Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đến 2030

Quy hoạch huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đến 2030

1066
0

Quy hoạch huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đến 2030 tầm nhìn 2050, gồm: xây dựng, giao thông, sử dụng đất và Quy hoạch chung từ đê Bình Minh II đến Cồn Nổi.

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Kim Sơn

UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Kim Sơn đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2050.


Quy hoạch xây dựng vùng huyện Kim Sơn đến năm 2040 có diện tích trên 23.978 ha với 5 vùng cảnh quan chính gồm: biển đảo, rừng ngập mặn, vùng nuôi trồng thuỷ sản, cảnh quan đô thị và cảnh quan nông nghiệp. Cấu trúc phát triển không gian tổng thể gồm 3 đô thị là: Phát Diệm, Bình Minh, đảo Cồn Nổi và 1 Trung tâm du lịch Cồn Nổi; 2 hành lang kinh tế là công nghiệp, thương mại, dịch vụ, logictic dọc đường ven biển và hành lang dịch vụ thương mại và đô thị dọc QL10, 12B và đường ĐT481.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, hệ thống đô thị Ninh Bình, quy hoạch tổng thể KTXH huyện Kim Sơn. Phát huy thế mạnh về vị trí chiến lược của huyện, các tiềm năng về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, văn hoá, sinh thái và cảnh quan để tạo ra bước tăng trưởng kinh tế, nâng cao vai trò vị thế của huyện.

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện Kim Sơn. Phạm vi ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch như sau:


Bản đồ huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

Bản đồ huyện Kim Sơn tỉnh Ninh BìnhTính chất quy hoạch huyện Kim Sơn:

  • Là khu vực kinh tế tổng hợp, phát triển đồng bộ các ngành kinh tế với phát triển kinh tế biển làm động lực; phát triển đồng bộ về công nghiệp, dịch vụ du lịch và nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình.
  • Là vùng trọng điểm khai thác phát triển du lịch của tỉnh, có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch văn hóa, tâm linh, gắn với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hệ thống di tích và truyền thống lịch sử lâu đời.
  • Là đầu mối giao thông quan trọng kết nối Ninh Bình với các tỉnh ven biển.

Định hướng phát triển không gian vùng


Định hướng các phân vùng kinh tế dựa trên thế mạnh và tính chất đặc trưng của từng vùng. Cụ thể là các vùng có tiềm năng phát triển về nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa, vùng tiềm năng phát triển du lịch sinh thái biển và nuôi trồng thủy sản.

a) Khu vực đô thị

Phát triển không gian đô thị của huyện quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, định hướng xây dựng huyện Kim Sơn thành thị xã Kim Sơn.


Phân chia giai đoạn quy hoạch đối với các đô thị: Phát Diệm, Bình Minh, Cồn Nổi, Kim Đông.

b) Khu vực nông thôn

Xác định quy mô dân số của khu vực dân cư nông thôn, xây dựng phát triển nông thôn mới bền vững.

  • Xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn đáp ứng các tiêu chí phát triển nông thôn mới về giao thông, thủy lợi, cấp nước sạch, cấp điện…
  • Lập chương trình quy hoạch các điểm dân cư nông thôn khu vực có đất sản xuất và phát triển kinh tế tại các khu vực để ổn định dân cư theo kế hoạch.

Định hướng các khu chức năng

  • Đề xuất hệ thống không gian công nghiệp
  • Khu chức năng (khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất,…)
  • Phát huy giá trị các khu sản xuất nông nghiệp truyền thống, định hướng sản xuất quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao, cánh đồng mẫu lớn.
  • Định hướng phát triển không gian du lịch, khu du lịch, các tuyến du lịch kết nối điểm du lịch trên toàn huyện.

Định hướng hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội

Tổ chức không gian hệ thống hạ tầng xã hội: Định hướng mạng lưới về giáo dục, y tế, thương mại (cấp vùng tỉnh, cấp huyện, cấp xã) gắn kết với các khu vực đô thị trên địa bàn huyện. Trong đó:

  • Định hướng phát triển mạng lưới thương mại dịch vụ huyện Kim Sơn.
  • Định hướng phát triển mạng lưới y tế, giáo dục, văn hóa – TDTT trên địa bàn huyện theo phân cấp các đô thị và các điểm dân cư nông thôn đảm bảo đúng quy chuẩn hiện hành.
  • Định hướng phát triển mạng lưới Du lịch trên địa bàn huyện (du lịch sinh thái, du lịch di tích lịch sử, du lịch văn hóa tâm linh), nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch (du lịch văn hóa tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…). Xác định vị trí, quy mô và tổ chức không gian các điểm du lịch.
  • Xác định vùng sản xuất nông nghiệp, đưa ra mô hình nông nghiệp kỹ thuật cao gắn liền với hình thành các vùng, tiểu vùng chuyên canh hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế của từng tiểu vùng, đặc biệt gắn kết với phát triển loại hình du lịch sinh thái.

Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường

a) Quy hoạch hệ thống giao thông

  • Xác định khung giao thông toàn vùng, kết nối giữa các đô thị và các khu vực đầu tư trọng điểm trong vùng, đầu mối hạ tầng kết nối vùng.
  • Trọng tâm đề xuất tuyến và quy mô các trục hành lang giao thông liên tỉnh, giao thông nội tỉnh để tăng hiệu quả khai thác các quỹ đất mới tại vùng huyện. Các tuyến giao thông kết nối các xã, các khu chức năng để tạo động lực phát triển vùng huyện. Phát huy vai trò tuyến đường bộ ven biển, các tuyến Quốc lộ 10, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 12B các tuyến tỉnh lộ hiện có và quy hoạch để thúc đẩy phát triển các khu chức năng.
  • Cập nhật đầy đủ các chủ trương, chính sách quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải của trung ương, của tỉnh, của huyện và khu vực. Tận dụng tối đa hệ thống cảng, bến thủy nội địa hiện có. Phát huy tối đa lợi thế vận tải đường sông, đường biển trên địa bàn huyện, kết nối liên hoàn giữa các phương thức vận tải thủy – bộ. Xác định mạng lưới, quy mô tuyến, quy mô công trình đầu mối liên kết hệ thống giao thông trong huyện tới các đô thị, điểm dân cư nông thôn và các khu chức năng (cầu, cống đường bộ, cảng thủy nội địa, cảng biển…). Xác định hệ thống chỉ tiêu kinh tế về quỹ đất giao thông và các chỉ tiêu kỹ thuật về tuyến đường áp dụng.
  • Một số yêu cầu chính về giao thông đô thị và nông thôn; xem xét yêu cầu bảo vệ và sử dụng các tuyến đường đối ngoại đi qua đô thị và các khu vực dân cư nông thôn.

b) Quy hoạch hệ thống chuẩn bị kỹ thuật

  • Đánh giá và phân loại đất xây dựng theo điều kiện tự nhiên.
  • Đề xuất các yêu cầu khai thác quỹ đất xây dựng trên cơ sở bảo vệ và tôn trọng cảnh quan, địa hình tự nhiên, đáp ứng được các điều kiện kỹ thuật, đảm bảo an toàn, từ đó xác định khu vực, khối lượng cần tôn nền và hạ nền. Đề xuất các giải pháp thiết kế san nền cho khu vực phát triển đô thị – nông thôn.
  • Xác định hệ thống thoát nước đô thị và nông thôn (gồm mạng lưới trục tiêu chính, các công trình đầu mối tiêu thoát nước…). Đề xuất các giải pháp phòng tránh thiên tai, các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát lũ, phát triển hệ thống thủy lợi đầu mối, đê, đập…, cung cấp nước cho sinh hoạt công nghiệp, nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phân lũ, thoát lũ trong vùng.
  • Yêu cầu giải pháp kỹ thuật cho các khu vực giáp ranh giữa phát triển mới và hiện trạng, tránh tình trạng ngập úng tại các khu vực xây dựng hiện hữu.

Quy hoạch chung từ đê Bình Minh II đến Cồn Nổi, huyện Kim Sơn

Quy hoạch chung từ đê Bình Minh II đến Cồn Nổi, huyện Kim Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ do đơn vị tư vấn trình bày nêu rõ: lộ trình phát triển đô thị huyện từ năm 2021 đến 2030: Dự kiến mở rộng vùng đô thị Phát Diệm và nâng cấp lên đô thị loại IV; cải tạo chỉnh trang đô thị Bình Minh, vẫn giữ là đô thị loại V; hình thành đô thị cồn nổi là đô thị loại V. Năm 2031-2050 toàn huyện trở thành thị xã.

Cấu trúc phát triển không gian tổng thể của huyện Kim Sơn là chuỗi đô thị và trung tâm từ Bắc xuống Nam với 4 đô thị và 1 trung tâm với 02 hành lang kinh tế. 4 đô thị trung tâm bao gồm: Đô thị Phát Diệm (là đô thị huyện lị, trung tâm hành chính thương mại, dịch vụ và du lịch); đô thị Bình Minh (là trung tâm thương mại dịch vụ logistic; đô thị đảo Cồn Nổi (là trung tâm đa ngành, lấy kinh tế biển làm trọng tâm, là đô thị đặc thù); trung tâm du lịch Cồn Nổi là trung tâm du lịch biển.

Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ khu vực từ đê Bình Minh II đến Cồn Nổi; khu quy hoạch nằm ở điểm cực Nam của tỉnh, nơi tiếp giáp với biển; thuộc địa giới hành chính của huyện Kim Sơn. Ranh giới lập quy hoạch có quy mô diện tích khoảng: 9.000 ha. Mục tiêu nhằm cụ thể hóa các quy hoạch chiến lược của tỉnh và huyện đối với khu vực từ Đê Bình Minh II đến Cồn Nổi.


Rate this post
Bài trướcThông tin quy hoạch huyện Ý Yên tỉnh Nam Định đến 2030
Bài tiếp theoPhê duyệt quy hoạch vùng huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây