Trang chủ Bất động sản Quy hoạch thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Quy hoạch thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

354
0

Thông tin quy hoạch thành phố Bắc Giang, bản đồ quy hoạch giao thông, bản đồ sử dụng đất TP Bắc Giang năm 2021 đến năm 2030.

Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Trong bài viết dưới đây, Vuongphat.com.vn sẽ chia sẻ thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang năm 2021 đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2030.


I. Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Bắc Giang

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp được xác định bao gồm: Toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Bắc Giang, khu vực phụ cận gồm các xã Tiền Phong, Tân Liễu, Nội Hoàng, Hương Gián của huyện Yên Dũng; xã Tân Dĩnh và một phần xã Xuân Hương của Huyện Lạng Giang, xã Tăng Tiến của huyện Việt Yên.

Về ranh giới:

  • Phía Bắc giáp huyện Tân Yên
  • Phía Đông giáp huyện Lạng Giang
  • Phía Nam giáp huyện Yên Dũng.
  • Phía Tây giáp huyện Việt Yên.

Về quy mô diện tích nghiên cứu: khoảng 11.970 ha. Trong đó:


  • Thành phố Bắc Giang: 6677,36 ha.
  • Các xã thuộc huyện Yên Dũng: 3.699,22ha
  • Các xã thuộc huyện Việt Yên: 479,17ha
  • Các xã thuộc huyện Lạng Giang: 1114,25ha

Phạm vi nghiên cứu  gián tiếp gồm một phần xã Xuân Phú, Yên Lư, Nham Sơn, TT Tân An (Huyện Yên Dũng); Nghĩa Trung, một phần xã Hồng Thái, Vân Trung (Huyện Việt Yên); Quế Nham (Huyện Tân Yên); Xuân Hương, một phần xã Thái Đào (Huyện Lạng Giang). Phạm vi nghiên cứu có tổng diện tích khoảng 7.274,58. Trong phạm vi này nghiên cứu kết nối hạ tầng, kết nối không gian với các khu vực trong thành phố, đảm bảo tính lâu dài, bền vững cho các khu vực phát triển trong tương lai.

Mục tiêu quy hoạch thành phố Bắc Giang

  • Cụ thể hoá Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội và các quy hoạch chuyên ngành của Tỉnh Bắc Giang.
  • Tạo lập hình ảnh đô thị, cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả người dân, đáp ứng nhu cầu phát triển mới, hội nhập với sự phát triển của vùng và khu vực, tạo đà thúc đẩy quá trình đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế.
  • Nghiên cứu định hướng phát triển không gian hướng tới mục tiêu thành phố Bắc Giang trở thành đô thị loại II.

II. Thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

1. Thông tin, bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Bắc Giang

1.1. Phân bổ diện tích các loại đất năm 2021


Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình

1.2. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng năm 2021

Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình

1.3. Diện tích đất cần thu hồi năm 2021

Ảnh chụp màn hình
Ảnh chụp màn hình
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Bắc Giang
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Bắc Giang

2. Thông tin, bản đồ quy hoạch phát triển không gian thành phố Bắc Giang

2.1. Các hướng phát triển:


  • Hướng 1: Phát triển theo hướng Tây về các xã Tân Mỹ, Tăng Tiến. Hình thành trục đô thị theo hướng Đông Tây: kết nối các chức năng Trung tâm Hành chính và Đô thị hiện hữu – Đô thị dịch vụ thương mại tổng hợp;
  • Hướng 2: Phát triển theo hướng Đông Bắc về các xã Tân Dĩnh, Dĩnh Trì. Phát triển khu trung chuyển dọc theo hành lang Quốc lộ 1 kết nối Quốc lộ 31 với vành đai 5 vùng Hà Nội; Hình thành trung tâm đào tạo gắn với cụm trường đào tạo nghề Dĩnh Trì;
  • Hướng 3: Phát triển theo hướng Nam – Đông Nam, về các xã Tân Tiến, Đồng Sơn. Phát triển khu đô thị gắn với dịch vụ trung chuyển hàng hóa, các khu sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao và dịch vụ du lịch gắn với núi Nham Biền;
  • Hướng 4: Phát triển theo hướng Tây Bắc về phía các xã Đa Mai, Song Mai, Nghĩa Trung. Phát triển khu đô thị sinh thái, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, các khu du lịch gắn với đồi Quảng Phúc và núi Nghĩa Trung.
Bản đồ định hướng phát triển không gian thành phố Bắc Giang
Bản đồ định hướng phát triển không gian thành phố Bắc Giang

2.2. Cơ cấu và phân khu chức năng:

Trên cơ sở về địa hình, cảnh quan tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội, giao thông và các dự án đã và đang hình thành, nghiên cứu đề xuất 8 vùng chức năng chính cho thành phố Bắc Giang, bao gồm:

  • Khu vực số 1: Khu đô thị trung tâm, tổng diện tích: 1.608 ha, chiếm tỷ lệ 13,43%; gồm các khu chức năng: Khu dân cư hiện trạng thuộc các phường Trần Nguyên Hãn, Thọ Xương, Ngô Quyền, Trần Phú, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, khu dân cư số 1, 2 thuộc xã Xương Giang, Dĩnh Kế;Khu đô thị Đông Bắc; Nhà máy đạm Hà Bắc và các cụm công nghiệp nhỏ hiện có trong thành phố; Khu vực cây xanh, không gian đệm.
  • Khu vực số 2: Khu vực phía Nam,tổng diện tích: 1.097,27 ha, chiếm tỷ lệ 9,17%; gồm các chức năng: Khu đô thị phía Nam; Khu trung tâm dịch vụ trung chuyển phía Nam; Khu trụ sở cơ quan mới; Khu trung tâm đào tạo; Khu dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao; Khu công viên nông nghiệp ngăn cách giữa các khu đô thị; Khu công viên đô thị phía Nam; Khu dân cư hiện trạng xã Tân Tiến, Dĩnh Kế, Hương Gián.
  • Khu vực số 3: Khu vực phía Tây Nam, tổng diện tích: 1.460,45 ha, chiếm tỷ lệ 12,2%; gồm các khu chức năng: Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng; Khu trung chuyển và cảng Đồng Sơn; Khu dân cư Tiền Phong; Khu nhà ở sinh thái; Một phần Khu công nghiệp Vân Trung, Việt Hàn;Khu dân cư hiện trạng thuộc các xã Song Khê, Nội Hoàng, Tiền Phong, Đồng Sơn.
  • Khu vực số 4: Khu vực phía Tây,tổng diện tích 1.496 ha, chiếm tỷ lệ 12,5%; gồm các khu chức năng: Trung tâm văn hóa và dịch vụ thương mại tổng hợp; Công viên đô thị phía Tây; Trung tâm y tế; Trung tâm thể dục thể thao Tỉnh; các khu dân cư và cụm công nghiệp hiện trạng tại phường Mỹ Độ, các xã Tân Mỹ, Song Khê, Đa Mai, Song Mai; Khu dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao phía Bắc; Khu vực công viên nông nghiệp tại xã Đa Mai; Khu đô thị mới phía Tây; Khu xử lý chất thải rắn.
  • Khu vực số 5: Khu vực phía Bắc -đồi Quảng Phúc, Nghĩa Trung, tổng diện tích 720 ha, chiếm tỷ lệ 6,01%; gồm các khu chức năng: Khu du lịch sinh thái, khu nhà ở sinh thái, bệnh viện Lao Phổi,viện tâm thần, trung tâm điều dưỡng, khu du lịch núi, khu lâm nghiệp núi Nghĩa Trung, đồi Quảng Phúc, khu thực nghiệm nông nghiệp, khu dân cư hiện trạng xã Song Mai.
  • Khu vực số 6: Khu vực phía Đông Bắc được hình thành song song với việc hoàn thiện đường Vành đai 5 – vùng thủ đô Hà Nội, tổng diện tích 676,7 ha, chiếm tỷ lệ 5,65%; gồm các trung tâm đầu mối thương mại, dịch vụ hàng; Khu logistics; Khu dân cư và cụm công nghiệp hiện trạng tại xã Tân Dĩnh.
  • Khu vực số 7: Khu vực phía Nam -núi Nham Biền, tổng diện tích 1.312,55 ha, chiếm tỷ lệ 10,97%; gồm các khu chức năng: Khu sân golf và dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch núi; Khu sinh thái lâm nghiệp núi Nham Biền.
  • Khu vực số 8: Khu dân cư nông thôn và vùng canh tác nông nghiệp, tổng diện tích 3.599,25 ha, chiếm tỷ lệ 30,07%; gồm các khu chức năng: khu vực nông nghiệp, làng xóm hiện trạng, công trình công cộng, tôn giáo hiện có; Khu vực hành lang bảo vệ sông Thương.

3. Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông Bắc Giang

3.1. Giao thông đô thị

Mạng lưới: Mạng lưới giao thông thành phố xây dựng theo mạng kết hợp. Các trục đường trong khu thành phố cũ sẽ được cải tạo và nâng cấp, hè đường và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đi kèm phải được hoàn thiện đáp ứng tiêu chuẩn của đường đô thị.

Xác định quy mô phân cấp các tuyến đường:

  • Đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn): Lộ giới 100-110m;
  • Đường tỉnh 295B (đoạn qua đô thị): Lộ giới 40m;
  • Vành đai 5 – vùng Thủ đô Hà Nội:Lộ giới 100-110m;
  • Đường trục chính đô thị: 30-56m;
  • Đường liên khu vực mặt cắt ngang 21 – 27m;
  • Đường chính khu vực mặt cắt ngang 19 – 20,5m:

Hệ thống công trình phục vụ giao thông:

  • Cầu cống: Cải tạo nâng cấp cáccầu trên các tuyến phù hợp với cấp hạng đường;
  • Nút giao thông: Xây dựng hệ thống các nút giao cắt khác mức đúng tiêu chuẩn;
  • Cải tạo xây dựng hệ thống các bến, bãi đỗ xe: Các bến xe xây dựng mới dự kiến có diện tích từ 2-3 ha, kết hợp các điểm đầu cuối xe buýt nội đô. Dự kiến xây dựng 3 bến xe đối ngoại mới.
Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Bắc Giang
Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Bắc Giang

3.2. Đường sắt: Đường sắt Quốc gia

Nâng cấp đường sắt đơn khổ kép 1m-1,435 m qua khu vực; Quy hoạch xây dựng 01 ga đường sắt tổng hợp mới quy mô 20 ha nằm trong khu vực giao giữa đường vành đai 5 – vùng thủ đô Hà Nội và đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn. Ga Bắc Giang cũ sẽ được chuyển đổi chức năng là ga hành khách du lịch cho đô thị.

3.3. Đường thủy:

Luồng tuyến đường sông: Khai thác tối đa các tuyến vận tải thủy trong Vùng, đặc biệt trên hệ thống sông Thái Bình và các tuyến đường thủy kết nối trực tiếp với cụm cảng biển cửa ngõ Hải Phòng và Quảng Ninh;

Hệ thống bến cảng: Cảng Á Lữ: Được chuyển chức năng thành Cảng du lịch trong tương lai. Cảng Đồng Sơn: Được xây dựng để đảm nhận chức năng vận chuyển hàng hóa cho thành phố.

3.5. Tổ chức hệ thống đầu mối giao thông tiếp vận tổng hợp:

Đầu mối liên kết đường sắt quốc gia, đường bộ và đường cao tốc, quy mô 4-5 ha.

V.P


Rate this post
Bài trướcThông tin các khu công nghiệp tại Hải Phòng
Bài tiếp theoQuy hoạch thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây