Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam...

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đến 2030

163
0

Quy hoạch vùng huyện Bắc Trà My với tổng diện tích đất tự nhiên 846,99 km2, không gian vùng được định hướng phát triển thành 03 tiểu vùng.

Quy hoạch được thực hiện theo Quyết định số 3385/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam ngày 01/12/2020 về việc Phê duyệt quy hoạch và ban hành Quy định quản lý kèm theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Trà My giai đoạn đến năm 2020 và năm 2030.


Phạm vi ranh giới khu vực lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Bắc Trà My. Tổng diện tích đất tự nhiên: 846,99 km2, với 13 đơn vị hành chính (12 xã và 01 thị trấn).

Tính chất: là hạt nhân của cụm động lực Tây Nam “Tiên Phước – Bắc Trà My – Nam Trà My” trong Hành lang kinh tế Nam Quảng Nam.

Động lực và tiềm năng phát triển của huyện Bắc Trà My được xác định, bao gồm:


  • Nằm trên giao lộ của hai tuyến giao thông huyết mạch trên vùng Tây Quảng Nam là Trường Sơn Đông và Nam Quảng Nam, Bắc Trà My có thể phát triển thành điểm trung chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu từ đồng bằng lên miền núi, từ các khu vực phát triển năng động (Chu Lai, Dung Quất) lên Tây Nguyên, sang Lào, Campuchia và ngược lại;
  • Nằm trên Hành lang phát triển Nam Quảng Nam và được xác định là hạt nhân phát triển cho Cụm Tây Nam (bao gồm 3 huyện Tiên Phước – Bắc Trà My – Nam Trà My) trong mối liên kết hỗ trợ phát triển với Cụm động lực số 3 (Tam Kỳ – Núi Thành – Phú Ninh);
Sơ đồ quy hoạch vùng huyện Bắc Trà My
Sơ đồ quy hoạch vùng huyện Bắc Trà My

Định hướng quy hoạch phát triển không gian vùng

Không gian vùng Huyện Bắc Trà My được phân thành 03 tiểu vùng phát triển. Cụ thể:

Tiểu vùng 1: gồm các xã Trà Giáp, Trà Giác, Trà Ka, Trà Bui và Trà Đốc; diện tích tự nhiên 495,51 km2; dân số khoảng 17.368 người; định hướng phát triển chủ yếu là “Lâm nghiệp, các loại nguyên liệu gỗ, giấy”; trung tâm tiểu vùng là Trung tâm xã Trà Giác.

Tiểu vùng 2: gồm các xã Trà Nú, Trà Kót, Trà Đông, Trà Dương và Trà Giang; diện tích tự nhiên 239,28 km2; dân số khoảng 11.472 người; định hướng phát triển chủ yếu là “Công nghiệp – nông – lâm nghiệp”; trung tâm tiểu vùng là Trung tâm xã Trà Đông.


Tiểu vùng 3: gồm các xã Trà Sơn, Trà Tân và thị trấn Trà My; diện tích tự nhiên 90,65 km2; dân số khoảng 12.822 người; định hướng phát triển chủ yếu là “Thương mại – dịch vụ – du lịch”; trung tâm tiểu vùng là thị trấn Trà My.

Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng huyện Bắc Trà My
Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng huyện Bắc Trà My

Định hướng quy hoạch phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp: hình thành các cụm công nghiệp, ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp sản xuất hàng hóa và chế biến nông lâm sản, dược liệu, vật liệu xây dựng; phân bố tại các xã Trà Kót, Trà Giác, Trà Sơn, Trà Đông và thị trấn Trà My. Tổng diện tích đất công nghiệp tập trung đến năm 2030 đạt khoảng 241,4 ha; trong đó, tiếp tục phát triển và lấp đầy cụm công nghiệp Tinh dầu quế với tổng diện tích 11,4 ha; quy hoạch thêm 07 cụm công nghiệp gồm:

  • Cụm công nghiệp tại khu vực thị trấn Trà My khoảng 10 ha;
  • Cụm công nghiệp tại xã Trà Dương khoảng 25 ha;
  • Cụm công nghiệp tại xã Trà Đông khoảng 20 ha;
  • Cụm công nghiệp Suối Trưu, xã Trà Sơn khoảng 15 ha;
  • Cụm công nghiệp khu vực Trà Giác phục vụ cho thu hút chế biến dược liệu khoảng 10 ha;
  • Định hướng hình thành 2 cụm công nghiệp tại xã Trà Kót, mỗi cụm khoảng 75 ha;

Tiểu thủ công nghiệp: phát triển các làng nghề truyền thống như chế biến tinh dầu quế, tinh dầu gấc, rượu gạo lúa rẫy, rượu cần, dệt thổ cẩm, mây – tre đan, chổi đót, mộc gia dụng.


Quy hoạch phát triển thương mại – dịch vụ

Thương mại – dịch vụ:

  • Mạng lưới chợ: đến năm 2030, toàn huyện có 05 chợ, gồm chợ Bắc Trà My, chợ Trà Đông, chợ Trà Tân, chợ cụm xã Trà Giác – Trà Nú – Trà Ka, chợ Trà Bui;
  • Phát triển khu phố chợ đêm xung quanh sân vận động huyện tại thị trấn Trà My (đường Trần Văn Dư và đường Hùng Vương);
  • Phát triển các điểm mua, buôn bán nông sản tại các trung tâm xã (đối với các xã không quy hoạch phát triển chợ);
  • Phát triển các cơ sở dịch vụ, lưu trú với vai trò là đầu mối, trung tâm khu vực tại thị trấn Trà My.

Du lịch: đến năm 2030, phát triển 12 điểm du lịch với 3 loại hình chủ đạo gồm:

  • Du lịch lịch sử: Quần thể khu di tích lịch sử Trung Trung Bộ Nước Oa; Khu di tích chiến thắng Đồn Xã Đốc; Khu di tích Sơn Phòng Dương Yên;
  • Du lịch sinh thái: khu vực lòng hồ Thủy điện Sông Tranh 2; Khu du lịch sinh thái kết hợp trồng cây dược liệu tại khu vực suối Nước Ví thuộc xã Trà Nú và Trà Kót; Khu du lịch sinh thái hồ suối Rôn xã Trà Dương;
  • Du lịch cộng đồng: các khu du lịch cộng đồng làng Cao Sơn xã Trà Sơn; thôn 2a xã Trà Kót; thôn Tân Hiệp xã Trà Sơn; K25 xã Trà Tân; làng rượu cần thôn 7 xã Trà Tân. Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn 12 xã thị trấn ở những nơi có điều kiện

Định hướng quy hoạch tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn huyện Bắc Trà My

Về Đô thị:

  • Đô thị Trà My (đô thị hiện hữu): đô thị loại V trực thuộc huyện.
  • Dân số: đến năm 2025 đạt khoảng 14.000 người; đến năm 2030 đạt khoảng 15.000 người.
  • Đất đai: tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 23,13 km2; trong đó, đất xây dựng đô thị đến năm 2020 đạt khoảng 470 ha, đến năm 2030 đạt khoảng 526 ha.
  • Tính chất, chức năng: là Trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện Bắc Trà My.
  • Định hướng, giải pháp: phát triển theo đồ án quy hoạch chung đô thị được duyệt. Đến 2030 ổn định khung phát triển đô thị, hoàn chỉnh các khu chức năng đô thị.

Về Nông thôn: Trung tâm cụm xã:

  • Khu vực trung tâm xã Trà Giác: là trung tâm của 03 xã Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka;
  • Khu vực trung tâm xã Trà Đông: là trung tâm của 04 xã Trà Đông, Trà Dương, Trà Nú, Trà Kót.

Trung tâm xã: phát triển hoàn thiện các khu trung tâm xã theo quy hoạch nông thôn mới được duyệt.

Các điểm dân cư: phát triển ổn định và mở rộng các khu dân cư hiện có; sắp xếp dân cư phòng chống thiên tai, sạt lở, các điểm dân cư nhỏ lẻ, các điểm dân cư nằm trong các vùng rừng phòng hộ; xây dựng các công trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai, hoàn thành việc phát triển nhà ở kiên cố; phấn đấu xây dựng các điểm dân cư nông thôn đạt các tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu.

Quy hoạch hạ tầng giao thông huyện Bắc Trà My

Giao thông: Giao thông đối ngoại: nâng cấp hoàn thiện các tuyến đường Quốc lộ 40B, Quốc lộ 24C, đường Đông Trường Sơn, ĐH2.BTM, ĐH4.BTM, ĐH9.BTM.

Giao thông đối nội:

  • Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa mặt các tuyến đường ĐH hiện có;
  • Đầu tư xây dưng mới 03 tuyến đường ĐH: ĐH10.BTM, ĐH11.BTM, ĐH12.BTM;
  • Đầu tư, xây dựng mới 03 tuyến đường vào khu sản xuất nguyên, dược liệu trên địa bàn xã Trà Giáp và xã Trà Ka;
  • Hình thành mới 03 tuyến đường (ĐH): ĐH10, ĐH11, ĐH12, đạt chuẩn đường cấp V miền núi;
  • Xây dựng đường nội thị: đầu tư cải tạo nâng cấp, xây dựng mới hoàn thiện hệ thống giao thông theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Trà My và vùng phụ cận đã được phê duyệt;
  • Giao thông đường thủy: phát triển vận tải và du lịch bằng đường thủy trong lòng hồ Thủy điện Sông Tranh 2 với cự ly ngắn.

Bến xe: đầu tư phát triển bến xe trung tâm Trà My, xây dựng mới bến xe loại VI tại Ngã ba cầu đi qua xã Trà Đốc, xây dựng 02 điểm đón trả khách tại xã Trà Ka và Trà Bui.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch chi tiết Cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
Bài tiếp theoCon số Chủ đạo 10 – Đặc điểm – Tính cách – Hướng phát triển – Điểm yếu cần khắc phục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây