Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa đến 2030

Quy hoạch huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa đến 2030

301
0

Quy hoạch huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa đến 2030, bao gồm: quy hoạch chung thị trấn Mường Lát, giao thông, sử dụng đất của các cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn.

Huyện Mường Lát có vị trí địa lý:


Vào thời điểm năm 2018, diện tích tự nhiên của huyện là 810,65 km². Dân số: 41.640 người, có 6 dân tộc sinh sông là Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú và Kinh, trong đó dân tộc Thái và Mông chiếm đa số.

Huyện Mường Lát được thành lập vào ngày 18 tháng 11 năm 1996 trên cơ sở tách 6 xã: Trung Lý, Tam Chung, Pù Nhi, Tén Tằn, Quang Chiểu và Mường Chanh thuộc huyện Quan Hóa.

Ngày 5 tháng 8 năm 1999, thành lập xã Mường Lý trên cơ sở 12.009 ha diện tích tự nhiên và 3.874 nhân khẩu của xã Trung Lý.


Ngày 6 tháng 11 năm 2003, thành lập thị trấn Mường Lát (thị trấn huyện lỵ huyện Mường Lát) trên cơ sở 850 ha diện tích tự nhiên và 2.850 nhân khẩu của xã Tam Chung.

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, thành lập xã Nhi Sơn trên cơ sở điều chỉnh 3.684,61 ha diện tích tự nhiên và 2.029 nhân khẩu của xã Pù Nhi.

Ngày 1 tháng 12 năm 2019, sáp nhập xã Tén Tằn vào thị trấn Mường Lát. Huyện Mường Lát có 1 thị trấn và 7 xã như hiện nay.


Quy hoạch Huyện Mường Lát, bao gồm thị trấn Mường Lát (huyện lỵ) và 7 xã: Mường ChanhMường LýNhi SơnPù NhiQuang ChiểuTam ChungTrung Lý.

Quy hoạch thị trấn Mường Lát

Ngày 05/8/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2665/QĐ-UBND Về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035.

Theo quyết định 2665, Phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát.


Ranh giới được xác định như sau:

  • Phía Đông giáp các xã Pù Nhi, Tam Chung;
  • Phía Tây giáp xã Quang Chiểu và nước CHND Lào;
  • Phía Nam giáp các xã Pù Nhi và xã Quang Chiểu;
  • Phía Bắc giáp xã Tam Chung và nước CHND Lào.

Tính chất, chức năng đô thị: Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật của huyện Mường Lát; là đô thị quốc tế cửa khẩu phục vụ cho các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa và quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam – Lào và một số nước trong khối ASEAN; có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh.

Quy mô dân số:

  • Dân số hiện trạng khoảng 7.084 người;
  • Dự báo dân số đến năm 2030 khoảng 10.000 người; Đến năm 2035 khoảng 11.000 người.

Quy mô đất đai: Diện tích lập quy hoạch khoảng 12.965,96 ha.

Định hướng quy hoạch phát triển không gian đô thị thị trấn Mường Lát

  • Tôn trọng các điều kiện hiện trạng, tự nhiên tại khu vực, định hướng phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh;
  • Cấu trúc không gian của thị trấn lấy QL15C làm trục chính, bố trí các khu chức năng phù hợp với quy mô đô thị, mở rộng không gian về các hướng.
  • Khu thương mại dịch vụ: Bố trí các điểm dịch vụ thương mại tại khu vực cửa khẩu Tén Tằn, khu Buốn, khu phố 3 và các vị trí đầu mối giao thông quan trọng khác.
  • Hệ thống sông suối (như sông Mã, suối Poong, suối Khà…), đồi núi và khu vực ruộng bậc thang, nhà sàn các dân tộc… là cơ sở để hình thành các điểm du lịch tham quan, trải nghiệm, du lịch cộng đồng.
  • Phát triển, cải tạo hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Quy hoạch Phân khu chức năng

Các phân khu chức năng của thị trấn Mường Lát được quy hoạch với diện tích sử dụng đất cụ thể cho từng lĩnh vực, bao gồm:

Đất Hành chính – Chính trị: Khu hành chính – Chính trị cấp huyện, thị trấn: Cải tạo, chỉnh trang khu trung tâm Hành chính – Chính trị. Các công trình khác được giữ nguyên vị trí, cải tạo về kiến trúc cảnh quan, tạo bộ mặt đô thị.

Đất thương mại, dịch vụ và chợ:

  • Xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ dọc theo trục đường QL15C và ĐT521E. Tổng diện tích quy hoạch: 5,07ha.
  • Dịch chuyển chợ thị trấn sang vị trí mới để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho dân cư toàn đô thị. Tổng diện tích quy hoạch: 0,66ha.

Đất đơn vị ở:

  • Khu dân cư hiện trạng cải tạo, xen cư: Cải tạo chỉnh trang đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. Tổng diện tích khoảng 126,89ha.
  • Xây dựng các khu dân cư mới tập trung, khu tái định cư cho các hộ dân bị di dời do ảnh hưởng bởi thiên tai, bị di dời do đầu tư xây dựng HTKT. Diện tích đất đơn vị ở mới khoảng 17,85ha.

Đất giáo dục đào tạo:

  • Các trường học hiện hữu không thay đổi, cải tạo và chỉnh trang mới.
  • Trong các khu dân cư đô thị mới đề xuất bố trí trường mầm non, tiểu học phục vụ dân cư theo quy mô dự án.

Đất y tế: Mở rộng bệnh viện đa khoa huyện đảm bảo tiêu chuẩn ngành. Nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện từ 210 giường lên quy mô 300 giường; Các cơ sở ý tế khác như: trung tâm y tế dự phòng; các trạm y tế duy trì quy mô hiện tại. Tổng diện tích khoảng: 1,42 ha.

Đất trung tâm văn hóa – thể dục thể thao:

  • Mở rộng khu trung tâm văn hóa – thể dục thể thao hiện hữu nằm phía Nam QL15C (khu phố 4). Là khu trung tâm văn hóa – thể dục thể thao cấp huyện, bao gồm các công trình: sân vận động, nhà thi đấu đa năng, bể bơi… Quy mô diện tích khoảng: 4,39 ha.
  • Tại khu vực gần cửa khẩu Tén Tằn, bố trí 01 khu thể dục thể thao diện tích khoảng 0,46ha.

Đất văn hóa:

  • Bố trí 01 khu trung tâm văn hóa đô thị mới tại khu phố 2, diện tích khoảng 2,09ha;
  • Các khu trung tâm văn hóa thị trấn, nhà văn hóa, khu đài tưởng niệm liệt sỹ… tiếp tục duy trì quy mô hiện tại, không thay đổi.

Đất công viên, cây xanh cảnh quan:

  • Bố trí các khu công viên công cộng, phân bố đều toàn đô thị đảm bảo bán kính phục vụ của cộng đồng dân cư.
  • Phát triển hệ thống cây xanh cảnh quan bờ sông Mã.
  • Cây xanh cách ly được bố trí tại khu vực các khu nghĩa trang, bãi rác, khu xử lý nước thải.

Hệ thống không gian mở: Là các khu vực không gian công cộng, các không gian mở sông, kênh, hồ cảnh quan, quảng trường, đặc biệt là không gian cây xanh tập trung là những không gian mở cho đô thị.

Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm: thiền viện Đại Hóa, đền thờ Tư Mã Hai Đào …cần giữ gìn, tôn tạo đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của dân cư đô thị và được xây dựng thành sản phẩm du lịch tâm linh. Tổng diện tích đất: 12,08ha.

Đất hỗn hợp: Tổ chức các khu đất công trình hỗn hợp, gồm các công trình đất dịch vụ, đất công cộng, đất ở thương mại, đất cây xanh, HTKT… nằm trên trục QL15C. Tổng diện tích đất quy hoạch: 36,04ha.

Đất cụm công nghiệp – TTCN:

  • Định hướng có 01 Cụm công nghiệp – TTCN Mường Lát (hiện có), quy mô khoảng 5,0 ha, định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản.
  • Bố trí đất sản xuất kinh doanh – tiểu thủ công nghiệp tại khu vực phố Buốn với quy mô khoảng 10 ha, định hướng công nghiệp chế biến nông – lâm sản, cơ khí nông nghiệp, nghề truyền thống…; yêu cầu bố trí dải cây xanh cách ly xung quanh tối thiểu 10m, thu gom xử lý nước thải, chất thải rắn đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.

Đất du lịch cộng đồng: Bố trí 01 khu đất du lịch cộng đồng tại phố Chiềng Cồng, là khu nghỉ dưỡng sinh thái gắn kết với văn hóa truyền thống.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
Bài tiếp theoKhu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây