Trang chủ Bất động sản Quy hoạch phát triển tổng thể TP.Bắc Giang đến 2030

Quy hoạch phát triển tổng thể TP.Bắc Giang đến 2030

266
0

UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển tổng thể TP.Bắc Giang, hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, với nội dung sau:

Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị TP.Bắc Giang
Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị TP.Bắc Giang

1. Phạm vi nghiên cứu, ranh giới lập quy hoạch:

a) Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích tự nhiên là 849,71km2, quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 1.850.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 679.000 người, tỷ lệ đô thị hóa 36,7%.


b) Ranh giới lp quy hoạch:

  • Phía Bắc: Giáp tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên
  • Phía Nam: Giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh
  • Phía Đông: Giáp tỉnh Quảng Ninh
  • Phía Tây: Giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên.

Mục tiêu quy hoạch

– Xây dựng mô hình phát triển hệ thống đô thị Bắc Giang đến năm 2030 phù hợp với định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia, vùng Thủ đô và điều kiện thực tế của tỉnh để tạo động lực tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, thu hút dân cư – lao động, khoa học công nghệ và đầu tư;

– Đề xuất phương án phát triển tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị đến năm 2030;


– Lập kế hoạch phát triển đô thị theo các giai đoạn đến năm 2020 và đến năm 2030;

– Xây dựng 3 – 4 đô thị có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh cao, thu hút mạnh mẽ cơ hội đầu tư trong và ngoài nước, tạo sự tăng trưởng đột phá cho kinh tế toàn tỉnh;

– Hình thành các đô thị mới cho các vùng hiện còn đang thiếu để làm hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cung cấp dịch vụ;


– Xác định chương trình, dự án ưu tiên đầu tư để xây dựng đô thị đạt tiêu chuẩn của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị của Chính phủ;

– Tăng tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt gần mức trung bình cả nước vào năm 2030.

2-Dự báo phát triển đô thị:

a) Dự báo quy mô dân số


– Năm 2020 dự báo dân số đô thị của tỉnh Bắc Giang là 376.800 người chiếm 22,3% dân số toàn tỉnh;

– Năm 2030 dân số đô thị của tỉnh Bắc Giang là 679.000 người chiếm 36,7% dân số cả tỉnh.

b) Dự báo nhu cầu sử dụng đất đô thị – Đến năm 2020 quy mô đất đai quy hoạch xây dựng đô thị cả tỉnh khoảng 3.800 ha; – Đến năm 2030 quy mô đất đai quy hoạch xây dựng đô thị cả tỉnh khoảng 500 ha;  (Quy mô của từng đô thị sẽ được cụ thể hóa tại quy hoạch chung của từng đô thị, phù hợp với tính chất và các giai đoạn phát trin) 

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các phân khu chức năng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các phân khu chức năng

4. Định hướng quy hoạch hệ thống đô thị toàn tỉnh

4.1. Mô hình tổ chức hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang:

Tổ chức hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang theo mô hình phân tán, đa cực gồm đô thị lớn và nhỏ để tạo sự tương đối đều trên toàn lãnh thổ, cụ thể:

– Phát triển đô thị dọc theo các trục hành lang giao thông Quốc gia và đường Tỉnh, các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, các vùng phát triển nông – lâm nghiệp hàng hóa tập trung… để tăng cường liên kết giao thương và có động lực phát triển;

– Phân bố đô thị tương đối đồng đều trên toàn lãnh thổ để tạo sự cân bằng trong phát triển và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ khu vực nông thôn; là cơ sở cho việc xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần ổn định cuộc sống, hạn chế sự di dân đi các tỉnh khác;

– Lựa chọn đô thị có tiềm năng lợi thế để tập trung đầu tư trở thành đô thị động lực trung tâm của một tiểu vùng, là đầu tàu tăng trưởng kinh tế, nơi thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, tập trung cung ứng và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho khu vực phát triển nông – lâm nghiệp… có tác động lan tỏa kích thích đô thị nhỏ phát triển.

4.2. Định hướng quy hoạch hệ thống đô thị:

a) Giai đoạn đến năm 2020 tổng số đô thị của tỉnh là 21 đô thị, trong đó: – 01 đô thị loại II: TP. Bắc Giang (nâng cấp từ loại III lên loại II);

– 03 đô thị loại IV: TT.Thắng, Chũ và Đồi Ngô. Nâng cấp từ đô thị loại V lên loại IV;

17 đô thị loại V: Trong đó có 13 đô thị hiện có là Neo, Cao Thượng, Cầu Gồ, Vôi, Bích Động, Nếnh, An Châu, Thanh Sơn, Tân Dân, Nhã Nam, Bố Hạ, Kép, Lục Nam và 04 đô thị hình thành mới là Mỏ Trạng, Bách Nhẫn, Phương Sơn, Phố Kim.

b) Giai đoạn đến năm 2030 tổng số đô thị tỉnh là 25 đô thị, trong đó: – 01 đô thị loại I: T Bắc Giang. Nâng cấp từ đô thị loại II lên loại I; – 02 đô thị loại III: Thị xã Hiệp Hòa, Chũ (Nâng cấp từ loại IV lên thị xã loại III);

  • 04 đô thị IV: Vôi, Đồi Ngô, Neo, Bích Động (Trong đó nâng cấp thị trấn Vôi, Bích Động, Neo từ đô thị từ loại V lên loại IV);
  • 18 đô thị loại V: Trong đó 12 đô thị đã có là An Châu, Cầu Gồ, Cao Thượng, Tân Dân, Bách Nhẫn; Nhã Nam, Bố Hạ, Mỏ Trạng, Kép, Phương Sơn (Phố Sàn), Phố Kim, Thanh Sơn và hình thành mới 06 đô thị mới là Quán Rãnh, Kép II, Tân Sơn, Bỉ, Phố Hoa, Long Sơn.
Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất
Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất

5. Tổ chức không gian đô thị hóa:

5.1. Các trục giao thông + hành lang kinh tế và đô thị hóa chính:

a) Hành lang kinh tế và đô thị hóa dọc Quc lộ 1 + đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn

Tập trung phát triển và nâng cấp các đô thị dọc tuyến đường, hình thành các đô thị lớn trung tâm tăng trưởng kinh tế có vai trò thúc đẩy kinh tế toàn tỉnh gồm | thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang, huyện Việt Yên. Mở rộng và tăng cường chức năng của các đô thị, xây dựng mạng lưới thương mại dịch vụ – du lịch trên cơ sở hình thành các trung tâm thương mại lớn…

b) Hành lang kinh tế và đô thị hóa dọc Quốc lộ 31: 

Tập trung phát triển và nâng cấp các đô thị dọc tuyến đường, hình thành các đô thị trung bình, trung tâm tăng trưởng kinh tế có vai trò thúc đẩy kinh tế tiểu vùng. Xây dựng các đô thị chuyên ngành dịch vụ du lịch – nông – lâm nghiệp, chợ đầu mối nông lâm sản, phân phối sản phẩm nội và ngoại vùng gồm: thị trấn Đồi Ngô, thị xã Chũ, thị trấn Kim…).

c) Hành lang kinh tế đô thị hóa dọc Quốc lộ 37: 

Tập trung phát triển và nâng cấp các đô thị hiện trạng dọc tuyến đường, hình thành các đô thị mới, điểm dịch vụ… là trung tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cung

cấp dịch vụ thương mại, tài chính, du lịch, đầu mối giao thông. Có vai trò động lực phát triển kinh tế tiểu vùng. Các đô thị, thị tứ dịch vụ – công nghiệp chính là thị xã Thắng, thị trấn Đồi Ngô, Kép, các thị tứ Hương Sơn, Bảo Sơn.

d) Hành lang kinh tế và đô thị hóa dọc các đường Tỉnh: 398, 296, 295, 294, 293, 2..

Tập trung phát triển và nâng cấp các đô thị hiện trạng dọc tuyến đường, hình thành các đô thị mới, trung tâm dịch vụ thương mại – nông – lâm – công nghiệp, chợ đầu mối thu mua nông sản, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng nông thôn. Xây dựng các đô thị mới, thị tứ, các khu du lịch lớn gắn với di tích lịch sử, văn hóa tâm linh cảnh quan thiên nhiên đẹp như Suối Mỡ, hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, Khe Rỗ, khu du lịch căn cứ khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám, vùng ATK, du lịch sinh thái Núi Nham Biền… .

5.2. Vùng đô thị hóa:

a) Thành phố Bắc Giang và vùng mở rộng: 

Phạm vi gồm thành phố Bắc Giang hiện nay và mở rộng ra các xã lân cận thuộc huyện Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Đô thị hạt nhân là Thành Phố Bắc Giang hiện nay, các đô thị chức năng gồm: “Đô thị dịch vụ thương mại”, “Đô thtrung chuyển hàng hóa”, “Đô thị nhà ở sinh thái du lịch và nồng nhiệp chất lượng cao”. 

b) Huyện Việt Yên: 

+ Giai đoạn năm 2013- 2020: Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các khu nhà ở cho công nhân tại thị trấn Bích Động, thị trấn Nếnh. Xây dựng khu đô thị mới Đình Trám – Sen Hồ. Trong đó thị trấn Bích Động là đô thị trung tâm tổng hợp huyện Việt Yên, thị trấn Nếnh là đô thị dịch vụ thương mại, công nghiệp, dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ; Khu đô thị mới Đình Trám- Sen Hồ là đô thị dịch vụ nhà ở cho công nhân, nhà ở tái định cư …;

+ Giai đoạn 2020- 2030: Sáp nhập thị trấn Bích Động, thị trấn Nếnh và Khu đô thị mới Đình Trám – Sen Hồ thành đô thị loại 4, trực thuộc huyện Việt Yên. Tập trung nguồn lực xây dựng trở thành “đô thị động lực”, một trung tâm đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế lớn của tỉnh, có chức năng công nghiệp – dịch vụ, thu hút đầu tư trong và ngoài nước;

Xây dựng các Khu đô thị mới Quang Châu có chức năng dịch vụ nhà ở cho công nhân.

c) Huyện Yên Dũng: 

+ Thị trấn Neo: Mở rộng không gian về phía Tây, sáp nhập với Khu đô thị – công nghiệp Nhan Sơn Yên Lư trở thành đô thị loại 4. Có chức năng là trung tâm tăng trưởng kinh tế, động lực phát triển của huyện Yên Dũng – trung tâm dịch vụ du | lịch sinh thái, văn hóa lễ hội;

+ Thtrấn Tân Dân: Là đô thị loại 5 trực thuộc huyện. Có chức năng dịch vụ thương mại – công, nông nghiệp.

d) Huyện Lạng Giang: 

+ Thị trấn Vôi: Mở rộng không gian đô thị, xây dựng trở thành đô thị loại 4. Là trung tâm tăng trưởng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế huyện Lạng Giang.;

+ Thị trấn Kép: Mở rộng không gian đô thị để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Là đô thị loại 5 trực thuộc huyện.

e) Huyện Hip Hòa: 

+ Xây dựng toàn huyện Hiệp Hòa trở thành thị xã trong đó khu vực nội thị là thị trấn Thắng. Có chức năng là trung tâm phát triển công nghiệp – đô thị, địa bàn thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Trung tâm tài chính ngân hàng – thương mại dịch vụ – du lịch, trung tâm bán buôn bán lẻ khu vực phía Tây tỉnh Bắc Giang. Trung tâm cung ứng vật tư, chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp chất lượng cao;

+ Giai đoạn 2013-2020: Xây dựng thị trấn Bách Nhẫn;

+ Giai đoạn 2020-2030: Xây dựng thị trấn Phố Hoa, khu đô thị Đại Thành; Bảo An. Có chức năng dịch vụ thương mại – công – nông nghiệp và nhà ở cho công nhân.

f) Huyện Tân Yên

+ Thị trn Cao Thượng: Đô thị loại 5. Là Trung tâm tổng hợp, động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện;

+ Thị trn Nhã Nam: Mở rộng sáp nhập với xã Nhã Nam. Là đô thị loại 5; Có chức năng dịch vụ – thương mại – du lịch lịch sử, văn hóa tâm linh, dịch vụ nông – công nghiệp tiểu vùng phía Bắc huyện Tân Yên và phía Nam huyện Yên Thế,

+ Xây dựng mới thị trấn Bi giai đoạn 2020-2030: Trở thành thị trấn loại 5. Có chức năng là trung tâm tiểu vùng phía Tây Nam huyện Tân Yên và phía Bắc huyện Việt Yên.

g) Huyện Yên Thế

+ Thị trấn Cầu Gồ: đô thị loại 5. Có chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế tổng hợp của huyện Yên Thế. Trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa lễ hội Yên Thế của tỉnh Bắc Giang;

+ Thị trấn Bố Hạ: Là đô thị loại 5. Có chức năng dịch vụ công nghiệp – thương mại và nông nghiệp;

+ Xây dựng mới thị trấn Mỏ Trạng giai đoạn 2013-2020: Trở thành đô thị loại 5. Có chức năng dịch vụ thương mại- nông lâm nghiệp – vận tải phía Bắc huyện.

h) Huyện Lục Nam: 

+ Thị trấn Đồi Ngô giai đoạn 2013-2020: Mở rộng không gian đô thị. Xây dựng trở thành đô thị loại 4, Có chức năng là trung tâm chính trị, tăng trưởng kinh tế của toàn huyện, trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại, điểm dừng chân – dịch vụ du lịch; Giai đoạn 2020-2030 sẽ sáp nhập với thị trấn Lục Nam để trở thành một đô lớn;

+ Thị trấn Lục Nam giai đoạn 20202030: Sáp nhập với thị trấn Đồi Ngô;

+ Xây dựng mới thị trấn Phương n (Phố Sàn) giai đoạn 2013-2020: Trở thành đô thị loại 5. Có vai trò là động lực phát triển kinh tế khu vực phía Tây huyện, là đô thị dịch vụ thương mại – dịch vụ vận tải – dịch vụ nông nghiệp.

i) Huyện Lục Ngạn

+ Thị xã Chữ giai đon năm 2020-2030: Nâng cấp từ đô thị loại 4 trở thành thị xã (đô thị loại 3). Có chức năng là trung tâm kinh tế – đầu tầu tăng trưởng cho khu vực phía Đông, trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật phát triển nông – lâm nghiệp; Trung tâm tài chính – ngân hàng dịch vụ thương mại, bán buôn bán lẻ, đầu mối phân phối hàng nông – lâm sản quy mô lớn phục vụ thị trường trong và ngoài nước; Trung tâm đào tạo, văn hóa lễ hội – thể thao – dịch vụ du lịch vùng phía Đông tỉnh; Trung tâm cung ứng vật tư nông nghiệp và sản xuất cây ăn quả đặc sản chất lượng cao của cả nước;

– Xây dựng mới thị trấn Phố Kim giai đoạn năm 2013-2020: Xây dựng trở thành đô thị loại 5. Có vai trò là đô thị Trung tâm kinh tế – văn hóa – dịch vụ phía Tây huyện Lục Ngạn;

– Xây dựng mới thị trấn Kép Hai giai đoạn năm 20132020: Xây dựng trở thành đô thị loại 5. Có chức năng là trung tâm huyện lỵ (sau khi Chũ trở thành thị xã) kinh tế tổng hợp, cung cấp dịch vụ và thúc đẩy phát triển nông – lâm nghiệp;

– Xây dựng mới thị trấn Tân Sơn giai đoạn năm 2020-2030: Xây dựng thị trấn Tân Sơn trở thành đô thị loại 5. Có vai trò là trung tâm dịch vụ tổng hợp, trong đó nổi trổi là dịch vụ du lịch.

k) Huyện Sơn Động: 

+ Thị trấn An Châu: Đô thị loại 5. Là Trung tâm chính trị, dịch vụ phát triển nông – lâm nghiệp và du lịch sinh thái, du lịch văn hóa các dân tộc. Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn huyện Sơn Động;

+ Thị trn Thanh Sơn: Là đô thị loại 5, trung tâm dịch vụ công nghiệp năng lượng, dịch vụ thương mại – nông – lâm nghiệp;

+ Xây dựng mới thị trấn Long Sơn giai đoạn 20202030: Trở thành đô thị loại 5.

Các điểm dân cư tập trung (thị tứ)

Ngoài đô thị, trên địa bàn 9 huyện còn có các thị tử phát triển dịch vụ thương mại, du lịch nông – lâm nghiệp như: Tân Sỏi, Cổng Châu, Xuân Lương (huyện Yên Thể); Kim Tràng, Quế Nham (huyện Tân Yên); Quỳnh Sơn, Đức Giang, Xuân Phú (huyện Yên Dũng)… sẽ tiến hành lập quy hoạch chung để quản lý.

V.P

 


Rate this post
Bài trướcCầm hòa Thái Lan HLV Shin Tae-yong ‘Indonesia sẽ thắng Việt Nam’
Bài tiếp theoĐà Nẵng mở rộng Khu đô thị ven sông Hòa Quý – Đồng Nò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây