Trang chủ Bản đồ Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Hoằng...

Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đến 04/2024

3305
0

Bản đồ quy hoạchKế hoạch sử dụng đất huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 23/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Huyện Hoằng Hóa có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ
  • Phía tây giáp thành phố Thanh Hóa và huyện Thiệu Hóa
  • Phía nam giáp thành phố Sầm Sơn và huyện Quảng Xương
  • Phía bắc giáp huyện Yên Định, huyện Hà Trung và huyện Hậu Lộc.

Huyện nằm ở ven biển phía đông của tỉnh Thanh Hóa, chiều dài bờ biển khoảng 12 km. Diện tích khoảng 224,56 km². Dân số huyện vào năm 2019 là 233.043 người. Tuyến giao thông chính của huyện: Quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất.

Quy hoạch Huyện Hoằng Hóa, bao gồm thị trấn Bút Sơn (huyện lỵ) và 36 xã: Hoằng Cát, Hoằng Châu, Hoằng Đạo, Hoằng Đạt, Hoằng Đông, Hoằng Đồng, Hoằng Đức, Hoằng Giang, Hoằng Hà, Hoằng Hải, Hoằng Hợp, Hoằng Kim, Hoằng Lộc, Hoằng Lưu, Hoằng Ngọc, Hoằng Phong, Hoằng Phú, Hoằng Phụ, Hoằng Phượng, Hoằng Quỳ, Hoằng Quý, Hoằng Sơn, Hoằng Tân, Hoằng Thái, Hoằng Thanh, Hoằng Thành, Hoằng Thắng, Hoằng Thịnh, Hoằng Tiến, Hoằng Trạch, Hoằng Trinh, Hoằng Trung, Hoằng Trường, Hoằng Xuân, Hoằng Xuyên, Hoằng Yến.


Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoằng Hóa đến 2040

Quy hoạch được thực hiện theo Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 29-4-2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070.

Theo Quyết định 1481/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa, quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070 có phạm vi, ranh giới lập quy hoạch với diện tích 203,8km2, trên toàn bộ địa giới hành chính huyện Hoằng Hóa, gồm 37 đơn vị hành chính (36 xã và 1 thị trấn) với quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 283.918 người, trong đó dân số đô thị khoảng 141.959 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%; đến năm 2040, dân số toàn huyện khoảng 343.389 người, trong đó dân số đô thị khoảng 240.372 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 70%.

Về tính chất, chức năng, Hoằng Hóa là vùng phát triển về kinh tế biển, trong đó thế mạnh là phát triển dịch vụ thương mại, du lịch và thủy sản, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trở thành cửa ngõ quan trọng của vùng trung tâm đô thị TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, bảo đảm chức năng hỗ trợ phát triển cho 2 thành phố lớn của tỉnh.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Về định hướng phát triển không gian vùng, huyện hình thành 3 tiểu vùng: Tiểu vùng 1 (vùng đồng) gồm 13 xã nằm phía Tây Bắc sông Lạch Trường; Tiểu vùng 2 (vùng trung tâm) gồm 15 xã nằm giữa sông Cung và sông Lạch Trường; Tiểu vùng 3 (vùng ven biển) gồm 8 xã vùng biển nằm phía Đông sông Cung.

Quy hoạch giao thông – Đô thị – Công nghiệp huyện Hoằng Hoá

Về quy hoạch giao thông:

Quy hoạch giao thông huyện Hoằng Hoá được thực hiện theo Đồ án Quy hoạch giao thông tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021.


Dự báo nhu cầu vận tải:

  • Đến năm 2025: Đáp ứng nhu cầu vận tải HH, HK trên địa bàn huyện, trong đó VCHK tăng bình quân 11,5%/năm; VCHH tăng bình quân 9,7%/năm;
  • Đến năm 2030: VCHK tăng bình quân giai đoạn 2026-2030 là 9,7%; VCHH tăng bình quân giai đoạn 2026-2030 là 8,6%;
  • Đến năm 2040: VCHK tăng bình quân giai đoạn 2030-2040 là 8,6%; VCHH tăng bình quân giai đoạn 2030-2040 là 8,3%.

Đường bộ:

Quốc lộ: Có tuyến QL1A chạy qua, nâng cấp QL10 đạt cấp III ( cải tạo đoạn QL1A đi ngã tư Gòng thành đường đô thị quy mô 32m) mở mới 3 tuyến: Đường VĐ2 phía Đông thành phố Thanh Hóa; QL10 (cầu Thắm- cầu Ghép); đường ven biển từ Hoằng Yến đến Hoằng Châu.

Đường tỉnh: Nâng cấp 3 tuyến ĐT 509; 510B, 510 đạt cấp III; xây dựng mới 1 tuyến (theo QH của tỉnh): đường Nghĩa Trang-Thiệu Long- Đường huyện: Nâng cấp các tuyến chính đạt cấp IV; đầu tư xây dựng và nâng cấp quản lý mới 37 tuyến. Trong đó tập trung vào 20 tuyến chính của huyện đạt tối thiểu cấp IV bao gồm:

  • Tuyến đường Thịnh Đông (Hoằng Thịnh – Hoằng Phụ);
  • Tuyến đường ven kè biển (Hoằng Thanh – Hoằng Trường);
  • Tuyến từ QL 1A đi Hoằng Hải chiều dài 13km;
  • Tuyến từ cầu Bút Sơn đi Hoằng Thịnh (đoạn QL10 đi đường Thịnh Đông) chiều dài 4,0km;
  • Tuyến QL1A đi Ngã tư Gòng ( 2,6 km);
  • Đường ven biển 22m (Hoằng Trường – Hoằng Phụ);
  • Đường Hoằng Hải – Hoằng Hà – Hoằng Đạo;
  • Đường Cầu Bút Sơn – Thị trấn Bút Sơn (Hoằng Đức – Thị trấn Bút Sơn);
  • Tuyến Hoằng Sơn – Hoằng Trinh – Hoằng Kim;
  • Tuyến Hoằng Đạo – Hoằng Thành – Hoằng Tân (Hoằng Thắng – Hoằng Tân);
  • Đường tránh TL 509 (Ngã 3 Hoằng Kim, Hoằng Trinh, Hoằng Sơn – Cầu Phủ);
  • Tuyến Hoằng Xuân – Hoằng Hợp – Hoằng Cát theo bờ kênh Nam (Hoằng Xuân – Đường Quỳ Xuyên);
  • Đường từ Thị trấn Bút Sơn – Hoằng Trường đi đê hữu Sông Lạch Trường;
  • Đường nối ĐT510 đến QL1A (Thị trấn Bút Sơn – Hoằng Đức);
  • Đường nối ĐT510 với Hoằng Ngọc (Thị trấn Bút Sơn – Cầu Choán mới);
  • Đường nối từ đường Hoằng Thắng – Hoằng Lưu đến ĐT510 đi Hoằng Ngọc (Hoằng Lưu-Hoằng Ngọc);
  • Đường từ Hoằng Đạo – Hoằng Thành đến đường vào cụm công nghiệp Nam Gòng;
  • Đường từ ngã tư Hoằng Yến – Hoằng Trường đến đài chiến thắng Hoằng Trường;
  • Đường nối đường Thị trấn Bút Sơn – Hoằng Lưu – Hoằng Đạo đến đường ven biển;
  • Đường Hoằng Lộc – Hoằng Lưu kéo dài đến đường ven biển;
  • Đường nối Hoằng Thắng – Hoằng Lưu với đường Hoằng Lộc – Hoằng Lưu;
  • Đường Hoằng Phú – Hoằng Giang (QL1A- Hoằng Giang);
  • Đường Hoằng Trung – Hoằng Quỳ (song song QL1A).
  • Đường Hoằng Quỳ – Hoằng Xuyên.

Đường thủy:

  • Bến Hoằng Giang
  • Bến Bút Sơn
  • Bến Hoằng Phụ
  • Bến Hải Tiến

Tuyến du lịch:

  • Tuyến 1: Hải Tiến – Đảo Nẹ – Cảng cá Hòa Lộc – Cảng cá Hoằng Trường;
  • Tuyến 2: Hải Tiến – Âu sông Đơ (TP.Sầm Sơn) và vùng phụ cận;
  • Tuyến 3: Hải Tiến – Cảng cá Lạch Trường – Cảng cá, rừng ngập mặn Hoà Lộc (Hậu Lộc) – Phủ Máng (Hoằng Yến);
  • Tuyến 4: Hải Tiến – Cảng cá (Hoằng Phụ) – Cảng Hới (cửa Lạch Hới) rừng ngập mặn (Hoằng Châu) – Thiền viện Trúc Lâm (p.Hàm Rồng, TP Thanh Hóa);
  • Tuyến 5: Hải Tiến – Hòn Bò, bia chiến thắng trận đầu của Hải quân và nhân dân Việt Nam (Hoằng Trường).

Đường sắt:

  • Hiện trạng có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy song song với QL 1A;
  • Quy hoạch giao thông đường sắt tốc độ đi qua các xã Hoằng Trung, Hoằng Xuân, Hoằng Phượng, Hoằng Giang.

Về quy hoạch đô thị:

Theo quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoằng Hoá, hệ thống đô thị trên địa bàn huyện được định hướng phát triển theo các tiêu chí đô thị loại IV, trong đó ưu tiên phát triển 5 đô thị, bao gồm:

  • Thị trấn Bút Sơn,
  • Đô thị Hải Tiến,
  • Đô thị Phú Quý,
  • Đô thị Thịnh Lộc,
  • Đô thị Thanh Ngọc).

Định hướng phát triển đô thị huyện Hoằng Hoá đến năm 2040, huyện sẽ tiếp tục tập trung phát triển các đô thị trên địa bàn huyện, toàn huyện đạt tiêu chí đô thị loại III. Định hướng phát triển sau năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070, nâng cao các tiêu chí đô thị loại III, phấn đấu xây dựng huyện Hoằng Hóa trở thành thị xã. Đến năm 2025: Hình thành 04 đô thị.

Thị trấn Bút Sơn: Phạm vi ranh giới: bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên thị trấn Bút Sơn hiện tại, mở rộng thêm xã Hoằng Đức. tổng diện tích: 1458ha.

Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện.

Đô thị Hải Tiến: Phạm vi ranh giới bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên các xã Hoằng Tiến, Hoằng Hải, Hoằng Trường và một phần các xã Hoằng Thanh, Hoằng Phụ, Hoằng Phong với tổng diện tích 2.600ha.

Tính chất: Là đô thị loại V, một trong những trọng điểm du lịch biển tỉnh Thanh Hóa với các loại hình du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; Là trung tâm dịch vụ thương mại, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy – hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

Đô thị Phú Quý: Phạm vi ranh giới thuộc diện tích tự nhiên các xã: Hoằng Trung, Hoằng Kim, Hoằng Phú, Hoằng Quý với tổng diện tích 1536 ha.

Tính chất: Là đô thị loại V, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của xã Hoằng Trung, xã Hoằng Kim, Hoằng Phú, Hoằng Quý cũng như của huyện Hoằng Hóa.

Đô thị Thịnh Lộc: Phạm vi ranh giới thuộc diện tích tự nhiên các xã: Hoằng Đồng, Hoằng Thịnh, Hoằng Thái, Hoằng Thành, Hoằng Lộc với tổng diện tích 1.527 ha;

Tính chất: Là đô thị có tính chất chức năng tổng hợp về nhiều mặt như hành chính – chính trị, kinh tế (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giáo dục) và là đầu mối giao thông khu vực của huyện Hoằng Hóa.

Từ năm 2025 – 2030: Hình thành 01 đô thị.

Đô thị Thanh Ngọc: Phạm vi ranh giới: thuộc diện tích tự nhiên các xã: Hoằng Ngọc, Hoằng Đông, Hoằng Phụ, Hoằng Thanh với tổng diện tích 2.253 ha.

Tính chất: Là đô thị phát triển Du lịch, Dịch vụ thương mại, hậu cần nghề cá, sửa chữa tàu thuyền và chế biến, nuôi trồng thủy hải sản. Định hướng đến năm 2030, toàn huyện đạt tiêu chí đô thị loại IV.

Về quy hoạch các khu đô thị:

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Sunrise City Hoằng Hóa.

Khu vực lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Sunrise City Hoằng Hoá tại xã Hoằng Đông và xã Hoằng Ngọc có vị trí tiếp xúc với trục đường Thịnh Đông và tuyến đường ven biển, là khu vực đầu mối giao thông, có ý nghĩa quan trọng.

Về quy hoạch phát triển công nghiệp:

Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Hoằng Hoá được định hướng theo Kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá. Theo đó, quy hoạch phát triến ngành công nghiệp gồm: xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đến 2030 được định hướng như sau:

Giai đoạn đến năm 2030: bổ sung Cụm công nghiệp Hoằng Đông thay thế chức năng Cụm công nghiệp Hoằng Phụ; Cụm công nghiệp Hoằng Quỳ; Cụm công nghiệp Phú Quý, còn lại giữ nguyên các cụm công nghiệp theo Quy hoạch cụm công nghiệp toàn tỉnh để thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện. Các cụm công nghiệp được quy hoạch dựa trên tiềm năng lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động của từng địa phương, vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đủ đáp ứng. Quy mô các cụm công nghiệp được tính toán dựa trên quy mô dân số, lao động dự báo.

Đến năm 2040: tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện khoảng 735ha, thu hút khoảng 65.000 lao động, ưu tiên sử dụng lao động người địa phương.

Bảng thống kê các khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoằng Hoá đến năm 2040
Bảng thống kê các khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoằng Hoá đến năm 2040

Mới đây, ngày 30/8/2021 UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phú Quý tại huyện Hoằng Hóa với quy mô hơn 733ha.

Khu công nghiệp Phú Quý có vị trí thuộc địa bàn các xã: Hoằng Kim, Hoằng Trinh, Hoằng Sơn, Hoằng Quý, Hoằng Xuyên, Hoằng Cát và Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa.

Tính chất lập quy hoạch là Khu công nghiệp, cụm công nghiệp sạch đa ngành. Các ngành nghề thu hút đầu tư gồm: Ưu tiên các loại hình công nghiệp sạch, công nghệ cao, hướng đến công nghiệp 4.0; may mặc, da giày; chế biến rau quả, nông sản, chế biển thủy hải sản (kết hợp phát triển nông nghiệp); cơ khí, sửa chữa, máy móc nông nghiệp; sản xuất thủ công mỹ nghệ.

Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất huyện Hoằng Hóa

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Ngày 24/9/2021 UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành Quyết định số 3731/QĐ-UBND về việc Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021, Huyện Hoằng Hóa.

Theo quyết định, nội dụng quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Hoằng Hóa với Diện tích và cơ cấu các loại đất được phân bổ đến 2030 với tổng diện tích đất tự nhiên là 20.387,24 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 10.378,48 ha; Đất phi nông nghiệp: 9.927,56 ha; Đất chưa dụng: 81,20 ha.

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch, bao gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 3.352,96 ha; Chuyển cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 370,81 ha

Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch, gồm: Đất nông nghiệp: 52,39 ha; Đất phi nông nghiệp: 108,06 ha

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021, huyện Hoằng Hoá.

Ngày 10/7/2023, UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành Quyết định số 2452/QĐ-UBND Về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Hoằng Hoá.

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/25.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Hoằng Hóa.

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Đang cập nhật…..

Bản đồ Quy hoạch các xã trên địa bàn huyện Hoằng Hoá

Bản đồ quy hoạch xã Hoằng Châu

Bản đồ quy hoạch xã Hoằng Trinh

Bản đồ quy hoạch xã Hoằng Hà

Bản đồ quy hoạch xã Hoằng Xuyên

Bản đồ quy hoạch xã Hoằng Sơn

Bản đồ quy hoạch xã Hoằng Hợp

Bản đồ quy hoạch xã Hoằng Phong

Bản đồ quy hoạch xã Hoằng Đạt

Bản đồ quy hoạch xã Hoằng Thắng

Bản đồ quy hoạch xã Hoằng Đạo

Tài liệu kèm theo:

(Quy hoạch sử dụng đất huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)


4.7/5 - (8 bình chọn)
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất quận Đống Đa (Hà Nội) đến 04/2024
Bài tiếp theoTiểu sử – Sự nghiệp của Shark Thủy – Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Egroup

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây