Trang chủ Bất động sản Quy hoạch thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Quy hoạch thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

479
0

Thông tin quy hoạch thành phố Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu, bản đồ quy hoạch giao thông, bản đồ sử dụng đất thành phố Bạc Liêu năm 2021 đến năm 2030.

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Bạc Liêu có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển, bao gồm: đánh bắt hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến, dịch vụ tổng hợp, du lịch và giao thông, có ý nghĩa quan trọng tác động vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh.


I. Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Bạc Liêu

Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, cực nam của (Việt Nam), với diện tích đất tự nhiên là 2.669 km2, chiếm gần 0,8% diện tích cả nước và đứng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp với tỉnh Hậu Giang
  • Phía đông và đông bắc giáp với tỉnh Sóc Trăng
  • Phía tây nam giáp với tỉnh Cà Mau
  • Phía tây bắc giáp với tỉnh Kiên Giang
  • Phía đông nam giáp với Biển Đông với đường bờ biển dài 56 km.

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện, trong đó có 64 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 10 phường, 5 thị trấn và 49 xã (bao gồm 518 khóm, ấp).

II. Thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

1. Mục tiêu, tầm nhìn quy hoạch tỉnh Bạc Liêu

1.1. Mục tiêu:


Định hướng chiến lược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch không gian xây dựng đô thị, nông thôn; không gian công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; không gian sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp; không gian du lịch, cảnh quan và không gian mở hài hòa.

Xây dựng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2025 trở thành tỉnh công nghiệp, đến năm 2030 sẽ trở thành một trung tâm đô thị công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp hiện đại, trung tâm giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể thao và một số lĩnh vực cấp vùng, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tiểu vùng phía Nam, trục hành lang kinh tế biển Đông và biển Tây của vùng ĐBSCL.

1.2. Tầm nhìn:


  • Đến năm 2025, tỉnh Bạc Liêu cơ bản là tỉnh công nghiệp, đến năm 2030 sẽ trở thành một Trung tâm đô thị – công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp hiện đại, phát triển cân bằng và bền vững.
  • Tỉnh Bạc Liêu sẽ đóng vai trò là một trung tâm kinh tế của tiểu vùng phía Nam vùng đồng bằng sông Cửu Long.
  • Tỉnh Bạc Liêu sẽ là vùng phát triển nông nghiệp lúa chuyên canh, nông nghiệp đô thị và đánh bắt nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng bảo vệ rừng ngập mặn và sự đa dạng sinh học.

2. Thông tin, bản đồ quy hoạch phát triển không gian thành phố Bạc Liêu

2.1. Phân vùng phát triển kinh tế

Vùng tỉnh Bạc Liêu được phân thành 3 vùng phát triển kinh tế:

  • Vùng I: Vùng trung tâm (phía Đông): Là vùng phát triển đô thị – công nghiệp – dịch vụ động lực của vùng tỉnh Bạc Liêu
  • Vùng II: Vùng phía Bắc: Bao gồm hai huyện Hồng Dân và Phước Long, là vùng phát triển nông nghiệp chuyên canh, nuôi trồng thủy sản sinh thái, công nghiệp chế biến của tỉnh Bạc Liêu
  • Vùng III: Vùng kinh tế phía Tây: Bao gồm các huyện Giá Rai và Đông Hải; đây là vùng tiếp giáp với tỉnh Cà Mau và biển Đông, kết nối với vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long và trục hành lang kinh tế biển
Bản đồ quy hoạch không gian vùng thành phố Bạc Liêu
Bản đồ quy hoạch không gian vùng thành phố Bạc Liêu

2.2. Phân bố hệ thống đô thị


Hệ thống đô thị trung tâm vùng và trung tâm các tiểu vùng:

  • Thành phố Bạc Liêu: Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bạc Liêu và cấp vùng.
  • Đô thị Giá Rai – Hộ Phòng là đô thị loại IV, hạt nhân của thị xã Giá Rai vào năm 2015; là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo lớn thứ thứ hai của tỉnh.
  • Đô thị Phước Long (huyện Phước Long) – Ninh Quới A (huyện Hồng Dân): Là đô thị loại IV, trung tâm kinh tế, văn hoá, của tiểu vùng II.
  • Ngoài ra, tỉnh còn có các đô thị chức năng tổng hợp khác

2.3. Phân bố các vùng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

  • Vùng công nghiệp trung tâm vùng (thành phố Bạc Liêu): Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao.
  • Vùng công nghiệp tập trung phía Bắc (huyện Phước Long, Hồng Dân): Đây là vùng phát triển công nghiệp phụ trợ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
  • Vùng công nghiệp tập trung phía Tây (huyện Giá Rai): Phát huy thế mạnh hiện có về công nghiệp chế biến thủy sản tại đô thị Giá Rai – Hộ Phòng.

3. Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Bạc Liêu

3.1. Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ

Nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông các tuyến đường giao thông đối ngoại:

  • Đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau
  • Đường Hồ Chí Minh
  • Quốc lộ 1A
  • Quốc lộ Nam Sông Hậu
  • Đường cao tốc Bạc Liêu – Rạch Giá – Hà Tiên
  • Tuyến Quốc lộ dự kiến (Gành Hào – Giá Rai – Phó Sinh – Cạnh Đền)

Đồng thời phát triển hệ thống giao thông trong tỉnh bao gồm:

  • Đường tỉnh (Tỉnh lộ)
  • Đường huyện (Huyện lộ)
  • Giao thông nông thôn
  • Giao thông đô thị
  • Công trình phục vụ giao thông: Bến xe, bãi đỗ xe

3.2. Định hướng phát triển hệ thống giao thông đường thủy

  • Nạo vét, bảo dưỡng thường xuyên luồng tàu chạy, duy trì mực nước tĩnh không thông thuyền.
  • Nâng cấp và xây mới các đường dẫn từ các điểm tập trung đến các trục đường bộ và đường thủy chính.
  • Trang bị phao tiêu tín hiệu, cải thiện chất lượng dịch vụ, hệ thống Logistics đem lại hiệu quả cao trong vận tải thủy.

V.P


4.8/5 - (11 bình chọn)
Bài trướcQuy hoạch Bà Rịa Vũng Tàu 2021 đến 2030
Bài tiếp theoThông tin quy hoạch tỉnh Bình Dương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây