Trang chủ Bản đồ Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Hà...

Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đến 03/2024

2655
0

Bản đồ quy hoạchKế hoạch sử dụng đất huyện Hà Trung (Thanh Hóa), gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 28/03/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Huyện Hà Trung nằm bên sườn núi Tam Điệp, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp thị xã Bỉm Sơn và thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
  • Phía nam giáp huyện Hậu Lộc
  • Phía tây giáp huyện Thạch Thành và huyện Vĩnh Lộc
  • Phía đông giáp huyện Nga Sơn và huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đang được xây dựng đi qua. Thị xã Bỉm Sơn ngăn cách xã Hà Vinh với phần còn lại của huyện Hà Trung.

Huyện Hà Trung có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Hà Trung (huyện lỵ) và 19 xã: Hà Bắc, Hà Bình, Hà Châu, Hà Đông, Hà Giang, Hà Hải, Hà Lai, Hà Lĩnh, Hà Long, Hà Ngọc, Hà Sơn, Hà Tân, Hà Thái, Hà Tiến, Hà Vinh, Hoạt Giang, Lĩnh Toại, Yên Dương, Yến Sơn.


Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất, huyện Hà Trung

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định Số: 3236/QĐ-UBND Về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030. Nội dung quy hoạch như sau:

Diện tích, cơ cấu các loại đất với tổng diện tích tự nhiên: 24.393,87 ha. Trong đó: Nhóm đất nông nghiệp: 14.307,43 ha; Nhóm đất phi nông nghiệp: 9.551,86 ha; Nhóm đất chưa sử dụng: 534,61 ha

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất đến 2030 của huyện Hà Trung, gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 3.324,19 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 118,63 ha.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Diện tích đưa đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích trong thời kỳ quy hoạch đến 2030 huyện Hà Trung gồm:Đất nông nghiệp: 353,27 ha; Đất phi nông nghiệp: 299,50 ha.

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000.



Ngày 28/7/2023, UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành Quyết định số 2692/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 cấp huyện và kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Hà Trung.

Theo quyết định, Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Hà Trung với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

Diện tích, cơ cấu các loại đất: Tổng diện tích tự nhiên: 24.393,86 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 16.287,36 ha; Đất phi nông nghiệp: 7.370,63 ha; Đất chưa sử dụng: 735,87 ha.

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/25.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Hà Trung.

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Ngày 15/03/2024, UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành Quyết định số 1015/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Hà Trung.

Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2024 của huyện Hà Trung được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện.

Quy hoạch giao thông – Đô thị – Công nghiệp huyện Hà Trung

Về quy hoạch giao thông:

Quy hoạch giao thông huyện Hà Trung được thực hiện theo Đồ án Quy hoạch giao thông tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021.

Hệ thống đường bộ

* Quốc lộ:

– Quốc lộ 1A: chạy dọc huyện đi qua các xã: Yên Dương, Hà Bình, Yến Dương, Thị trấn huyện chiều dài 8,9km: duy trì cấp III, 4 làn xe.

– Quốc lộ 217: từ Lèn đến cửa khẩu Na Mèo, dài 194 km: Nâng cấp đoạn qua huyện dài 11,2 km đạt cấp III; Quy hoạch kéo dài QL217 đoạn từ Quốc lộ 1A đến cầu Báo Văn, dài 8,8 km đạt cấp III, 2 làn.

* Đường bộ cao tốc:

– Cao tốc Bắc – Nam: được thiết kế đảm bảo quy mô 6 làn xe theo “Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Là tuyến đường giao thông huyết mạch của quốc gia, tạo mối liên hệ tốt giữ Thanh Hóa với các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh phía Nam. Cụ thể đoạn qua đô thị Thanh Hóa được đề xuất thiết kế mới quy mô 6 làn xe chính và 4 làn xe đường gom có ký hiệu A-A; CGĐĐ rộng 120,0m.

– Hiện nay tuyến đang được triển khai đầu tư xây dựng, đoạn qua đô thị Hà Long dài khoảng 25km; Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh đạt tốc độ 80km/h, quy mô 4 làn xe.

* Đường tỉnh:

– ĐT.522B: Hiện tại đạt tiêu chuẩn đường cấp VI

+ Hiện trạng đường phía Đông cao tốc Bắc Nam bằng tuyến TLM chiều dài 15,8km; quy mô quy mô cấp III đồng bằng, 04 làn xe, lộ giới 34,0m. Điểm đầu giao với Quốc lộ 1A tại lý trình Km286+300; điểm cuối là ngã ba Hà Tân (giao với tỉnh lộ 508), kết nối khu công nghiệp phía Bắc với nút giao cao tốc Bắc Nam.

+ Nâng cấp đoạn tuyến 522B từ điểm cầu vượt trực thông Hà Long lên thành đường chính đô thị nhằm kết nối khu nông nghiệp công nghệ cao và tổ hợp sân Golf với nút nhập luồng Gia Miêu và trung tâm đô thị, với quy mô quy mô cấp III đồng bằng, 04 làn xe cơ giới; lộ giới 25,0m. Mặt đường Bm =15,0m; Hè đường Bh = 2×5,0m.

+ Đề xuất bổ sung thêm tuyến mới về phía Tây từ xã Hà Long đi Thanh Vân điểm đầu giao với tỉnh lộ 522B gần khu vực chân núi Thiên Tôn, xã Hà Long; điểm cuối giao với Quốc lộ 45 tại xã Thành Vân, huyện Thạch Thành.

+ Đoạn từ QL217B đến QL1A (cầu đò Lèn) Có chiều dài 27,6 km đi qua các xã Hà Long, Hà Giang, Hà Tiến, Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Sơn, Hà Ngọc. Giai đoạn đến năm 2030 nâng cấp đạt tối thiểu tiêu chuẩn đường cấp III. Riêng đoạn qua đô thị Hà Lĩnh xây mới với quy mô quy mô cấp III đồng bằng, 04 làn xe cơ giới; lộ giới 25,0m. Mặt đường Bm =15,0m; Hè đường Bh = 2×5,0m.

– ĐT.523: Hiện tại đạt tiêu chuẩn đường cấp V, VI

+ Nâng cấp đoạn thuộc địa phận xã Hà Tiến đến điểm giao với đường tỉnh 522B lên đạt tiêu chuẩn cấp III.

+ Tuyến mới đi về phía Nam cách giao với QL1A phía Nam cầu tư khoảng 1km đồng thời kéo dài đến tỉnh lộ 527, chiều dài 17km; quy mô quy mô cấp III đồng bằng, 2 làn xe. Điểm đầu ngã ba Hà Tiến; điểm cuối giao với tỉnh lộ 527 tại tại xã Nga Vịnh, huyện Nga Sơn.

– ĐT.508 (Hà Tân – Cầu Báo Văn): Nâng cấp đạt đường cấp III.

– ĐT.508B (Yến Sơn – Vĩnh Hùng huyện Vĩnh Lộc): Nâng cấp đạt đường cấp IV.

– ĐT.527C (TT Hà Trung – Hà Lan): Nâng cấp đạt đường cấp III.

* Đường huyện:

Nhằm phục vụ phát triển công nghiệp dịch vụ du lịch, phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh các vùng gồm: vùng Tây Quốc lộ 1A thuộc xã Hà Long; Hà Lĩnh; Hà Sơn; Hà Đông; Hà Ngọc, đồng thời kết nối vùng phía Đông Quốc lộ 1A với thị xã Bỉm Sơn, huyện Hậu Lộc. Các tuyến đường huyện xem xét tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp đạt tối thiểu tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

* Đường đô thị: Thực hiện theo các Đồ án quy hoạch chung đô thị, khu vực nội thị được thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07- 4:2016/BXD, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đáp ứng cho đô thị loại IV.

* Bến xe ô tô khách: Quy mô xây dựng bến xe áp dụng tiêu chuẩn bến xe ban hành kèm theo quyết định số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bến xe khách.

Quy hoạch bến xe trên địa bàn huyện: 03 bến (Theo QĐ số 3227/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030).

* Bến xe Gũ (Hà Phú): Vị trí: tại xã Lĩnh Toại; Quy mô: Bến xe loại 5.

* Bến xe Hà Lĩnh: Vị trí: xã Hà Lĩnh; Quy mô: Bến xe loại 5.

* Bến số Hà Long: Vị trí: xã Hà Long.; Quy mô: Bến xe loại 5.

Đường sắt:

– Đối với mạng đường sắt hiện có:

+ Hoàn thành cải tạo, nâng cấp và khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có và mới được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải;

+ Hoàn thành xây dựng hệ thống công trình bảo đảm trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt, các điểm giao cắt khác mức giữa đường bộ và đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt.

– Đối với đường sắt xây dựng mới: Triển khai xây dựng đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao qua địa bàn huyện (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 kilomet/giờ đến dưới 200 kilomet/giờ), đường đôi khổ 1.435 milimet, điện khí hóa, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350 kilomet/giờ trong tương lai). c

Hệ thống đường thủy: Cập nhật Quy hoạch hệ thống đường thuỷ nội địa trên địa bàn huyện Hà Trung phù hợp với định hướng trong đề án phát triển giao thông đường thuỷ nội địa tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4804/QĐ-UBND ngày 03/12/2018, cụ thể như sau:

– Mạng lưới đường thuỷ nội địa:

+ Sông Lèn: Định hướng đến năm 2030, tuyến sông Lèn chia làm 2 gồm: Đoạn 1 từ Ngã ba Chế Thôn đến Cầu Đò Lèn đạt quy mô cấp 1 – ĐTNĐ, cho tàu tải trọng 1.000T ra vào; Đoạn 2 từ Cầu Đò Lèn đến Ngã ba Bông đạt quy mô cấp 3 – ĐTNĐ.

+ Kênh Nga: Xây mới nâng cao tĩnh không và khẩu độ thông thuyền các cầu trên kênh Nga, đảm bảo giai đoạn 2025-2030 đạt quy mô cấp 3-ĐTNĐ đoạn từ ngã ba Chế Thôn đến xã Hà Thanh.

Về quy hoạch đô thị:

Theo quy hoạch vùng huyện Hà Trung được duyệt tại quyết định số 356/QĐ-UBND ngày 26/01/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa, định hướng phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư cụ thể như sau:

Định hướng phát triển đô thị đến 2030, gồm các đô thị sau:

(1) Thị trấn Hà Trung: Phạm vi đô thị bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên & dân số xã Yến Sơn: Tổng diện tích: 17,92 km2 (Trong đó, thị trấn Hà Trung: 5,11 km2; xã Yến Sơn: 12,81 km2).

Tính chất: Là trung tâm huyện lỵ; Trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, đầu mối giao thông quan trọng của huyện Hà Trung.

(2) Đô thị Hà Long: Phạm vi đô thị bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của xã Hà Long: Tổng diện tích: 48,43 km2.

Tính chất: Là đô thị dịch vụ, du lịch phía Tây Bắc huyện Hà Trung gắn với các di tích lịch sử (Quốc Miếu nhà Nguyễn), Khu công nghiệp và nút giao (giữa Quốc lộ 217B và đường cao tốc Bắc Nam). Với các chức năng là đầu mối giao thông vùng Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa gắn với các dịch vụ logistic; Dịch vụ du lịch văn hóa lịch sử và sinh thái gắn với bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử (Quốc Miếu nhà Nguyễn); Công nghiệp gắn liền với Khu công nghiệp Bỉm Sơn; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp dịch vụ nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp.

(3) Đô thị Hà Lĩnh: Phạm vi đô thị bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của xã Hà Lĩnh: Tổng diện tích: 24,07 km2.

Tính chất: Là đô thị phía Tây Nam huyện Hà Trung gắn với nút giao (giữa Quốc lộ 217 và cao tốc Bắc Nam). Chức năng chính bao gồm: Đầu mối giao thông vùng Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa (giữa Quốc lộ 217 và cao tốc Bắc Nam) gắn với dịch vụ kho vận, thương mại cấp vùng; Dịch vụ du lịch văn hóa lịch sử và sinh thái; Công nghiệp, TTCN gắn liền với các cụm công nghiệp Hà Lĩnh.

(4) Đô thị Cừ (Yên Dương + Hà Bình): Phạm vi đô thị bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 2 xã: Yên Dương và Hà Bình: Tổng diện tích: 17,52 km2 (Yên Dương: 8,34 km2 + Hà Bình: 9,18 km2).

Tính chất: Là đô thị Dịch vụ, Thương mại trên hành lang kinh tế QL.1A của tỉnh. Có vai trò liên kết Bỉm Sơn và Hà Trung thành cực tăng trưởng; là Trung tâm vùng liên huyện phía Đông Bắc của tỉnh. Chức năng chính: Công nghiệp, TTCN, du lịch văn hóa tín ngưỡng di tích Quốc gia đền Trần Hưng Đạo.

(5) Đô thị Gũ: Phạm vi đô thị bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 xã: Lĩnh Toại + Hà Hải + Hà Châu. + Tổng diện tích: 17,5 km2 (Lĩnh Toại: 6,02 km2 + Hà Hải: 5,02 km2 + Hà Châu: 6,46 km2).

Tính chất: Là đô thị Dịch vụ, Thương mại trên hành lang kinh tế QL.217 và 217B. Trung tâm đầu mối vùng huyện phía Đông QL1A, Có vai trò liên kết vùng phía đông Hà Trung với huyện thị lân cận (Bỉm Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc). Chức năng chính bao gồm: Nông nghiệp chuyên canh ứng dụng công nghệ cao; Công nghiệp – Dịch vụ.

Ngày 29/11/2021 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 4784/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Gũ, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045.

(6) Đô thị Ngọc Âu: Phạm vi đô thị bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên & dân số của 2 xã: Hà Đông và Hà Ngọc. Tổng diện tích: 14,14 km2 (Hà Đông: 10,03 km2 + Hà Ngọc: 4,11 km2).

Tính chất: Là đô thị sinh thái, Dịch vụ, Công nghiệp, trên hành lang kinh tế QL.217. Có vai trò liên kết hỗ trợ đô thị Trung tâm huyện và đô thị Hà Lĩnh, với các chức năng: Du lịch văn hóa, sinh thái; cụm Công nghiệp; dịch vụ vận tải, …

Quy hoạch chung đô thị Cừ theo Quyết định số 4785/QĐ-UBND ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh Thanh Hoá. Phạm vi lập quy hoạch chung đô thị bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên xã Hà Bình và xã Yên Dương.

Tính chất, chức năng đô thị: Là đô thị Dịch vụ – Thương mại, công nghiệp trên hành lang kinh tế Quốc lộ 1 của tỉnh. Có vai trò liên kết phát triển giữa huyện Hà Trung với thị xã Bỉm Sơn; gồm các chức năng: Phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Theo quyết định, Đô thị Cừ được quy hoạch phát triển trên cơ sở các trục không gian chủ đạo: Tuyến Bắc Nam bao gồm Quốc lộ 1, đường kết nối thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung. Tuyến Đông Tây bao gồm đường tỉnh 523 kết nối huyện Hà Trung và huyện Nga Sơn đoạn qua đô thị; tuyến kết nối Hà Bình – Hà Lai, Hà Bình – Hà Tân.

Về quy hoạch phát triển công nghiệp:

Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Hà Trung được định hướng theo Kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá. Theo đó, quy hoạch phát triến ngành công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp của huyện đến 2030 được định hướng như sau:

– Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh; Có các cơ chế hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Kế hoạch sắp xếp các cơ sở sản xuất; Kế hoạch khôi phục các làng nghề truyền thống, du nhập và nhân rộng các ngành nghề mới nhằm tạo việc làm, giải quyết lao động, tăng thu nhập cho nhân dân.

– Tiếp tục khuyến khích mở rộng các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và sử dụng nhiều lao động tại chỗ như: Sản xuất vật liệu xây dựng, may công nghiệp, chế biến gỗ công nghiệp, mộc dân dụng cao cấp, thủ công mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, chạm khắc gỗ, chế biến nông, lâm sản.

Tài liệu kèm theo:

(Quy hoạch sử dụng đất huyện Hà Trung (Thanh Hoá) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)


4.8/5 - (10 bình chọn)
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thành (Thanh Hoá) đến 03/2024
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đến 03/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây