Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch huyện Tân Phú đến năm 2030 và tầm nhìn 2050...

Quy hoạch huyện Tân Phú đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 tỉnh Đồng Nai

1820
0

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Phú, được thực hiện theo quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 19/2/2019 do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành.

Theo quyết định, phạm vị, ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Tân Phú, có diện tích tự nhiên khoảng 77.596 ha, với 18 đơn vị hành chính trực thuộc (thị trấn Tân Phú, các xã: Phú lộc, Phú Lập, Phú Thịnh, Tà Lài, Núi Tượng thuộc (thị trấn Tân Phú, các xã: Phú Lộc, Phú Lập, Phú Thinh, Tà Lài, Núi Tượng, Nam Cát, Trà Cổ, Phú Điền, Phú Lâm, Thanh Sơn, Phú Xuân, Phú Thanh, Phú Bình, Phú Trung, Phú Sơn, Phú An và Đắc Lua).


Ranh giới được xác định như sau:

Sơ đồ hiện trạng
Sơ đồ hiện trạng

Hiện nay Huyện Tân Phú đã tiến hành lập một số các quy hoạch trên phạm vi toàn vùng như: Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông, Quy hoạch phát triển Chăn nuôi, Quy hoạch phát triển Nông nghiệp, Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện, … nhưng chưa có quy hoạch cho toàn vùng nhằm tích hợp các đồ án quy hoạch chuyên ngành để tạo sự kiểm soát và quản lý một cách chặc chẻ, đồng bộ, tránh sự chồng chéo, và khắc phục được sự tồn tại, bất cập.

Vì vậy, việc lập quy hoạch xây dựng vùng Huyện Tân Phú là hết sức cần thiết nhằm cụ thể hoá chủ trương phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Đồng Nai và huyện Tân Phú, Xác định sự hình thành và phát triển hệ thống đô thị nông thôn, hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện Tân Phú. Định hướng kết nối hệ thống hạ tầng của huyện với hạ tầng của tỉnh Đồng Nai và các khu vực liên quan.


Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng
Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng

Quy hoạch vùng huyện Tân Phú xác định tầm nhìn chiến lược đến 2050, Tân Phú sẽ là Trung tâm thương mại dịch vụ và du lịch của tỉnh Đồng Nai, là vùng bảo vệ cảnh quan và nguồn nước cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Quy hoạch định hướng phát triển không gian huyện Tân Phú

Quy hoạch cấu trúc không gian phát triển vùng huyện Tân Phú gắn kết với các trục hành lang kinh tế của vùng tỉnh Đồng Nai, bao gồm các trục hành lang kinh tế đô thị cấp Quốc gia, cấp vùng như sau:

  • Trục Quốc lộ 20 và tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Dầu Giây – Đà Lạt là trục hành lang kinh tế đô thị Quốc gia, là trục giao thông kết nối các tỉnh Tây Nguyên với vùng Thành phố Hồ Chí Minh đi ngang qua địa bàn huyện.
  • Trục hành lang kinh tế – đô thị nội vùng: Đường tỉnh 774B: Kết nối thị trấn Tân Phú đi rừng Quốc gia Nam Cát Tiên và các trung tâm xã phía Bắc và Nam Quốc lộ 20; Đường tỉnh 774: Từ Quốc lộ 20 (đoạn qua xã Phú Bình, huyện Tân Phú) đi tỉnh Bình Thuận; Các trục đường huyện kết nối thị trấn với các trung tâm các xã.

Quy hoạch cấu trúc không gian các vùng đô thị huyện Tân Phú: Chia thành 04 vùng phát triển. Cụ thể:


  • Khu vực đô thị – công nghiệp: Với đô thị hạt nhân là thị trấn Tân Phú (tiểu vùng 1) kết hợp với đô thị dự kiến Phú Lâm (tiểu vùng 1 – đô thị loại V), khu công nghiệp Tân Phú. Đồng thời gắn kết không gian với các chuỗi các trung tâm xã dọc theo quốc lộ 20..
  • Khu vực tập trung dân cư phía Bắc: Trung tâm là xã Phú Lập kết nối không gian với xã Tài Lài về hướng Tây Bắc và xã Núi Tượng về hướng Đông Bắc, là trung tâm của tiểu vùng 3 của huyện.
  • Khu vực tập trung dân cư Nam Cát Tiên: Trung tâm là xã Nam Cát Tiên gắn với khu du lịch rừng Quốc gia Cát Tiên, là trung tâm của tiểu vùng 4 của huyện năm trên trục đường tỉnh 774B.
  • Khu vực tập trung dân cư phía Nam: Trung tâm là xã Phú Điền, là trung tâm của tiêu vùng 2 của huyện năm trên trục đường tỉnh 774B.

Quy hoạch tổ chức phát triển không gian vùng đến 2030, huyện Tân Phú

Theo quyết định phê duyệt, vùng định hướng quy hoạch phát triển kinh tế được phân thành 4 tiểu vùng, bao gồm:

Tiểu vùng I: Tiểu vùng trung tâm là vùng kinh tế động lực của huyện, cụ thể:

  • Khu vực trung tâm huyện Tân Phú, dọc hai bên Quốc lộ 20, là vùng phát triển trọng điểm về đô thị, thương mại – dịch vụ, công nghiệp.
  • Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thị trấn Tân Phú và một phần các xã Trà Cổ, Phú Lộc, Phú Xuân, Thanh Sơn, Phú Bình, Phú Lâm, Phú Thạnh,
  • Quy mô diện tích khoảng: Khoảng 50 km. 
  • Trung tâm của tiểu vùng là thị trấn Tân Phú kết hợp với đô thị Phú Lâm | gắn với trục kinh tế động lực quốc gia là Quốc lộ 20.

Tiểu vùng II: Tiểu Vùng kinh tế phía Nam, Cụ thể:


  • Nằm về phía Nam huyện, là khu vực có điều kiện thuận lợi phát triển cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản và du lịch.
  • Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính xã Phú Điền và một phần các xã Trà Cổ, Phú Bình, Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Trung.
  • Quy mô diện tích khoảng: Khoảng 60 km”.
  • Trung tâm của tiểu vùng là trung tâm xã Phú Điền.

Tiểu vùng III: Tiểu Vùng kinh tế phía Bắc.

  • Nằm ở vị trí phía Bắc trung tâm huyện, là khu vực có điều kiện thuận lợi phát triển cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản và du lịch.
  • Gồm toàn bộ ranh giới hành chính xã Tà Lài, Phú Lập, Núi Tượng, Phú An, Phú Thịnh, Phú Sơn, Phú Trung và một phần các xã Phú Lộc, Phú Xuân, Thanh Sơn.
  • Quy mô diện tích khoảng: Khoảng 227 km?…
  • Trung tâm của tiểu vùng là trung tâm xã Phú Lập.

Tiểu vùng IV: Tiểu Vùng Nam Cát Tiên

  • Nằm phía Bắc huyện Tân Phú, giáp tỉnh Bình Phước và tỉnh Lâm Đồng; là vùng phát triển và bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng.
  • Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính xã Nam Cát Tiên và xã Đắc Lua.
  • Quy mô diện tích khoảng: Khoảng 440 km.
  • Trung tâm của tiểu vùng là trung tâm xã Nam Cát Tiên.
Kế hoạch sử dụng đất
Kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch phát triển đô thị huyện Tân Phú đến 2030

Quy hoạch đô thị đến năm 2030 huyện Tân Phú có 2 đô thị, trong đó 1 đô thị loại IV là thị trấn Tân Phú và 1 đô thị loại V là đô thị Phú Lâm. Cụ thể như sau:

Quy hoạch Thị trấn Tân Phú:

  • Đến năm 2030 thị trấn Tân Phú là đô thị loại IV.
  • Quy mô dân số đến năm 2030 là 50.000 người.
  • Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 550 – 750 ha.
  • Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ huyện Tân Phú, là trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục, thương mại,… của huyện. Tổ chức không gian: Phát triển dọc theo hai bên Quốc lộ 20 và đường tỉnh 774B; trung tâm hành chính đã được xây dựng ổn định ở vị trí trung tâm thị trấn; khu công nghiệp huyện Tân Phú nằm phía Bắc thị trấn Tân Phú, có diện tích 54 ha và có thể mở rộng quy mô trong tương lai; khu dân cư nằm hai bên Quốc lộ 20 là các dạng nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ, khu vực phía bên trong các trục giao thông chính tổ chức các khu nhà liên kế, nhà vườn.

Quy hoạch Đô thị Phú Lâm (đô thị loại V):

  • Quy mô dân số đến năm 2030 là 23.000 người.
  • Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 250 – 300 ha.
  • Tính chất: Là trung tâm thương mại dịch vụ, văn hóa – xã hội phía Dông huyện Tân Phú. Tổ chức không gian: Hướng tiếp cận chính vào khu vực quy hoạch từ Quốc lộ 20 qua các trục đường Năm Tân, đường Phú Lâm – Phú Bình và Phú Lâm Thanh Sơn; dọc ranh phía Bắc mở tuyến giao thông từ đường Năm Tấn kết nối khu vực dân cư hai bên Quốc lộ 20 qua tuyến đường Phú Lâm – Phú Bình; dọc hai bên Quốc lộ 20 và trục cảnh quan chính, bố trí nhà dạng liên kế phổ kết hợp thương mại dịch vụ; cuối trục giao thông cảnh quan, bố trí quỹ đất để dự trữ phát triển công trình công cộng, góp phần tạo điểm nhấn không gian cho khu đô thị; dọc ranh phía Tây và phía Đông xã, bố trí khu công viên cây xanh tập trung; ngoài ra, tổ chức những mảng cây xanh nhỏ kết hợp với công trình công cộng.

Quy hoạch giao thông huyện Tân Phú đến 2030

Quy hoạch giao thông huyện Tân Phú gồm các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ chạy qua địa bàn và được xây dựng mới, bao gồm:

  • Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Dầu Giây – Đà Lạt: Tổng chiều dài tuyến 200,3 km, xây dựng tuyến đạt quy mô đường cao tốc 4 làn xe, chiều rộng nền đường 22 m, giải phân cách giữa bằng BTXM, lộ giới 120 m – 140 m. Giai đoạn trước năm 2020 sẽ đầu tư trước 2 làn xe, nên rộng 16,75 m, Đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 75 km (đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài khoảng 10 km).
  • Quốc lộ 20 – đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài 19 km, trong đó: Đoạn qua thị trấn Tân Phú dài khoảng 2.737 m có quy mô theo quy hoạch chung thị trấn Tân Phú đã được phê duyệt, lộ giới 52 m; Đoạn còn lại thực hiện theo quy hoạch của ngành Giao thông vận tải có quy mô tiêu chuẩn đường cấp III, mặt rộng 12m, lộ giới 52m.
Quy hoạch giao thông
Quy hoạch giao thông

Hệ thống giao thông đường tỉnh lộ, bao gồm: Hệ thống đường huyện cơ bản theo Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 đã được phê duyệt.

Đề xuất điều chỉnh, quy hoạch bổ sung:

  • Đường thị trấn Tân Phú – Núi Tượng: Xây dựng mới tuyến đường nối từ đường Nguyễn Hữu Cảnh – KCN Tân Phú – xã Phú Lộc • xã Núi Tượng thành đường huyện.
  • Đường Bắc Quốc lộ 20: Kéo dài tuyến đến xã Phú Trung.
  • Đường Trà Cổ – Phú Lâm: Kéo dài tuyến đến đường tỉnh 30/4.
  • Đường Phú Thịnh – Phú An: Nắn chỉnh tuyến qua khu vực Núi Tượng.

Về hệ thống giao thông đô huyện Tân Phú được từng bước xây dựng và hoàn thiện theo quy hoạch chung thị trấn Tân Phú và các khu vực có tốc độ đô thị hóa cao như khu vực Phú Lâm, Phú Thanh, Phú Lâm.

Ngoài ra, hệ thống giao công công cộng huyện Tân Phú cũng được định hướng quy hoạch phát triển bằng phương tiện xe buýt là chủ yếu, bao gồm tuyến xe buýt hiện hữu từ bến xe Phương Lâm đến bến xe Biên Hòa. Quy hoạch mới tuyến xe buýt từ bến xe Nam Cát Tiên đến bến xe Phú Túc và ngược lại.


4.6/5 - (11 bình chọn)
Bài trướcQuy hoạch thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đến 2035
Bài tiếp theoQuy hoạch thị trấn Long Giao, huyện Cẩm Mỹ đến 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây