Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc đến 2030, tầm nhìn 2050

Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc đến 2030, tầm nhìn 2050

1044
0

Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ thực hiện tại Quyết định số 998/QĐ-TTg ngày 10/7/2020.

Phạm vi và thời kỳ lập quy hoạch

Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yênhuyện Bình Xuyên, huyện Yên lạc, huyện Vĩnh Tường, huyện Tam Dương, huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô với tổng diện tích tự nhiên 1236,5km2, được giới hạn như sau:


  • Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang;
  • Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ,
  • Phía Đông và Nam giáp thành phố Hà Nội.

Thời kỳ lập quy hoạch:

  • Thời kỳ lập quy hoạch: 2021-2030.
  • Tầm nhìn dài hạn: Đến năm 2050.
Bản đồ quy hoạch tổ chức không gian và phân vùng chức năng, tỉnh Vĩnh Phúc
Bản đồ quy hoạch tổ chức không gian và phân vùng chức năng, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy hoạch phát triển giao thông liên kết vùng tỉnh Vĩnh Phúc

Hệ thống giao thông đường bộ:

Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ tạo liên kế vùng tỉnh Vĩnh Phúc gồm: cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường vành đai, đường trục chính đô thi, được định hướng phát triển tạo thành các trục dọc Bắc Nam kết nối khu vực thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc…các tuyến trục đường ngang Đông Tây kết nối các tính phía Đông (Bắc Giang, Thái Nguyên, Lang Sơn) với các tỉnh phía Tây (Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La), hình thành các tuyến đường hướng tâm kết nối đối nội trong tỉnh kết hợp mạng đường vành đai tạo nên kết nối liên hoàn thông suốt từ đối nội đến đối ngoại,nâng cao khả năng kết nối giao thương giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các khu vực khác trong vùng.


Các tuyến đường kết nối tỉnh Vĩnh Phúc với các đô thị, thông qua các tuyến đường cao tốc, quốc lộ. Từ đó khẳng định được vị thế là hạt nhân trung tâm và phụ cận quan trọng của Hà Nội. Trong đó:

  • Tuyến đường CT05, QL2 là các tuyến trục ngang kết nối thủ đô Hà Nội, với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đến cửa khẩu Lào Cai. Ngoài ra từ tuyến CT5 thông qua cao tốc Nội Bài Hạ Long (CT9) kết nối các đầu mối hạ tầng quan trong trong vùng và đất nước như: sân bay Nội Bài, Sân bay Vân Đồn, Cửa khẩu Móng Cái và các công trình đầu mối như cảng biển,…
  • Tuyến đường vành đai 5 kết nối tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh thuộc vùng Thủ đô như Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên,…Tuyến kết nối liên thông với cao tốc Bắc – Nam đi các tỉnh miền Trung.
  • Tuyến đường QL2C kết nối theo trục dọc từ TX. Sơn Tây đến tỉnh Tuyên Quang, thông qua CT02 kết nối đi các cửa khẩu khu vực tỉnh Hà Giang. Định hướng phát triển bổ sung các tuyến kết nối huyện tỉnh Vĩnh Phúc (tại Bình Xuyên) với đường Vành đai 4 -vùng thủ đô (thuộc khu vực Mê Linh).
Sơ đồ định hướng phát triển liên kế vùng tỉnh Vĩnh Phúc
Sơ đồ định hướng phát triển liên kế vùng tỉnh Vĩnh Phúc

Giao thông đường sắt:

Phát triển kết nối giao thông đường sắt từ cửa khẩu Lào Cai đi qua các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương,… kết nối đi khu vực cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh đến cửa khẩu Móng Cái. Tuyến đường sắt kết nối hành lang kinh tế khu vực phía Bắc.


Sơ đồ định hướng phát triển kế nối vùng bằng đường sắt
Sơ đồ định hướng phát triển kế nối vùng bằng đường sắt

Giao thông đường thủy:

Hệ thống giao thông thủy tỉnh Vĩnh Phúc được quy hoạch phát triển hành lang kết nối giao thông đường thuỷ tuyến Hà Nội -Việt Trì – Lào Cai, tuyến Việt Trì – Tuyên Quang – Na Hang kết nối với khu vực cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh. Cụ thể:

  • Phát triển các tuyến đường kết nối đường bộ và hệ thống cảng thuỷ nội địa. Trong đó nâng cấp hệ thống đường vành đai 5 và các tuyến giao thông kết nối đường vành đai tỉnh Vĩnh Phúc với cảng thuỷ nội địa nâng cao kết nối đường bộ với đường thuỷ nội địa.
  • Xây dựng hệ thống Trung tâm ICD Logistics giúp gắn kết các phương thực vận tải tạo tiền đề phát triển vận tải đa phương thức.
  • Tập trung nguồn lực mở lối các cảng, kết nối cảng thuỷ với hệ thống đường vành đai gắn kết giao thông đường bộ và đường thuỷ. Ngoài ra xây dựng hệ thống giao thông hoàn chỉnh nâng cao kết nối giữa đường bộ với đường sắt và đường thuỷ.

Quy hoạch phương án phát triển khu vực có vai trò động lực, tỉnh Vĩnh Phúc

Các khu vực có vai trò động lực được xác định là các đô thị, các trung tâm cụm xã, các xã được quy hoạch hình thành đô thị loại V, các KCN, CCN, khu vực tập trung đông các cơ sở sản xuất tại các xã. Theo đó, vùng đô thị động lực tỉnh Vĩnh Phúc được xác định như sau:


Vùng đô thị, công nghiệp trung tâm tỉnh

Bao gồm toàn bộ địa bàn thành phố Vĩnh Yên; Tp Phúc Yên và các huyện Bình xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc.

Phương án phát triển: Tập trung phát triển đô thị và công nghiệp. Tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc theo hướng hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc tỉnh; phát triển đô thị Phúc Yên theo hướng đô thị loại II; Đô thị Vĩnh Tường, đô thị Hương Canh cơ bản đạt đô thị loại IV với định hướng thành thị xã Vĩnh tường và thị xã Bình Xuyên, đầu tư xây dựng thị trấn Tam Hồng, Hợp Hoà, Thổ Tang, Tứ Trưng. Mở rộng các khu đô thị, dân cư mới tại Hồ Sáu Vó, Xã Ngọc Thanh quanh hồ Đại Lải. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đối nội và đối ngoại của khu vực. Thu hút đầu tư phát triển KCN; tổ chức xúc tiến thu hút đầu tư vào các KCN, CCN.

Khu vực có vai trò động lực trên địa bàn Sông Lô – Lập Thạch

Vùng động lực được xác định là thị trấn Lập Thạch, TT Tam Sơn và Khu hồ Vân Trục; đây là các địa phương nằm cạnh đường vành đai 4, có điều kiện giao thông thuận lợi, kết nối với cao tốc Nội Bài-Lào Cai qua nút IC6 có vị thế thuận lợi, có thể thu hút được các dự án công nghiệp và phát triển du lịch.

Phương án phát triển đô thị động lực Đô thị Lập Thạch là trung tâm đô thị khu vực phía Tây của tỉnh, định hướng xây dựng thành thị xã Lập Thạch với các thế mạng về công nghiệp phụ trợ, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao.

Định hướng lớn của đô thị động lực gồm:

  • Quy hoạch mở rộng khung hạ tầng đô thị về phía Nam tăng liên kết với đô thị trung tâm Vĩnh Yên, trong đó mở rộng đô thị về phía Nam là hướng ưu tiên; xây dựng các cầu mới kết nối hai bên bờ sông Lô tạo không gian phát triển đô thị và liên kết với Việt Trì.
  • Quy hoạch hình thành các khu đô thị mới tại thị trấn nhằm thúc đẩy đô thị hóa.
  • Quy hoạch mở các đô thị mới, mở rộng thương mại dịch vụ, đất sản xuất phi nông nghiệp khu vực ven tuyến đường vành đai 4 và vành đai 5.
  • Tăng cường liên kết phía Bắc với Tuyên Quang. Tổ chức giao thông liên kết đô thị với các Khu công nghiệpcụm công nghiệp nhằm hỗ trợ định cư cho lao động và cung cấp dịch vụ cho các KCN, CCN.

Khu vực có vai trò động lực Tam Đảo

Khu vực có vai trò động lực trên địa bàn Tam Đảo: Thị Trấn Tam Đảo, TT Hợp Châu và các xã có quỹ đất phát triển du lịch.

Phương án phát triển: Phát triển Tam Đảo cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV từng bước trở thành Thị Xã Tam Đảo năm 2030. Phát triển trở thành đô thị du lịch, nghỉ dưỡng có đẳng cấp của vùng Đồng bằng Sông Hồng và cả nước.

Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc

Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị, nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở tiêu chuẩn của đơn vị hành chính theo quy định của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mục tiêu phát triển hệ thống đô thị phù hợp với định hướng chung về phân loại Đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030; Đồng thời tích hợp đề xuất phát triển đô thị của các cấp, ngành, huyện, thị, thành để phù hợp với điều kiện hiện nay.

Phương án tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn

Phương án quy hoạch tổ chức đô thị tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện trong 2 giai đoạn. cụ thể như sau:

Giai đoạn 2021-2025: Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Vĩnh Phúc có 31 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 50%, cụ thể gồm các đô thị:

  • 01 đô thị loại I là thành phố Vĩnh Yên;
  • 01 đô thị loại II là thành phố Phúc Yên;
  • 04 đô thị loại IV bao gồm: Thị xã Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch
  • 25 đô thị loại V: Hợp Châu, Tam Đảo, Tam Quan, Kim Sơn, Hồ Sơn- H Tam Đảo, Bản Giản- H.Lập Thạch; Hải Lựu, Đức Bác, Lãng Công, Cao Phong – H. Sông Lô;Hợp Hoà, Hợp Thịnh, Kim Long, Hoàng Đan, Vân Hội – H.Tam Dương; Yên Lạc, Tam Hồng, Bình Định, Đồng Cương, Yên Đồng, Liên Châu, Trung Nguyên, Tề Lỗ, Đồng Văn, Nguyệt Đức – H.Yên Lạc).
Bản đồ quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Vĩnh Phúc
Bản đồ quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Vĩnh Phúc

Giai đoạn 2026-2030: Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Vĩnh Phúc gồm 29 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 60%, bao gồm các đô thị:

  • 01 đô thị loại I- TP Vĩnh Yên
  • 01 đô thị loại II- TP Phúc Yên
  • 04 đô thị loại IV: thị xã Vĩnh Tường, Tam Đảo, Bình Xuyên và Lập Thạch.
  • 23 đô thị loại V: 03 thị trấn hiện hữu (Yên Lạc, Tam Sơn, Hợp Hòa); 20 đô thị loại V (Hải Lựu, Đức Bác, Lãng Công, Cao Phong – H. Sông Lô; Kim Long, Hợp Thịnh, Hoàng Đan, Vân Hội, Thanh Vân, Duy phiên, Hoàng Lâu – H.Tam Dương; Bình Định, Đồng Cương, Yên Đồng, Liên Châu, Trung Nguyên, Tề Lỗ, Đồng Văn, Nguyệt Đức, Tam Hồng – H.Yên Lạc).

Phương án phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Phương án phát triển khu công nghiệp: 

Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có 19 Khu công nghiệp được thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch. Trong giai đoạn 2021-2030 tiếp tục phát triển 19 KCN của tỉnh với quy mô theo các quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt. Dự kiến bổ sung thêm 7 KCN nâng tổng số các KCN trên địa bàn tỉnh lên 26KCN. Cụ thể như sau:

  • (1) KCN Bình Xuyên – Yên Lạc, quy mô 477,38 ha tại xã Phú Xuân, thị trấn Thanh Lãng – huyện Bình Xuyên và xã Văn Tiến – huyện Yên Lạc.
  • (2) KCN Yên Lạc, quy mô 183ha xã Yên Phương và xã Nguyệt Đức – huyện Yên Lạc.
  • (3) KCN Đồng Sóc Yên Lạc mở rộng quy mô 115ha, thuộc xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc
  • (4) KCN Yên Bình, quy mô 123ha, tại xã Yên Bình, Chấn Hưng – Huyện Vĩnh Tường và xã Hợp Thịnh – huyện Tam Dương.
  • (5) Khu công nghiệp Kim Xá, quy mô 130ha, tại xã Kim Xá – Huyện Vĩnh Tường
  • (6) Khu công nghiệp Nghĩa Hưng quy mô 195ha tại xã Nghĩa Hưng, Yên Lập và Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường
  • (7) Khu công nghiệp đô thị dịch vụ Sông Lô 259ha tại xã Đồng Thịnh, Đức Bác, Cao Phong huyện Sông Lô
Bản đồ quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Bản đồ quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Phương án phát triển cụm công nghiệp:

Trong 32 CCN theo quy hoạch CCN tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt thì có 4 CCN đưa ra khỏi quy hoạch với tổng diện tích 65,831/689,955 ha (CCN Tân Tiến (13,83ha), CCN Liên Châu (10ha), CCN Văn Tiến (30ha), CCN Thị trấn Lập Thạch (12ha)), còn lại 28 CCN.

  • Trong giai đoạn này 20CCN đã hình thành từ hiện trạng sẽ được tiếp tục phát triển trong giai đoạn này, và phát triển 8 CCN chưa được hình thành.
  • Xây dựng thêm 22 CCN mới tại các địa phương trên cơ sở định hướng hiện có cũng như nhu cầu thực tế trong quá trình phát triển.

Quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc

Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc nhằm phát triển đột phá mạng lưới đường bộ, tăng mật độ, tăng chiều dài đường cấp cao. Nâng cấp, xây dựng các tuyến đường cấp cao theo quy hoạch của bộ GTVT. Từng bước nâng cấp hạ tầng đường sắt, đường thủy, nâng cao chất lượng phục vụ vận tải và chia sẻ thị phần với vận tải đường bộ.

Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển giao thông tỉnh Vĩnh Phúc

Ngoài ra, quy hoạch giao thông Vĩnh Phúc được tập trung vào hạ tầng đường giao thông đối ngoại, mở rộng không gian mới để phát triển
công nghiệp, dịch vụ. Quy hoạch các tuyến đường đảm bảo quy mô, cấp đường trong từng giai đoạn đến năm 2030, có tầm nhìn đến năm 2050 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng, nâng cấp các tuyến đường trong giai đoạn sau năm 2030.

Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với các quy hoạch khác, đặc biệt là quy hoạch xây dựng đô thị để đảm bảo tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 16 – 26%.

Chi tiêu về mật độ đường giao thông đến năm 2030: Tỷ lệ giữa tổng chiều dài các tuyến đường (tính đến đường liên khu, đường huyện) trên diện tích đất xây dựng đạt từ 4,5 ÷ 6 km/km2; mật độ đường trong khu vực đô thị Vĩnh Phúc đạt tối thiểu 10 km/km2.

Quy hoạch sử dụng đất, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tỉnh Vĩnh Phúc được xác định tập trung phát triển cho các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thương mại dịch vụ…

Dựa trên định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đến 2020, định hướng sử dụng đất của tỉnh đến năm 2030 cụ thể như sau:

  • Trong sản xuất công nghiệp, theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh; trong thời gian tới, Trục kinh tế của tỉnh được xác định theo các tuyến giao thông chính trên địa bàn.
  • Trong sản xuất nông nghiệp, phát triển dựa trên các lợi thế của tỉnh để cung cấp sản phẩm cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, … và xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU, ASEAN,…
  • Trong lĩnh vực dịch vụ, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển dịch vụ du lịch, trọng tâm là du lịch sinh thái, văn hóa tâm linh Tây Thiên, du lịch văn hóa, lịch sử gắn với các điểm di tích đền Hai Bà Trưng, du lịch sinh thái Tam Đảo, Đại Lải…

Xem và tải về Bản đồ quy hoạch tổ chức không gian tỉnh Vĩnh Phúc

Xem và tải về Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc

Xem và tải về Bản đồ quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Xem và tải về Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc


4.7/5 - (8 bình chọn)
Bài trướcCụm công nghiệp Giao Hội tại khu phố Giao Hội 1, phường Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn tìm nhà đầu tư
Bài tiếp theoQuy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây