Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bạc Liêu đến...

Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bạc Liêu đến 2030, tầm nhìn 2050

135
0

Phương án quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bạc Liêu, gồm thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai và hệ thống các thị trấn trên địa bàn.

Phương án quy hoạch phát triển hệ thống đô thị

1. Phát triển hệ thống đô thị

1.1. Định hướng phát triển


– Xây dựng hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, kinh tế phát triển nhanh, bền vững, văn hóa, xã hội phát triển lành mạnh, mang đậm đặc trưng của loại hình đô thị sinh thái ven biển, đậm chất văn hóa của con người Tây Nam bộ, tiếp thu tinh hoa của đô thị hiện đại trên khu vực và quốc tế, là động lực thúc đầy kinh tế – xã hội, đảm bảo ANQP khu vực và toàn tỉnh phát triển.

Bản đồ hiện trạng  hệ thống đô thị tỉnh Bạc Liêu
Bản đồ hiện trạng hệ thống đô thị tỉnh Bạc Liêu

– Đầu tư có trọng điểm, đồng bộ các công trình tạo lập yếu tố nền tảng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghiệp & dịch vụ, hạ tầng giáo dục, y tế… Khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế đô thị phát triển trên cơ sở xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh phù hợp với qui định của pháp luật và các nguyên tắc của cơ chế thị trường, ưu tiên phân bố nguồn lực cho các ngành nghề có lợi thế, phát huy hiệu quả tiềm năng hiện có.

– Tích hợp kế hoạch thực hiện phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 – 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 vào Quy hoạch tỉnh, Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh.


1.2. Mục tiêu phát triển

1/ Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa; phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 45% vào năm 2025, khoảng 50% vào năm 2030.

2/ Mục tiêu cụ thể:


* Giai đoạn 2021-2025:

  • Phấn đấu đến năm 2025, thành phố Bạc Liêu hoàn thiện tất cả các tiêu chí của đô thị loại II; và xây dựng chất lượng kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ theo tiêu chí đô thị loại I (trong đó tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng là chính để nâng chất lượng các tiêu chí), xứng tầm là đô thị trung tâm tiểu vùng Bán đảo Cà Mau;
  • Xây dựng thị xã Giá Rai đạt tiêu chuẩn đô thị loại III.
  • Xây dựng thị trấn Gành Hào cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại III.
  • Xây dựng thị trấn Hòa Bình, thị trấn Châu Hưng, thị trấn Phước Long đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.
  • Thị trấn Ngan Dừa tiếp tục hoàn thiện tiêu chí đô thị loại V.
  • Từng bước xây dựng, hình thành các đô thị mới loại V: Vĩnh Mỹ B, Điền Hải, Ninh Quới A, Cái Cùng, Vĩnh Hưng, Chủ Chí, Phó Sinh.

* Giai đoạn 2026-2030:

  • Thành phố Bạc Liêu tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại I.
  • Phấn đấu đưa thị xã Giá Rai lên thành phố trực thuộc tỉnh (hoàn thiện đô thị loại III), là đô thị vệ tinh, cầu nối giữa thành phố Bạc Liêu và thành phố Cà Mau; đưa huyện Đông Hải lên thành thị xã ven biển (hoàn thiện đô thị loại III); xây dựng huyện Phước Long trở thành trung tâm phát triển kinh tế – xã hội khu vực phía Bắc Quốc lộ 1 (có thị trấn Phước Long đạt đô thị loại IV.
  • Thị trấn Ngan Dừa đạt tiêu chí đô thị loại IV.
  • Hình thành các đô thị mới loại V (đô thị Ba Đình, đô thị Hưng Thành).
  • Các đô thị hiện hữu tiếp tục hoản thiện tiêu chí đô thị loại V.

* Tầm nhìn đến 2050: Toàn tỉnh hình thành 02 cực phát triển: Thành phố Bạc Liêu, Thành phố Giá Rai với các trung tâm tiểu vùng là thị xã Đông Hải, thị trấn Phước Long.


1.3. Phương án quy hoạch hệ thống đô thị

Tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030; theo đó, đến năm 2030, hệ thống đô thị tỉnh Bạc Liêu có 14 đô thị được dự kiến phân loại theo bảng sau:

  • TP. Bạc Liêu: Hiện trạng là đô thị loại II; Đến 2030 phấn đấu trở thành đô thị loại I.
  • TX. Giá Rai: Hiện trạng là đô thị loại IV; Đến 2025 phấn đấu trở thành đô thị loại III
  • Các thị trấn: Gành Hào, H.Đông Hải; Hòa Bình, H.Hòa Bình; Phước Long, H.Phước Long; Châu Hưng, H.Vĩnh Lợi: Hiện trạng là đô thị loại V; Đến 2025 phấn đấu trở thành đô thị loại IV.
  • Thị trấn Ngan Dừa, H.Hồng Dân: Hiện trạng là đô thị loại V; Đến 2030 phấn đầu trở thành đô thị loại IV.
  • Đô thị mới: Vĩnh Hưng, H.Vĩnh Lợi; Vĩnh Mỹ B, H.Hòa Bình; Ninh Quới A, H.Hồng Dân; Chủ Chí, H.Phước Long: Phấn đấu đến 2025 trở thành đô thị loại V.
  • Đô thị mới: Hưng Thành, H.Vĩnh Lợi; Ba Đình, Điền Hải, H.Hồng Dân: Đến 2030 trở thành đô thị loại V.

Căn cứ Quyết định trên và xu hướng phát triển đô thị Bạc Liêu trong những năm đầu 2021, 2022; nhu cầu phát triển đô thị của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch, Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu đề xuất: Đến năm 2030, toàn tỉnh có 16 đô thị, gồm: 01 đô thị loại I (Thành phố Bạc Liêu), 01 đô thị loại III (thị xã Giá Rai); 05 đô thị loại IV (Đô thị Hòa Bình, Châu Hưng, Ngan Dừa, Phước Long, Gành Hào); 09 đô thị loại V (Vĩnh Mỹ B, Hưng Thành, Vĩnh Hưng, Ba Đình, Ninh Quới A, Chủ Chí, Điền Hải, và thêm 02 đô thị Cái Cùng (huyện Hòa Bình), Phó Sinh (huyện Phước Long) so với Quyết định 241/QĐ-TTg. Theo mức độ đô thị hóa đạt được trong kỳ quy hoạch để xây dựng đề án sắp xếp, điều chỉnh các đơn vị hành chính cấp huyện, phân loại và phân cấp quản lý đô thị cho phù hợp. 

Quy mô không gian phát triển hệ thống đô thị Bạc Liêuđến năm 2030
Quy mô không gian phát triển hệ thống đô thị Bạc Liêu đến năm 2030

Trong thời gian tới, tỉnh Bạc Liêu sẽ ưu tiên chỉnh trang, nâng cấp các đô thị hiện hữu, trọng điểm là nâng cấp thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai, thị trấn Gành Hào là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, nhằm hướng tới đón cơ hội từ phát triển hành lang kinh tế ven biển quốc gia, phát triển trục kinh tế Quốc lộ 1 từ TP.Sóc Trăng, TP.Bạc Liêu đến TP.Cà Mau, tạo động lực phát triển tiểu vùng kinh tế ven biển Bạc Liêu; nâng cấp thị trấn Ngan Dừa để đón cơ hội đường cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu, trong đó có đoạn đi qua gần thị trấn Ngan Dừa.

Định hướng quy hoạch sử dụng đất đô thị tỉnh Bạc Liêu

1- Định hướng phát triển và không gian đô thị

– Vùng I (vùng phía Đông): Vùng đô thị trung tâm: Là vùng phát triển đô thị – công nghiệp – dịch vụ động lực, bao gồm đô thị trung tâm vùng là thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và Vĩnh Lợi. Phát triển đô thị, trung tâm công nghiệp; trung tâm du lịch, giải trí chất lượng cao cấp vùng và Quốc gia; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa, rau sạch, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học; nuôi trồng, đánh bắt thủy sản lớn và tập trung; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, triển năng lượng sạch (điện gió, điện khí).

– Vùng II (vùng phía Bắc): Vùng đô thị nông nghiệp: Là vùng phát triển nông nghiệp chuyên canh, nuôi trồng thủy sản sinh thái, công nghiệp chế biến, bao gồm huyện Hồng Dân và Phước Long. Phát triển đô thị tập trung, công nghiệp tập trung quy mô vừa, nông nghiệp chuyên canh và dịch vụ phân phối sản phẩm nông nghiệp, du lịch.

– Vùng III (vùng phía Tây): Vùng đô thị ven biển: Là vùng tiếp giáp với tỉnh Cà Mau và biển Đông, kết nối với vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long và trục hành lang kinh tế biển, bao gồm thị xã Giá Rai và huyện Đông Hải. Đô thị trung tâm của vùng là đô thị Giá Rai – Hộ Phòng. Phát triển đô thị, vùng nuôi trồng thủy sản tự nhiên và công nghiệp; phát triển thương mại dịch vụ; phát triển du lịch sinh thái cảnh quan, cảng tổng hợp.

Dự kiến đến năm 2025: có 11 đô thị (bao gồm 02 đô thị ghép), gồm: 01 đô thị loại II (thành phố Bạc Liêu), 01 đô thị loại III (thị xã Giá Rai), 04 đô thị loại IV (đô thị Điền Hải – Gành Hào, đô thị Phước Long – Ninh Quới A, thị trấn Hòa Bình, thị trấn Châu Hưng) và 07 đô thị loại V (thị trấn Ngan Dừa, các đô thị: Cái Cùng, Vĩnh Hưng, Chủ Chí, Phó Sinh).

Dự kiến đến năm 2030: có 14 đô thị gồm: 01 đô thị loại I (thành phố Bạc Liêu), 02 đô thị loại III (thị xã Giá Rai, thị xã Đông Hải), 04 đô thị loại IV (thị xã Phước Long và các thị trấn: Hòa Bình, Châu Hưng, Ngan Dừa) và 07 đô thị loại V (các đô thị: Cái Cùng, Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Hưng, Chủ Chí, Phó Sinh, Ba Đình, Hưng Thành).

2- Định hướng sử dụng đất đô thị

Giai đoạn 2011-2020, đô thị trên địa bàn phát triển khá nhanh, nên đã góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội của tỉnh. Dự kiến, diện tích đất dành cho phát triển các đô thị đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 116.478-130.000 ha.

Tổng hợp số đô thị và quy mô dân số đô thị tỉnh Bạc Liêuđến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Tổng hợp số đô thị và quy mô dân số đô thị tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch giao thông tỉnh Bạc Liêu đến 2030, tầm nhìn 2050
Bài tiếp theoQuy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu đến 2030, tầm nhìn 2050

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây