Trang chủ Bất động sản Quy hoạch phát triển hệ thống Khu công nghiệp tại Thanh Hóa

Quy hoạch phát triển hệ thống Khu công nghiệp tại Thanh Hóa

7461
0

Thông tin quy hoạch hệ thống Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa, định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp đến 2035 tầm nhìn đến 2050.

Hệ thống các Khu công nghiệp tại Thanh Hóa

1. Khu công nghiệp Lễ Môn

Khu công nghiệp Lễ Môn có quy mô khoảng 87,61 ha. Trong giai đoạn 2021 – 2030 giữ nguyên hiện trạng đã đầu tư, cho thuê đất


Dự kiến sau năm 2030, khi hết thời gian thuê đất của các dự án, tỉnh Thanh Hóa sẽ không gia hạn thêm thời gian thuê đất, dành quỹ đất phát triển đô thị.

Khu công nghiệp Lễ Môn - Thanh Hóa
Khu công nghiệp Lễ Môn – Thanh Hóa

2. Khu công nghiệp Đình Hương – Tây Bắc Ga

Khu công nghiệp Đình Hương – Tây Bắc Ga diện tích 180 ha; giai đoạn 2021 – 2030 giữ nguyên hiện trạng đã đầu tư, cho thuê đất.

Giai đoạn sau năm 2030, nghiên cứu theo hướng từng bước chuyển đổi thành khu công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao.


3. Khu công nghiệp Bỉm Sơn

Trong giai đoạn 2021 – 2025, tập trung thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, tăng tỷ lệ lấp đầy đối với đất KCN theo diện tích đất thực tế là $30,46 ha (theo quy hoạch phát triển các KCN là 566 ha). Trong đó:

  • Khu công nghiệp Bỉm Sơn I diện tích 222 ha (Khu B)
  • Khu công nghiệp Bỉm Sơn 2 diện tích 145 ha (Nam khu A)
  • Khu công nghiệp Bỉm Sơn 3 diện tích 163,46 ha (Bắc khu A).

Đến năm 2025, tỷ lệ lấp đầy KCN Bỉm Sơn 1 đạt 100%; KCN Bỉm Sơn 2 đạt 100%; KCN Bỉm Sơn 3 đạt 100%.

4. Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng

Giai đoạn 2021 – 2030: Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư để lấp đầy Khu công nghiệp theo diện tích đất thực tế khoảng 337,3 ha (theo quy hoạch phát triển các KCN là 566 ha).


Đến năm 2025, tỷ lệ lấp đầy đạt 50% và đạt 80% đến năm 2030.

Giai đoạn sau năm 2030: Mở rộng thêm 117 ha về phía Tây của KCN hiện hữu, nâng tổng diện tích đất công nghiệp lên 654,3 ha.

Phối cảnh Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng
Phối cảnh Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng

5. Khu công nghiệp Thạch Quảng, huyện Thạch Thành

Giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045:


Từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh thu hút đầu tư để lấp đầy KCN theo phương án phát triển khoảng 140 ha.

Ngành nghề thu hút đầu tư: Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng, may mặc, giày da…

Đến năm 2025 tăng tỷ lệ lấp đầy trên 30%; năm 2030 đạt 60%.

6. Khu công nghiệp Ngọc Lặc

Giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045:

Giữ nguyên diện tích 150 ha theo quy hoạch.

Thu hút thêm các nhà đầu tư để lấp đầy KCN với các nhóm hàng chính như: Chế biến nông, lâm sản, sản xuất dược liệu, chế biến gỗ, sản xuất mặt hàng xuất khẩu…

Đến năm 2025 tăng tỷ lệ lấp đầy KCN là 30%; năm 2030 đạt 60%.

7. Khu công nghiệp Bãi Trành, huyện Như Xuân

Giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045:

Từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh thu hút đầu tư để lấp đầy KCN theo phương án phát triển khoảng 179,03 ha.

Ngành nghề thu hút đầu tư: Chế biến nông, lâm sản, khoáng sản, sản xuất VLXD, các dự án chế biến sản phẩm sau lọc hóa dầu… để lấp đầy KCN.

Đến năm 2025 tăng tỷ lệ lấp đây là 30%; năm 2030 đạt 60%.

8. Khu công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ phía Tây TP. Thanh Hóa

Quy hoạch Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ phía Tây TP, Thanh Hóa cách trung tâm TP. Thanh Hóa khoảng 1,2 km về phía Tây.

Thuộc các xã Đồng Thắng, Đồng Lợi, Đồng Tiến (huyện Triệu Sơn); xã Đông Yên, Đồng Văn, Đông Thịnh (huyện Đông Sơn), xã Đông Tân và phường An Hoạch (TP. Thanh Hóa).

Tổng diện tích khu vực lập đề án dự kiến 1.200 ha, có vị trí như sau:

  • Phía Bắc giáp các xã Đông Hòa, Đồng Minh, Đông Anh và Thị trấn Rừng Thông (huyện Đông Sơn).
  • Phía Đông giáp các phường Tân Sơn, Phú Sơn, Đông Vệ, Quảng Thắng (TP. Thanh Hóa)
  • Phía Tây giáp các xã Khuyến Nông, Thái Hòa, Tân Ninh (huyện Triệu Sơn).
  • Phía Nam giáp các xã Đông Vĩnh, Đông Quang, Đông Nam (huyện Đông Sơn).

Giai đoạn 2021 – 2030:

Hoàn thiện hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư vào Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ phía Tây TP. Thanh Hóa với tổng diện tích khoảng 1.200 ha; phát triển theo 02 khu vực chính:

  • Khu công nghiệp: Định hướng hình thành KCN sạch, công nghệ cao, hướng đến công nghiệp 4.0. Quy mô diện tích dự kiến 650 ha.
  • Khu đô thị – dịch vụ: Là đô thị vệ tinh nhằm mục đích giãn dân cư tại các khu trung tâm TP. Thanh Hóa. Quy mô diện tích dự kiến 550 ha.

Giai đoạn sau năm 2030:  Hoàn thiện đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và lấp đầy toàn bộ Khu công nghiệp.

9. Khu công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ Phú Quý, huyện Hoằng Hóa

Khu vực công nghiệp: Định hướng hình thành KCN sạch sử dụng công nghệ cao. Quy mô diện tích dự kiến là 545 ha.

Khu vực đô thị – dịch vụ: Đây cũng là đô thị vệ tỉnh nhằm mục đích giãn dân cư tại các khu trung tâm TP. Thanh Hóa. Quy mô diện tích dự kiến là 255 ha.

10. Khu công nghiệp Hà Long, huyện Hà Trung

Thuộc địa phận Huyện Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn, diện tích khoảng 550 ha.

Khu công nghiệp Hà Long là KCN tập trung đa ngành nghề, chủ yếu tập trung công nghiệp điện tử, tự động hóa, công nghiệp lắp ráp các thành phẩm cơ khí chính xác và siêu chính xác, công nghiệp hàng nội thất cao cấp; dệt may, sản xuất dụng cụ y tế; chế biến nông – lâm sản, thực phẩm…

11. Khu công nghiệp Quảng Xương, huyện Quảng Xương

Thuộc địa giới các xã Quảng Lộc, Quảng Lưu, Quảng Bình, Quảng Nhân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, diện tích khoảng 500 ha.

Tính chất: Là KCN sạch, công nghiệp có sử dụng công nghệ cao, ưu tiên các ngành nghề: lắp ráp linh kiện điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin…

12. Khu công nghiệp Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống

Thuộc địa giới các xã Tượng Lĩnh, Trường Minh, Thăng Bình, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Diện tích khoảng 350 ha.

Tính chất: Là KCN sạch, công nghiệp có sử dụng công nghệ cao, ưu tiên các ngành nghề: lắp ráp linh kiện điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin..

13. Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hóa

Thuộc địa phận các xã Thiệu Giang, Thiệu Quang, Thiệu Thịnh, Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Diện tích khoảng 300 ha.

Tính chất: Là KCN đa ngành, ưu tiên các ngành nghề công nghiệp điện tử, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp sạch…

14. Khu công nghiệp Phong Ninh, huyện Yên Định

Thuộc địa giới các xã Yên Thái, Yên Ninh, Yên Phong, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Diện tích khoảng 450 ha.

Tính chất: Là KCN đa ngành, ưu tiên các ngành nghề công nghiệp điện tử, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp sạch…

15. Khu công nghiệp Nga Tân, huyện Nga Sơn

Thuộc địa giới các Xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Diện tích khoảng 430 ha.

Tính chất: Sẽ xác định cụ thể tính chất trong quá trình nghiên cứu, lập đề án thành lập KCN.

16. Khu công nghiệp Đa Lộc, huyện Hậu Lộc

Thuộc địa giới các xã Đa Lộc, xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Diện tích khoảng 250 ha.

Tính chất: Sẽ xác định cụ thể tính chất trong quá trình nghiên cứu, lập đề án thành lập KCN.

17. Khu công nghiệp – đô thị Hà Lĩnh, huyện Hà Trung

Thuộc địa giới các Xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Diện tích khoảng 422 ha.

Tính chất: Sẽ xác định cụ thể tính chất trong quá trình nghiên cứu, lập đề án thành lập KCN.

Như vậy đến năm 2030 tỉnh Thanh Hóa có 17 Khu công nghiệp tại các huyện cùng với hệ thống công nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn.

Quy hoạch hệ thống các Cụm công nghiệp

Thanh hóa phấn đấu đến năm 2030 tỉnh sẽ hình thành 134 CCN với tổng diện tích 5.966,1 ha. Trong đó:

  • Vùng đồng bằng 67 cụm, với diện tích 3.044,1 ha
  • Vùng ven biển 29 cụm, với diện tích 1.415,9 ha.
  • Vùng miền núi 38 cụm, với diện tích 1.506,1 ha.

Ba giai đoạn phát triển hệ thống Cụm công nghiệp

Giai đoạn 2021 – 2025:

Hoàn thiện hạ tầng CCN, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản các CCN trên địa bàn tỉnh đều có doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm, diện tích thuê đất đạt 2.776,85 ha, tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp đạt khoảng 51,1%.

Trong đó có 20 CCN có tỷ lệ lấp đầy đạt 100%, có hệ thống xử lý nước thải tập trung bảo đảm theo quy định.

Giai đoạn 2026 – 2030:

Tiếp tục đầu tư hoàn thành hạ tầng các Cụm công nghiệp trong quy hoạch, đến năm 2030, 100% CCN có doanh nghiệp đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp và có doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm, diện tích thuê đất đạt 4.270,14 ha, tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp đạt khoảng 78,6%.

Trong đó có 38 CCN được lấp đầy diện tích đất công nghiệp, có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.

Giai đoạn sau 2030:

Tiếp tục thu hút đầu tư vào Cụm công nghiệp, thu hút thêm một CCN vào huyện Quan Sơn, bảo đảm 100% đất công nghiệp trong quy hoạch CCN được lấp đầy; 100% Cụm công nghiệp có khu xử lý nước thải tập trung bảo đảm các quy định về bảo vệ môi trường, diện tích đất Cụm công nghiệp toàn tỉnh đạt 5.436,66 ha.

Trên đây là hệ thống các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp được tỉnh Thanh Hóa quy hoạch và xây dựng phát triển trong giai đoạn đến 2030 và định hướng sau 2030.

Riêng hệ thống Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tại Nghi Sơn sẽ được cập nhật trong quy hoạch chung thị xã Nghi Sơn và quy hoạch Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.


4.8/5 - (9 bình chọn)
Bài trướcĐiểm mặt những Doanh nhân tuổi Dần thành công tại Việt Nam
Bài tiếp theoThông tin quy hoạch Khu du lịch sinh thái Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây