và chất lượng cao, các loại rau – màu, nuôi trồng thủy sản, phát triển chăn nuôi gia cầm, heo, bò,..

Tiểu vùng III: Nằm phía Đông huyện, diện tích khoảng 6.300 ha, trong đó có khoảng 4.400 ha đất nông nghiệp, gồm các xã: Mỹ Long Nam, Mỹ Long Bắc, thị trấn Mỹ Long và một phần các xã: Vinh Kim, Mỹ Hòa, Hiệp Mỹ Đông. Với lợi thế có sẵn nguồn nguyên liệu lớn từ các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và lực lượng lao động trẻ dồi dào, tiểu vùng III có đủ các điều kiện cần thiết để phát triển cụm công nghiệp theo hướng ưu tiên một số ngành nghề có tiềm năng và nguồn nguyên liệu tại chỗ: công nghiệp chế biến thủy sản, đậu phộng, lúa gạo xuất khẩu…

Tiểu vùng IV: Là khu vực nằm ngoài để ngăn mặn Chà Và – Thậu Râu, diện tích khoảng 2.300 ha, gồm một phần các xã Vinh Kim, Mỹ Long Bắc. Có nguồn tài nguyên | thủy sản phong phú, thuận lợi cho phát triển mạnh về đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, có thể kết hợp trồng rừng, phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái.

Tiểu Vùng V: Là khu vực Cồn Nạn xã Mỹ Long Nam, diện tích khoảng 2.270 ha, chủ yếu là đất sống, đất rừng phòng hộ và nuôi trồng thủy sản. Đây là khu vực có vị trí quan trọng về quốc phòng, bảo vệ tài nguyên vùng cửa sông và đặc biệt về phát triển nuôi trồng thủy sản.

Quy hoạch Định hướng không gian phát triển du lịch, thương mại dịch vụ, huyện Cầu Ngang

Quy hoạch phát triển du lịch huyện Cầu Ngang, được xác định với các nội dung sau:

  • Phát triển Cụm du lịch Cồn Nghêu bao gồm các điểm du lịch Cồn Bần, Cồn Nghêu, Hàng Dương.
  • Ưu tiên phát triển khu du lịch sinh thái Hàng Dương tại xã Mỹ Long Nam với diện tích khoảng 20,68 ha.
  • Khu du lịch sinh thái thị trấn Mỹ Long (kết hợp với đất rừng phòng hộ). + Khu du lịch sinh thái xã Mỹ Long Bắc (kết hợp với đất rừng phòng hộ).
  • Du lịch làng nghề cụm xã Mỹ Long Bắc, xã Mỹ Long Nam, thị trấn Mỹ Long.

Quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ, huyện Cầu Ngang với các khu chức năng như sau:

  • Phát triển các loại hình, tổ chức thương mại bán lẻ quy mô nhỏ và vừa tại thị trấn Cầu Ngang và thị trấn Mỹ Long.
  • Phát triển hạ tầng thương mại phục vụ cho hoạt động cung cấp nguyên liệu sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản.
  • Củng cố hệ thống bán lẻ, chợ bán buôn nông sản phù hợp với quá trình tập trung hóa sản xuất và tiêu dùng ở nông thôn, từng bước nâng cao văn minh thương mại và áp dụng phương thức kinh doanh mới, các dịch vụ hỗ trợ trong các chợ bán buôn, chợ quy mô lớn.
  • Giai đoạn 2022-2030, định hướng quy hoạch xây mới và mở rộng 09 chợ, trong đó: xây mới 05 chợ và mở rộng 04 chợ. Đến năm 2030, định hướng phát triển 01 siêu thị tại thị trấn Cầu Ngang.

Quy hoạch phát triển giao thông huyện Cầu Ngang

Quy hoạch hạ tầng giao thông huyện Cầu Ngang với hệ thống đường bộ, đường thủy, giao thông công cộng và các công trình đầu mối giao thông của huyện. Cụ thể như sau:

Giao thông đường bộ

  • Quốc lộ 53: Đoạn qua huyện Cầu Ngang nâng cấp đạt tối thiểu tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, gồm 2 làn xe, nền đường 12m; phần đất dự trữ mỗi bên 15m, lộ giới 42,0m.
  • Đường tránh Quốc lộ 53: Đường cấp III đồng bằng, gồm 2 làn xe, nền đường 12m, phần đất dự trữ mỗi bên 15m, lộ giới 42,0m.
  • Đường tỉnh 912: Đường cấp IV đồng bằng, gồm 2 làn xe, nền đường 9m, phần đất dự trữ mỗi bên 10m, lộ giới 29,0m.
  • Đường tỉnh 915B: Đường cấp IV đồng bằng, gồm 2 làn xe, nền đường 9m, phần đất dự trữ mỗi bên 10m, lộ giới 29,0m.
  • Đường huyện 5: Từ Đường tỉnh 912 đến Đường tỉnh 915B. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng, gồm 2 làn xe, nền đường 7,5m, phần đất dự trữ mỗi bên 10m, lộ giới 27,5m.
  • Đường huyện 12: Từ Đường huyện 21 xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang đến QL53 xã Hàm Giang, huyện Trà Cú. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, gồm 2 làn xe, nền đường 9m, phần đất dự trữ mỗi bên 10m, lộ giới 29,0m.
  • Đường huyện 17: Từ QL53 cống Trà Cuôn, huyện Cầu Ngang đến QL.54, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, chia làm 02 đoạn:

Đoạn 1: Từ QL53, cống Trà Cuôn, huyện Cầu Ngang đến Đường huyện 20, Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp IV động bằng, gôm 2 làn xe, nên đường 9m, phần đất dự trữ mỗi bên 10m, lộ giới 29,0m.

Đoạn 2: Từ Đường huyện 20 đến QL.54 xã Phước Hưng, Trà Củ, Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, gồm 2 làn xe, nền đường 9m, phần đất dự trữ mỗi bên 10m, lộ giới 29,0m.

Sơ đồ định hướng quy hoạch giao thông huyện Cầu Ngang
Sơ đồ định hướng quy hoạch giao thông huyện Cầu Ngang
  • Đường huyện 18: Từ QL53 thị trấn Cầu Ngang đến QL53, xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, gồm 2 làn xe, nền đường 9m, phấn đất dự trữ mỗi bên 10m, lộ giới 29,0m.
  • Đường huyện 20: Từ QL53, xã Long Sơn đến đường huyện 17, xã Nhị Trường, Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, gồm 2 làn xe, nên đường 9m, phần đất dự trữ mỗi bên 10m, lộ giới 29,0m.
  • Đường huyện 21: Tuyến bắt đầu từ nút giao Đường tỉnh 914 – Tuyển số 2, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải đi thẳng đến giao với đường huyện 21 tại ấp Lạc Sơn, xã Thạnh Hoà Sơn, huyện Cầu Ngang với chiều dài khoảng 3,67 km (đoạn 1); sau đó tuyến tiếp tục đi theo đường huyện 21 về điểm cuối tại ngã ba xã Long Sơn (Quốc lộ 53), huyện Cầu Ngang với tổng chiều dài khoảng 6,9 km (đoạn 2). Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, gồm 2 làn xe, nền đường 12m, phần đất dự trữ mỗi bên 15m, lộ giới 42,0m.
  • Đường huyện 22: Từ QL53, xã Hiệp Mỹ Tây đến ĐH.21, xã Thạnh Hòa Sơn, Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng, gồm 2 làn xe, nền đường 7,5m, phần đất dự trữ mỗi bên 10m, lộ giới 27,5m.
  • Đường huyện 23: Từ ĐT.912, xã Mỹ Long Bắc đến ĐT.915B, xã Mỹ Long Nam. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng, gồm 2 làn xe, nền đường 7,5m, phần đất dự trữ mỗi bên 10m, lộ giới 27,5m.
  • Đường huyện 35: Từ QL53, TT. Cầu Ngang đến QL53, xã Hiệp Mỹ Tây, Cầu Ngang. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng, gồm 2 làn xe, nền đường 7,5m, phần dự trữ mỗi bên 10m, lộ giới 27,5m.

Giao thông đường thủy

– Tuyến giao thông thủy:

  • Các tuyến giao thông thủy liên vùng: Sông Cổ Chiên là tuyến giao thông thủy cấp đặc biệt do Trung ương quản lý, là tuyến đường thủy trọng điểm của huyện Cầu Ngang nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung.
  • Các tuyến giao thông thủy nội vùng, đường thủy nội đồng do huyện Cầu Ngang quản lý: Sông Vinh Kim, sông Cầu Ngang, sông Bình Tân, sống Thâu Râu, sông Hiệp Mỹ, sông Hậu Bối, sông Hạnh Mỹ, kênh Vĩnh Bình, kênh Thống Nhất, kênh Tân Lập, kênh Thây Nại, kênh Long Hiệp, kênh Xáng…

– Bến đường thủy:

  • Xây dựng 01 bến hành khách ngang sống tại ấp Rấy A – Bãi Vàng thuộc xã Vinh Kim và 01 bển hành khách ngang sông Cổ Chiên tại xã Mỹ Long Bắc.
  • Cảng đường thủy nội địa: Xây dựng 01 bến thủy nội địa tại thị trấn Mỹ Long.
  • Cảng cá: Xây dựng 01 cảng cá và khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá tại khu vực Vàm Lầu thuộc xã Mỹ Long Bắc.

Giao thông công cộng

Định hướng phát triển tuyến xe buýt kết nối trung tâm các xã với thị trấn và các trung tâm đô thị như thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải tạo điều kiện đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng cho người dân.

Các tuyến xe buýt đang hoạt động trên địa bàn huyện Cầu Ngang hiện nay:

  • Tuyến xe buýt số 04: thành phố Trà Vinh – thị trấn Mỹ Long • xã Mỹ Long Nam, với cự ly tuyến là 38,2 km.
  • Tuyến xe buýt số 06: thành phố Trà Vinh – thị trấn Cầu Ngang – ngã ba Mỹ Quý, xã Hiệp Mỹ Tây, với cự ly tuyến là 39,2 km.

Quy hoạch phát triển thêm tuyến xe buýt: thị trấn Cầu Ngang – thị trấn Định An, với cự ly tuyến là 44,0 km.

Công trình đầu mối giao thông

  • Bến xe khách Cầu Ngang: Xây dựng mới tại nút giao giữa Quốc lộ 53 và đường vành đai thị trấn, xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang, đạt tiêu chuẩn loại 4. Quy mô từ 1,2-2,0 ha làm đầu mối phát triển hệ thống giao thông toàn huyện.
  • Xây dựng các điểm đầu cuối phục vụ xe buýt tại các khu đô thị và cụm công nghiệp, có diện tích khoảng 2.000mở/điểm.
  • Bên hàng hóa; Theo định hướng quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cầu Ngang, tại thị trấn Cầu Ngang có quy hoạch một bến hàng hóa ngay ngã ba sông Cầu Ngang và sông Bình Tân.

Xem quyết định phê duyệt quy hoạch tại đây!


4.9/5 - (12 bình chọn)
Bài trướcNam Định khởi công xây dựng Cầu Bến Mới nối kết nối với huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình
Bài tiếp theoĐặc điểm, tính cách của người có Con số Chủ đạo 7 trong Thần Số học

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây