Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến 2030 tầm nhìn 2045

Quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến 2030 tầm nhìn 2045

755
0

Quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến 2030 tầm nhìn 2045. Bao gồm quy hoạch tổ chức không gian, giao thông, sử dụng đất, vùng kinh tế, xây dựng đô thị.

Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với những nội dung chính sau:


Sơ đồ kết nối liên vùng
Sơ đồ kết nối liên vùng

Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến 2030

Phạm vi, ranh giới quy hoạch: Phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Đà Nẵng có tổng diện tích khoảng 129.046 ha. Trong đó: diện tích đất liền khoảng 98.546 ha, diện tích huyện Hoàng Sa là 30.500 ha. Có ranh giới như sau:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế;
  • Phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam;
  • Phía Đông giáp biển Đông.

Thời hạn lập quy hoạch: Đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tính chất, chức năng đô thị:


  • đô thị loại I trực thuộc trung ương, trung tâm kinh tế lớn của quốc gia về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia.
Bản đồ định hướng quy hoạch phát triển không gian đến 2030 thành phố Đà Nẵng
Bản đồ định hướng quy hoạch phát triển không gian đến 2030 thành phố Đà Nẵng
  • Là trung tâm văn hóa thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
  • Là đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tê.
  • Là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.

Mục tiêu phát triển và tầm nhìn quy hoạch thành phố Đà Nẵng

Mục tiêu phát triển:

  • Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ.
  • Là một trong những trung tâm văn hóa – thể thao, giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học – công nghệ phát triển của đất nước.
  • Trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế.
  • Thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên.
  • Trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

Tầm nhìn đến năm 2045:

  • Trở thành đô thị lớn; thông minh, sáng tạo; bản sắc, bền vững.
Bản vẽ quy hoạch phát triển đô thị đến 2045 của thành phố Đà Nẵng
Bản vẽ quy hoạch phát triển đô thị đến 2045 của thành phố Đà Nẵng

Quy mô dân số, đất đai đô thị


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Quy mô dân số: 

  • Dự báo dân số đến năm 2030 khoảng 1,79 triệu người (bao gồm dân số thường trú, tạm trú và quy đổi khách du lịch); trong đó dự báo dân số thường trú, tạm trú khoảng 1,56 triệu người.
  • Dự báo dân số đến năm 2045 khoảng 2,56 triệu người (bao gồm dân số thường trú, tạm trú và quy đổi khách du lịch); trong đó dự báo dân số thường trú, tạm trú khoảng 2,13 triệu người.

Quy mô đất xây dựng đô thị:

  • Diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 31.836 ha, chiếm khoảng 32,31% diện tích đất trên đất liền.
  • Diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2045 khoảng 35.054 ha, chiếm khoảng 35,57% diện tích đất trên đất liền.

Quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Nẵng đến 2030

Theo Quyết định 359/QĐ-TTg về điều chỉnh quy hoạch của thành phố với tổng diện tích khoảng 129.046 ha. Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 như sau:


Bản đồ quy hoạch sủ dụng đất đến 2030 cảu thành phố Đà Nẵng
Bản đồ quy hoạch sủ dụng đất đến 2030 cảu thành phố Đà Nẵng

Đất xây dựng đô thị: Đến năm 2030 khoảng 31.836 ha, chiếm khoảng 32,31% diện tích đất trên đất liền, trong đó:

  • Đất dân dụng, khoảng 14.109 ha (khoảng 90,4 mo/người), chiếm khoảng 44,32% đất xây dựng đô thị, trong đó:
  • Đất đơn vị ở, khoảng 9.591 ha (khoảng 61,5 mo/người), gồm: Các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ – công cộng; cây xanh công cộng; đường giao thông và bãi đỗ xe cho đơn vị ở. Trong đó đất đơn vị ở khoảng 7.180 ha, đất đơn vị ở kết hợp thương mại, dịch vụ khoảng 2.411 ha.
  • Đất dịch vụ – công cộng cấp đô thị, khoảng 456 ha, gồm đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ, chợ, thiết chế văn hóa,… cấp đô thị.
  • Đất trường trung học phổ thông, khoảng 108 ha.
  • Đất cây xanh sử dụng công cộng cấp đô thị, khoảng 1.394 ha;
  • Đất sử dụng hỗn hợp, khoảng 2.560 ha, gồm đất xây dựng nhà, công trình hỗn hợp hoặc được sử dụng cho một số mục đích khác nhau như: Các nhóm nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ, du lịch,…; các công trình dịch vụ – công cộng, cây xanh công cộng, đường giao thông và bãi đỗ xe.
  • Đất ngoài dân dụng khoảng 17.727 ha, gồm: Đất công nghiệp, công nghệ cao khoảng 4.119 ha; đất kho tàng (kho bãi và trung tâm logistics) khoảng 229 ha; đất trung tâm nghiên cứu đào tạo khoảng 569 ha; đất cơ quan khoảng 43 ha; đất trung tâm y tế khoảng 137 ha; đất du lịch khoảng 2.388 ha; đất tôn giáo, di tích khoảng 109 ha; đất giao thông khoảng 3.085 ha (tính đến đường liên khu vực, không bao gồm giao thông tĩnh); đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật khoảng 1140 ha; đất cây xanh chuyên đề khoảng 429 ha; đất trung tâm thể dục thể thao khoảng 931 ha; đất cây xanh chuyên dụng khoảng 1.476 ha; đất an ninh quốc phòng khoảng 2.392 ha (chưa bao gồm huyện Hoàng Sa); đất nghĩa trang khoảng 680 ha.

Đất khác: Khoảng 66.710 ha, gồm:

Huyện Hoàng Sa: Khoảng 30.500 ha.

Quy hoạch cấu trúc phát triển không gian thành phố Đà Nẵng

Cấu trúc đô thị:

  • Cấu trúc đô thị được gắn với cảnh quan đặc trưng theo 03 vùng đô thị, gồm vùng Ven mặt nước, vùng Lõi xanh, vùng Sườn đồi và 01 vùng sinh thái, gồm khu vực rừng, núi, đồi phía Tây và phía Bắc, khu du lịch quốc gia Sơn Trà và huyện Hoàng Sa, các sống và hồ cùng với đường bờ biển trong vùng sinh thái.
  • Hình thành 02 vành đai kinh tế: (1) Vành đai phía Bắc – Vành đai Công nghiệp công nghệ cao và Cảng biển – Logistics; (2) Vành đai phía Nam – Vành đai Đổi mới sáng tạo và Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
  • Điều chỉnh cấu trúc đô thị đơn tâm (Thanh Khê và Hải Châu) thành phát triển đa cực, bổ sung 04 cụm việc làm ưu tiên tập trung gồm: (1) Cụm Công nghiệp công nghệ cao; (2) Cụm Cảng biển và Logistics; (3) Cụm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; (4) Cụm Đổi mới sáng tạo.
  • Phát triển du lịch trên toàn Thành phố với trọng tâm ven Bờ Đông (ven biển Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn) và vịnh Đà Nẵng với các đặc điểm mặt nước tự nhiên, di sản văn hóa và dịch vụ du lịch đường thủy; du lịch sinh thái khu vực đồi núi phía Tây, phía Bắc và bán đảo Sơn Trà để tận dụng cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Mô hình phát triển:

  • Phát triển các trung tâm phân tán, gồm: (1) Trung tâm đô thị gắn với Trung tâm Thành phố; (2) Trung tâm dịch vụ Công nghệ cao tại khu vực Tây Bắc Thành phố; (3) Trung tâm thương mại dịch vụ gắn với Ga đường sắt mới; (4) Trung tâm Đổi mới sáng tạo tại phía Nam Thành phố.
  • Hình thành các khu đô thị, mỗi khu đô thị có dân số khoảng 50.000 đến 250.000 người; tổ chức khu đô thị thành các đơn vị ở có dân số từ 18.000 đến 20.000 người.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcPhê duyệt 1/500 Khu Dân cư Tây Đại học An Giang mở rộng (khu 2), thành phố Long Xuyên
Bài tiếp theoLiên danh T&T và Orsted Đan Mạch muốn xây dựng dự án điện gió ngoài khơi Thái Bình

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây