Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đến 2035

Quy hoạch thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đến 2035

814
0

Quy hoạch thành phố Sóc Trăng đến 2035 có quy mô diện tích 18.424,68 ha, định hướng phát triển trở thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Thành phố Sóc Trăng được điều chỉnh quy hoạch theo quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh chung quy hoạch thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đến 2035, tầm nhìn đến 2050.


Phạm vi, tính chất và ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch thành phố Sóc Trăng

Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch với diện tích 18.424,68 ha, trong đó bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Sóc Trăng, với diện tích 7.600,86 ha và phần diện tích khu vực mở rộng là 10.823,82 ha.

Ranh giới lập quy hoạch:

  • Phía Bắc giáp các xã: Trường Khánh (huyện Long Phú), Phú Tân (huyện Châu Thành).
  • Phía Nam giáp các xã: Đại Tâm, Thạm Đôn (huyện Mỹ Xuyên); xã Tài Văn, xã Thạnh Thới An (huyện Trần Đề).
  • Phía Đông giáp xã Tân Hưng, xã Châu Khánh (huyện Long Phú).
  • Phía Tây giáp các xã: An Ninh, An Hiệp (huyện Châu Thành), Thuận Hưng, Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú).

Thành phố Sóc Trăng được điều chỉnh quy hoạch với tính chất định hướng trở thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sóc Trăng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, dịch vụ, giáo dục, thể dục thể thao, y tế, khoa học kỹ thuật, công nghiệp của tỉnh. Là đô thị tỉnh lỵ, đô thị trọng điểm (đô thị cấp 1) mang tính đầu tàu của hệ thống đô thị trong tinh. Là đô thị trung tâm, cửa ngõ của tỉnh và là một cực phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.


Định hướng quy hoạch thành phố Sóc Trăng đến 2035

Thành phố Sóc Trăng được định hướng quy hoạch với các phân khu chức năng, tổ chức không gian đô thị, cơ cấu sử dụng đất và tổ chức không gian kiến trúc đô thị. Cụ thể như sau:

Phân khu chức năng:

  • Hệ thống trung tâm gồm: Trung tâm hỗn hợp và các trung tâm chuyên ngành (trung tâm hành chính; trung tâm dịch vụ, du lịch, thương mại, trung tâm văn hóa, tín ngưỡng, trung tâm thể dục thể thao, trung tâm giáo dục và đào tạo; trung tâm y tế…)
  • Các khu ở, gồm có các khu ở đô thị cũ được cải tạo chinh trang, các khu ở đô thị mới và các khu dân cư nông thôn đô thị hóa;
  • Các khu công cộng, cơ quan khác thuộc quản lý của đô thị; – Các khu cây xanh, thể dục thể thao, công viên, quảng trường: – Các khu • cụm công nghiệp, khu dịch vụ cảng và kho tàng; – Các khu vực an ninh quốc phòng; – Các khu dự trữ phát triển đô thị;
  • Các khu phát triển nông nghiệp công nghệ cao và phát triển du lịch sinh thái.
Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển không gian thành phố Sóc Trăng đến 2035
Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển không gian thành phố Sóc Trăng đến 2035

Định hướng tổ chức không gian đô thị:

Khu vực quy hoạch thành phố Sóc Trăng được định hướng thành 05 phân vùng phát triển đô thị, bao gồm:

  • Phân vùng trung tâm: Đây là khu vực đô thị cũ, là trung tâm lịch sử truyền thống, tập trung chủ yếu các cơ quan ban, ngành và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và giáo dục của thành phố Sóc Trăng, các khu ở hỗn hợp, khu ở chinh trang, khu ở tập trung. Định hướng xây dựng, cải tạo khu vực này theo hướng phát huy vai trò, vị trí, chức năng là trung tâm giao lưu của tỉnh về thương mại dịch vụ, văn hóa du lịch, khoa học – công nghệ, giáo dục và đào tạo. .
  • Phân vùng phía Bắc: Hình thành và phát triển các khu đô thị du lịch sinh thái, các khu nhà vườn, homestay gắn kết với khu Đô thị + Văn hóa Hồ Nước Ngọt. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầu tư mở rộng khu công nghiệp An Nghiệp đầu tư cụm công nghiệp thành phố; phát triển khu dịch vụ cảng sông, các khu bên bãi phục vụ phát triển kinh tế.
  • Phân vùng phía Đông: Hình thành các trung tâm làm động lực phát triển như: Trung tâm hành chính, trung tâm thể dục thể thao, quảng trường trung tâm, các trung tâm dịch vụ thương mại mới, khu Lâm viên, … Tập trung kêu gọi đầu tư các khu đô thị mới, hiện đại theo đường vào khu hành chính; phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái phía Đông và chỉnh trang các khu bến bãi, kho tàng phía Tây kênh Phú Hữu – Bãi Xàu.
  • Phân vùng phía Tây: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nghỉ dưỡng, giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của thành phố và của vùng; là đầu mối giao thông quan trọng về vận tải của thành phố theo tuyến tránh Quốc lộ 1.
  • Phân vùng phía Nam: Lấy trung tâm thị trấn Mỹ Xuyên cũ làm trọng tâm phát triển cho cực phía Nam, định hướng phát triển các khu dân cư, trung tâm giáo dục đào tạo kết hợp trung tâm thương mại, khu bảo tồn Chùa Mahatup và công viên cây xanh của thành phố.

Cơ cấu sử dụng đất thành phố Sóc Trăng:

Bảng cơ cấu sử dụng đất thành phố Sóc Trăng đến 2035
Bảng cơ cấu sử dụng đất thành phố Sóc Trăng đến 2035
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng, thành phố Sóc Trăng đến 2035
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng, thành phố Sóc Trăng đến 2035

Tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị:

Các vùng kiến trúc cảnh quan đô thị thành phố Sóc Trăng được quy hoạch cụ thể như sau:


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


  • Dọc theo hai tuyến sông chính tổ chức các vùng cảnh quan đô thị. Khu Dân cư phía Đông thành phố và khu Trung tâm hành chính là điểm nhấn đô thị.
  • Các tuyến vành đai ưu tiên phát triển nhà cao tầng, tại các nút giao thông chính giao nhau giữa các đường vành đai và các đường tỉa chú trọng phát triển cảnh quan đô thị kết hợp công trình công cộng làm điểm nhấn khác biệt để nhận diện đô thị.
  • Xây dựng chuỗi hồ điều hòa kết hợp với hồ cảnh quan để tăng thêm diện tích cây xanh mặt nước cho đô thị, đồng thời điều tiết lượng nước mùa khô và mùa lũ tránh ngập úng cục bộ hoặc thiếu nước cung cấp cho đô thị.

Tổ chức cảnh quan các trục không gian chỉnh, quảng trường thành phố Sóc Trăng

  • Xác định các trục không gian chính đô thị là các trục đường hình tia đi các đô thị vệ tinh, các trục đường vành đai lâm trục cảnh quan đô thị. Tại đó, xây dựng trên các trục cảnh quan với các loại hình cây xanh đô thị, các điểm nhận dạng khác biệt với các hình thái kiến trúc công trình công cộng khác nhau làm điểm nhận dạng khác biệt, phong phú và sinh động
  • Đối với quảng trưởng thành phố, kết hợp với khu hành chính tỉnh và quảng trưởng làm không gian sinh hoạt công cộng cho cả thành phố với các hoạt động vui chơi giải trí, tạo tầm nhìn cho cảnh quan đô thị; đồng thời có không gian tổ chức các lễ hội của địa phương cũng như các ngày lễ lớn của đất nước.

Xác định các cửa ngõ, điểm nhấn đô thị

  • Tại các tuyến cửa ngõ đô thị ở các hướng Đông Nam, Tây, Bắc đi các tỉnh trong vùng là các nút giao nhau giữa các trục giao thông đối ngoại như đường tránh Quốc lộ 1, các đường tia đi các đô thị vệ tinh với các tuyến đường vành đai tổ chức các điểm nút giao thông làm điểm nhận diện đô thị cho thành phố. Mỗi nút giao thông là một hình thái kiến trúc, cảnh quan khác nhau mang bản sắc của địa phương.
  • Tại các trung tâm khu vực đô thị kết hợp với các công trình công cộng, khu vực cây xanh cảnh quan bổ trợ các công trình cao tầng với hình thức kiến trúc hiện đại tạo điểm nhấn cho đô thị.

Quy hoạch giao thông thành phố Sóc Trăng

Hệ thống giao thông thành phố Sóc Trăng được quy hoạch là Giao thông đối ngoại, gồm đường thủy và các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường huyện, đường vành đai; Giao thông đối nội, gồm các tuyến mạng lưới đường đô thị. Cụ thể như sau:


Quy hoạch giao thông đối ngoại thành phố Sóc Trăng

Đường bộ:

  • Tuyến Quốc lộ 1: Đóng vai trò quan trọng kết nối với tỉnh Hậu Giang, thành phố Cần Thơ (về phía Bắc), tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau (về phía Nam). Đoạn đi qua địa bàn thành phố Sóc Trăng được quy hoạch lộ giới là 55m (bao gồm cả đoạn tuyến tránh thành phố Sóc Trăng). Riêng đối với đoạn đi qua khu vực trung tâm thành phố (đã có tuyến tránh) được định hướng quy hoạch là đường cấp đô thị, loại đường trục chính đô thị với lộ giới quy hoạch là 34m.
  • Tuyến Quốc lộ 60: Đóng vai trò kết nối với tỉnh Trà Vinh, Bến Tre (về phía Bắc). Đoạn đi qua địa bàn thành phố Sóc Trăng quy hoạch lộ giới là 40m (bao gồm cả đoạn tuyến tránh thành phố Sóc Trăng).
  • Các tuyến Đường tỉnh (932, 933, 934, 935, 938): Đóng vai trò liên kết giữa thành phố Sóc Trăng và các đô thị còn lại trong tỉnh. Lộ giới được quản lý theo quy hoạch chuyên ngành giao thông là 44m; đối với đoạn đi qua thành phố Sóc Trăng được định hướng là đường cấp khu vực, loại đường chính khu vực có lộ giới từ 22m đến 35m.
  • Các tuyến đường huyện được rà soát hướng tuyến phù hợp với định hướng đô thị hóa của khu vực, lộ giới được quy hoạch từ 16m đến 25m.
  • Đường Vành đai 1: Được quy hoạch hoàn thiện kết nối, bao gồm các tuyến đường Quốc lộ 1 cắt qua đường Phú Lợi, đường Lê Duẩn, đoạn tuyến mới cắt qua đường Tôn Đức Thắng chạy dọc ranh giới khu văn hóa Hồ Nước Ngọt có lộ giới trong từng đoạn từ 20 đến 30m.
  • Đường Vành đai 2: Được hình thành trên cơ sở định hướng tuyến đường tránh Quốc lộ 60 và tuyến đường tránh Quốc lộ 1, các tuyến còn lại mở mới với quy mô mặt cắt là 40m, giữ vai trò là đường chính đô thị qua khu hành chính mới của tỉnh khớp nối với tuyên tránh Quốc lộ 1.

Đường thủy:

  • Sông Saintard – kênh Phú Hữu Bãi Xàu là tuyến giao thông thủy thuộc tuyến sông, kênh quốc gia (Tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau), đây là tuyến đạt cấp III đường thủy quốc gia. Tuyến này có chuẩn tắc luồng không hạn chế đối với các phương tiện sống, cho phép tàu tự hành và ghe máy các loại có trọng tải đến 100 DWT lưu thông thuận lợi. Đối với xà lan, cho phép loại xà lan có trọng tải 250 DWT lưu thông. Được định hướng quy hoạch đóng vai trò vận tải thủy kết nối với cảng Đại Ngãi, cảng Trần Đề. Dọc theo sông bố trí xây dựng hệ thống bến thủy nội địa, nhằm phục vụ cho việc trung chuyển hàng hóa trong khu vực.
  • Sông Maspero, đây là tuyến sông tỉnh quản lý, hiện trạng đạt sông cấp V với chiều sâu trung bình 2.50 m, chiều rộng trung bình 50 m, duy trì luồng lạch đủ độ sâu để phương tiện thủy hoạt động bình thường. Bên cạnh vai trò giao thông thủy, tuyến sông này còn là tuyên cảnh quan chính của thành phố, do đó định hướng quy hoạch và phát triển các bến tàu khách du lịch dọc theo sông.
Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Sóc Trăng đến 2035
Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Sóc Trăng đến 2035

Quy hoạch giao thông đối nội thành phố Sóc Trăng

  • Mạng lưới đường đô thị thành phố Sóc Trăng được quy hoạch cơ sở khung chính là đường hình tia hướng về khu vực trung tâm thành phố, các tuyến đường vành đai và các tuyến nhánh tạo thành mạng lưới giao thông đô thị hiện đại, thông suốt, đảm bảo kết nối thuận tiện các khu vực chức năng của đô thị với nhau.
  • Đường cấp đô thị: Là các tuyến đường tia hướng về trung tâm thành phố, được quy hoạch lộ giới từ 24m đến 34m.
  • Đường cấp khu vực: Là các tuyến đường nối kết các phân vùng phát triển, liên kết các khu chức năng của đô thị, lộ giới quy hoạch 16m đến 30m.
  • Đường cấp nội bộ: Được định hướng quy hoạch cho một số khu chức năng chính của đô thị đến loại đường phân khu vực (sẽ được cụ thể hóa trong các đồ án quy hoạch phân khu), lộ giới các tuyến đường này được quy hoạch 13m đến 20m.

Quy hoạch công trình giao thông thành phố Sóc Trăng

Cầu: Định hướng quy hoạch 02 cây cầu mới bắc qua sông Maspero và 01 cây cầu bắc qua kênh Phú Hữu Bãi Xàu, đồng thời thực hiện một số cầu trong đô thị theo các dự án phát triển đô thị nhằm đảm bảo yêu cầu về giao thông bộ cho các khu chức năng theo quy hoạch.

Bến xe: Quy hoạch mới bến xe liên tỉnh của đô thị về phía Tây thành phố (thuận lợi kết nối giao thông giữa tuyến tránh Quốc lộ 1 và các đường chính đô thị); đồng thời, quy hoạch mới 02 tổ hợp bến xe đối ngoại kết hợp với các dịch vụ vận tải khác tại các cửa ngõ Tây Nam và Đông Bắc thành phố.

Bến cảng, bến hàng hóa: Quy hoạch hệ thống bến cảng, bến hàng hóa nằm về phía Đông thành phố (tiếp giáp với sông Saintard và kênh Phú Hữu Bãi Xàu).

Bến khách du lịch: Bố trí một số vị trí bến khách du lịch trên tuyến sông Maspero và tại một số khu chức năng có kết hợp phát triển du lịch sinh thái sông nước.

Các dự án tu tiên đầu tư tại thành phố Sóc Trăng

Nhằm hoàn thiện mục tiêu quy hoạch thành phố Sóc Trăng đến năm 2035, thành phố sẽ thực hiện ưu tiên những dự án quan trọng cần quan tâm ưu tiên đâu tư, gồm:

Về hệ thống giao thông:

  • Đầu tư xây dựng và khép nối đường Vành đai 1 trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Đầu tư xây dựng và khép nối đường Vành đai 2 trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Xây dựng các cầu bắc qua sông Maspero, kênh Phú Hữu Bãi Xàu.
  • Đầu tư xây dựng mạng lưới đường chính đô thị theo quy hoạch;

Về các khu chức năng:

  • Khu hành chính và Công an tỉnh;
  • Khu văn hóa tín ngưỡng
  • Khu Đô thị + Văn hóa Hồ Nước Ngọt và các khu vực cảnh quan của thành phố (như: khu quảng trường, Lâm viên, các trục cảnh quan, các khu vực điểm nhấn cảnh quan đô thị …);
  • Khu thể dục thể thao tỉnh;
  • Mở rộng khu công nghiệp An Nghiệp, xây dựng cụm công nghiệp và các khu dịch vụ cảng của thành phố;
  • Các dự án tại các trung tâm y tế, trung tâm giáo dục và đào tạo; – Các dự án nâng cấp và cải tạo hạ tầng đô thị và các khu dân cư hiện hữu; – Các dự án khu đô thị, khu dân cư mới.

Các dự án về hạ tầng kỹ thuật đô thị: Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, nghĩa trang nhân dân thành phố; nâng cấp các trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm cấp điện, mạng lưới đường dây, đường ống truyền tải theo quy hoạch;…

Quy hoạch thành phố Sóc Trăng trở thành đô thị loại II

Ngày 22/4/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 496/QĐ-TTg công nhận thành phố Sóc Trăng là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Khu đô thị trung tâm thành phố Sóc Trăng
Khu đô thị trung tâm thành phố Sóc Trăng

Trước đó, năm 2005, thành phố Sóc Trăng được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III. Đến nay, quy hoạch phân khu của thành phố Sóc Trăng đã đạt 89,37%. Đây là cơ sở để tỉnh Sóc Trăng lập quy hoạch chi tiết triển khai các dự án đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm cho thành phố Sóc Trăng phát triển đúng hướng đô thị loại II và là nền tảng cơ bản để thành phố trở thành 1 trong 6 đô thị loại I của đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Quy hoạch của UBND tỉnh Sóc Trăng, thành phố Sóc Trăng sẽ có tính chất là đô thị tỉnh lỵ, đô thị trọng điểm mang tính đầu tàu của hệ thống đô thị trong tỉnh; là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, dịch vụ, giáo dục, thể dục thể thao, y tế, khoa học kỹ thuật và công nghiệp của tỉnh.

Đến năm 2020, thành phố Sóc Trăng có tổng diện tích khoảng 7.599 ha, gồm 10 phường, quy mô dân số toàn đô thị đạt 203.056 người, tỷ lệ tăng dân số đạt 1,85% và mật độ dân số toàn đô thị là 2.672 người/km2. Trong giai đoạn 2018-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của thành phố đạt 15,81%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông-lâm-thủy sản theo mục tiêu đề ra. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt 89,8%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố năm 2020 hơn 933 tỷ đồng, tổng chi ngân sách gần 728 tỷ đồng; cân đối thu chi ngân sách dư. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của thành phố đạt 88,9 triệu đồng/người, cao hơn 1,4 lần so thu nhập bình quân cả nước; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 0,15%. Hiện nay, thành phố Sóc Trăng có tỷ lệ đất dân dụng bình quân đạt 64,4m2/người; diện tích sàn nhà ở bình quân cho khu vực nội thị đạt 26,67m2 sàn/người; tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố khoảng 97,4%.


Rate this post
Bài trướcĐầu tư bất động sản với chiến lược “mua 3 bán 2 giữ 1” luôn luôn thắng
Bài tiếp theoCổ động viên U23 Việt Nam trắng đêm chờ mua vé xem Sea Game 31

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây