Trang chủ QH giao thông Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030,...

Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

334
0

Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang được thực hiện theo đồ án quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, bao gồm: Đường Quốc lộ, tỉnh lộ và các đường liên huyện trên địa bàn tỉnh.

Ngày 25/8, ông Mai Văn Tân, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hậu Giang cho biết, Sở đang xây dựng định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


Đến năm 2030, Hậu Giang phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với mạng lưới đường cao tốc, đường quốc lộ.
Đến năm 2030, Hậu Giang phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với mạng lưới đường cao tốc, đường quốc lộ.

Tỉnh Hậu Giang hiện có 6 tuyến quốc lộ đi qua, với tổng chiều dài hơn 158km; 16 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài hơn 368km kết nối trực tiếp với các tuyến quốc lộ hoặc nối giữa các đường tỉnh với nhau. Ngoài ra, còn có 46 tuyến đường huyện với tổng chiều dài hơn 534km.

Theo quy hoạch, định hướng phát triển giai đoạn 2021 – 2030, tỉnh Hậu Giang sẽ tập trung ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại.

Cụ thể, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo kết nối đồng bộ với các tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, cao tốc Bắc – Nam đoạn Cần Thơ – Cà Mau đi qua địa bàn.


Hình thành hệ thống giao thông vận tải hợp lý, kết nối thuận lợi tỉnh Hậu Giang với các địa phương lân cận là TP Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang,…

Đồng thời, kết nối trực tiếp các khu công nghiệp tập trung, đảm bảo phục vụ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, du lịch và dịch vụ logistics. Phát triển đồng bộ giữa hai phương thức vận tải giao thông đường bộ và giao thông đường thủy.

Định hướng đến năm 2030, tiếp tục hoàn thiện và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối giữa mạng lưới đường cao tốc với các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh.


Đồng thời, hoàn thành ít nhất 50% các tuyến đường tỉnh được nâng cấp đạt quy mô theo quy hoạch (mặt đường rộng tối thiểu 8m). Nâng cấp, đầu tư xây dựng các cầu trên tuyến đường tỉnh đảm bảo xe 13 tấn lưu thông dễ dàng.

Tiếp tục mở rộng, nâng cấp các đoạn, tuyến đường huyện, đường giao thông nông thôn, phục vụ cho việc đi lại, giao thương của người dân.

Hiện trạng giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang

Mạng lưới đường bộ tỉnh Hậu Giang phân bố chủ yếu thành mạng lưới ca rô theo hướng Đông Bắc – Tây Nam song song với kênh xáng Xà No và trục còn lại vuông góc với nó. Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ trong toàn tỉnh là 3.847,5Km bao gồm các trục Quốc lộ do Trung ương quản lý và các đường Tỉnh, đường Huyện, đường trong thị xã do tỉnh quản lý, cụ thể là:


Hệ thống giao thông đường bộ:

Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 06 tuyến quốc lộ chạy qua gồm: QL.1, QL.61, QL.61B, QL.61C, QL.91B, QL. Quản Lộ – Phụng Hiệp với tổng chiều dài 158,15km trong đó 131,85km đường cấp III, 26,3km đường cấp IV. Kết cấu mặt đường có 124,95km bê tông nhựa và 33,2km
đường láng nhựa.

Hệ thống đường tỉnh: Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 13 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài là 248 km trong đó 27 km đường cấp IV và 248 km đường cấp V; kết cấu mặt đường hoàn toàn là láng nhựa.Gồm: ĐT.925, ĐT.925B, ĐT.926, ĐT.927, ĐT.927B, ĐT. 927C ĐT.928, ĐT.928B, ĐT.929, ĐT.930, ĐT.930B, ĐT.931, ĐT.931B phần lớn đều có mặt đường bằng bê tông nhựa, hoặc láng nhựa, khổ đường rộng trên 5m, nền đường từ 6,5 – 9m.

Hệ thống đường huyện: Toàn tỉnh hiện có 44 tuyến đường huyện với tổng chiều dài tuyến là 312,114km, trong đó kết cấu mặt đường có 202km đường láng nhựa; 150,114km đường bê tông xi măng.

Mạng lưới Bến xe khách: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 06 bến xe khách tổng diện tích 19.872 m2, trong đó có 02 bến xe loại 4, 02 bến xe loại 5 và 02 bến xe loại 6.

Về đường thủy nội địa:

Toàn bộ tỉnh Hậu Giang có khoảng 47 con sông-kênh-rạch được phân cấp như sau:

  • Sông-kênh-rạch cấp đặc biệt: 9km
  • Sông-kênh-rạch cấp II: 17km
  • Sông-kênh-rạch cấp III: 70km
  • Sông-kênh-rạch cấp IV: 164km
  • Sông-kênh-rạch cấp V: 438km

06 tuyến ĐTNĐ do Trung ương quản lý dài 105,5km (gồm: sông Hậu 9km – cấp đặc biệt, bề rộng trung bình 1,400m, độ sâu trung bình 4-16m; kênh xáng Xà No 39,5km – cấp III; sông Cái Nhất 3km– cấp III; sông Cái Tư 12,5km – cấp III; sông Cái Côn 16,5km – cấp II; Kên
Quản Lộ – Phụng Hiệp 15km – cấp III)

11 tuyến ĐTNĐ do địa phương quản lý tổng chiều dài 218km (gồm: Sông Cái Lớn dài 36,2km – cấp IV; Rạch Mái Dầm dài 4,5 km – cấp IV; Rạch Nước Trong dài 19,5km – cấp IV; Kênh Nàng Mau dài 50,5km – cấp IV; kênh Lái Hiếu dài 24,3km – cấp IV; kênh Tám Ngàn dài 24,5km – cấp V; kênh KH9 dài 8,7km – cấp IV; kênh Xáng Mới dài 30km – cấp V; kênh Bờ Tràm dài 9,8km – cấp IV; Sông Ba Láng; Kênh Sóc Trăng).

Hạ tầng giao thông hàng không và đường sắt:

Mặc dù không có sân bay nhưng với vị trí liền kề Cần Thơ, Hậu Giang hoàn toàn có thể tận dụng hạ tầng giao thông hàng không từ Cần Thơ. Sân bay quốc tế Cần Thơ hiện nay chỉ khai thác 40% công suất thiết kế nhưng vẫn được quy hoạch là sân bay Quốc tế của cả vùng trong chiến lược phát triển hàng không đến năm 2030. Điều này cho thấy dư địa phục vụ của hạ tầng hàng không trong vùng còn rất cao. Việc tận dùng hạ tầng hàng không của Cần Thơ sẽ giúp Hậu Giang có lợi thế hơn so với các tỉnh khác trong vùng về thu hút đầu tư FDI trong bối cảnh làn sóng lan tỏa công nghiệp từ vùng TP.HCM, hay ở phạm vi quốc tế là làn sóng dịch chuyển các phân xưởng sản xuất từ Trung Quốc. 

Về Logistics:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 03 trung tâm Logistics đã hoàn thành và 02 dự án trung tâm Logistic đã được Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

  • (1) Trung tâm Logistics Mekong do công ty cổ phần Mekong Logistics làm chủ đầu tư;
  • (2) Khu trung tâm Logistics Hậu Giang do công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng hải Hậu Giang làm chủ đầu tư;
  • (3) Khu trung tâm Logistics Nông sản xuất khẩu Hậu Giang do Công ty TNHH MTV Thực phẩm Hạnh Nguyên làm chủ đầu tư;
  • (4) Dự án Tổng kho phân phối Mê Kong do Công ty TNHH MTV Vinafco Hậu Giang làm chủ đầu tư;
  • (5) Dự án Colde Store Logistics Hậu Giang do Công ty TNHH MTV Colde Store Hậu Giang làm chủ đầu tư.

Đường thủy nội địa:

Mật độ các tuyến kênh rạch được phân bố tương đối đều trên toàn tỉnh, tuy nhiên hệ thống các tuyến đường thủy còn tương đối yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu … công tác duy tu, nạo vét bảo trì các tuyến đường thủy chưa được quan tâm và chú trọng dẫn đến việc khai thác các tuyến
đường thủy chưa hiệu quả.

Phương án quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến 2030

Quy hoạch nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Hậu Giang, tạo thành mạng lưới hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại, có khả năng liên kết thuận lợi các phương thức vận tải, đảm bảo thông suốt từ trung ương tới địa phương, trong đó ưu tiên tập trung phát triển hệ thống giao thông đối ngoại để kết nối với với các tỉnh, thành phố lân cận, các trung tâm kinh tế lớn, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội.

Hệ thống giao thông tỉnh Hậu Giang cần được quy hoạch phát triển trước một bước so với phát triển dân số và đô thị, bởi vì giao thông vận tải là “mạch máu” của nền Kinh tế.

Hệ thống giao thông tỉnh Hậu Giang lấy phát triển dân số, đô thị và an ninh quốc phòng làm đối tượng phục vụ, bởi vì phát triển dân số và đô thị vừa là kết quả vừa là động lực của phát triển kinh tế; còn an ninh quốc phòng tạo ổn định chính trị để phát triển kinh tế.

Bản đồ phương án quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang
Bản đồ phương án quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang

Chỉ tiêu phát triển giao thông tỉnh Hậu Giang:

Đường bộ: Coi đây là phương thức vận tải chủ đạo, phục vụ mục tiêu thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế đột phá trong giai đoạn tới, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông theo chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2030. Toàn bộ hệ thống quốc lộ, đường tỉnh cơ bản đưa vào cấp kỹ thuật
theo quy định hiện hành, cụ thể:

  • Hoàn thành 02 tuyến cao tốc qua địa bàn với chiều dài khoảng 100 km. Phối hợp các Bộ, ngành và địa phương kiến nghị Chính phủ triển khai dự án đường bộ cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu trong giai đoạn 2026-2030.+ Quốc lộ đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp II trở trên, kếtcấu mặt đường 100% được BTN hoặc láng nhựa, BTXM.
  • Đường tỉnh cơ bản đạt tối thiểu cấp IV trở lên, kết cấu mặt đường 100% được BTN hoặc láng nhựa, BTXM.
  • Đầu tư nâng cấp hệ thống đường tỉnh, đảm bảo ít nhất có 40% số tuyến đường tỉnh đạt cấp theo quy hoạch; kết nối thuận lợi với hệ thống cao tốc, hệ thống quốc lộ; 100% đường tỉnh đi qua địa bàn huyện Châu Thành phải được đầu tư.
  • Đầu tư các trụ giao thông trọng yếu để mở rộng và phát triển đô thị tại thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảythị xã Long Mỹ.

Đường thủy nội địa: Phát triển mạng lưới tuyến vận tải thủy và bến thủy nội địa phục vụ dân sinh và phục vụ du lịch theo đề án phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa của tỉnh Hậu Giang.

Đường biển: Phát triển hệ thống cảng biển Hậu Giang là cảng tổng hợp quốc gia.

Hệ thống cao tốc:

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch các tuyến đường bộ cao tốc qua địa bàn tỉnh Hậu Giang gồm: (1) Cao tốc Bắc – Nam phía đông (CT.01); (2) Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (CT.34) (3) Cao tốc Hà
Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu (CT.35).

Định hướng quy hoạch 03 trục cao tốc trên như sau: giai đoạn 2021 – 2025 quy mô 04 làn xe. Giai đoạn 2030 – 2050 quy mô 06 làn xe. Về hướng tuyến 03 trục cao tốc trên được xác định theo hướng tuyến của các trục cao tốc hiện hữu đã xây dựng hoàn thành và hướng tuyến các đoạn đang nghiên cứu đầu tư xây dựng mới theo các Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đang được Bộ Giao thông vận tải triển khai lập.

a. Cao tốc Bắc – Nam phía đông (CT.01) có tổng chiều dài 2.063 km, với điểm đầu là cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) điểm cuối là đường vành đai tại TP. Cà Mau. Đoạn tuyến Cần Thơ – Cà Mau: Tuyến qua địa bàn tỉnh có điểm đầu tại xã Đông Phú huyện Châu Thành giáp ranh giới TP. Cần Thơ và điểm cuối tại xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ giáp ranh tỉnh Bạc Liêu. Tuyến có chiều dài khoảng 58,4km; quy mô đường cao tốc 4 làn xe.

b. Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (CT.34) Tuyến có điểm đầu tại TP. Châu Đốc, An Giang và điểm cuối giao với QL. Nam Sông
Hậu, Sóc Trăng. Toàn tuyến có chiều dài 191km, quy mô đường cao tốc, 6 làn. Đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh có điểm đầu giáp ranh tỉnh Kiên Giang tại xã Trường Long A, huyện Châu Thành A và điểm cuối giáp ranh tỉnh Sóc Trăng tại TT. Búng Tàu, Phụng Hiệp. Tuyến có chiều dài khoảng 36,9km; quy mô đường cao tốc 6 làn xe.

c. Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu (CT.35). Tuyến có điểm đầu tại cửa khẩu Hà Tiên, Kiên Giang và điểm cuối tại TP. Bạc Liêu, tuyến
có chiều dài khoảng 212 km. Qua địa bàn tỉnh: Đoạn tuyến Rạch Giá – Bạc Liêu: Tuyến có điểm đầu tại xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh giáp ranh giới tỉnh Kiên Giang và điểm cuối tại xã Lương Tâm, huyên Long Mỹ giáp ranh với tỉnh Bạc Liêu. Tuyến có chiều dài khoảng 17,7km; quy mô đường cao tốc 4 làn xe; quy hoạch giai đoạn sau 2030.

Hệ thống quốc lộ, gồm 07 tuyến:

Quy hoạch trên địa bàn tỉnh có 07 tuyến quốc lộ đi qua trong đó có 06 tuyến hiện hữu và 01 tuyến mới:

(1) Quốc lộ 1: Tuyến có điểm đầu từ Cửa khẩu Hữu Nghị, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đến huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, chiều dài khoảng khoảng 2.482 km, đạt tiêu chuẩn cấp III, 4 làn xe.

Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hậu Giang có điểm đầu từ ranh thành phố Cần Thơ tại lý trình Km2080+227 thuộc xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A; tuyến đi qua huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và TP Ngã Bảy và đến ranh tỉnh Sóc Trăng tại lý trình Km2107+742. Chiều dài đoạn tuyến khoảng 27,5km, nâng cấp quy mô cấp II đồng bằng, 4 làn xe.

(2) Quốc lộ 61: Tuyến có điểm đầu giao với QL.1 thuộc xã Cái Tắc, Châu Thành A, Hậu Giang và điểm cuối giao với QL.80 thuộc địa phận thành phố Rạch Giá, Kiên Giang. Chiều dài toàn tuyến khoảng 97km, quy mô cấp III, 2-4 làn xe.

Đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Hậu Giang có điểm đầu từ ngã ba Cái Tắc, huyện Châu Thành, tuyến đi qua các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ và thành phố Vị Thanh đến điểm cuối giáp ranh tỉnh Kiên Giang tại lý trình Km51+980 thuộc xã Tân Tiến, TP. Vị Thanh. Chiều dài đoạn tuyến khoảng 51,9km; nâng cấp quy mô đường cấp III đồng bằng, 2-4 làn xe.

(3) Quốc lộ 61B: Tuyến có điểm đầu giao với QL.61 tại ngã ba Vĩnh Tường, Hậu Giang và điểm cuối giao với QL.1 tại huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng. Chiều dài tuyến khoảng 41km.

– Quy hoạch QL.61B trên địa bàn tỉnh: Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hậu Giang có điểm đầu giao với QL.61, tại ngã ba Vĩnh Tường, Long Mỹ; tuyến đi hoàn toàn trong huyện Long Mỹ đến điểm cuối tại cầu Trà Ban giáp ranh với tỉnh Sóc Trăng. Chiều dài đoạn tuyến 15,7km; nâng cấp quy mô đường cấp III đồng bằng, 2-4 làn xe.

(4) Quốc Lộ Nam Sông Hậu (QL.91B): Tuyến có điểm đầu giao với QL.91, Ô Môn, TP. Cần Thơ và điểm cuối giao với QL.1, TP. Bạc Liêu. Chiều dài toàn tuyến dài khoảng 162km, quy nô cấp III, 2-4 làn xe.

– Quy hoạch QL.91B trên địa bàn tỉnh: Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hậu Giang có điểm đầu từ cầu Cái Cui thuộc xã Đông Phú, huyện Châu Thành, đoạn tuyến đi hoàn toàn trong huyện Châu Thành đến điểm cuối tại cầu Cái Côn thuộc xã Phú Hữu A, Châu Thành giáp ranh tỉnh Sóc Trăng. Chiều dài đoạn tuyến khoảng 9km; nâng cấp quy mô đường cấp III đồng bằng, 2-4 làn xe.

(5) Quốc Lộ Quản Lộ – Phụng Hiệp: Tuyến có điểm đầu giao với QL.1, thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang và điểm cuối giao với QL.1, thành phố Cà Mau. Chiều dài toàn tuyến khoảng 112km, quy mô cấp III, 2-4 làn xe.

– Quy hoạch QL. Quản Lộ – Phụng Hiệp trên địa bàn tỉnh: Đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Hậu Giang có điểm đầu giao với QL.1 tại lý trình Km2099+800 thuộc xã Hiệp Lợi, TP Ngã Bảy; tuyến đi qua TP Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp đến điểm cuối tại xã Phước Hưng, Phụng Hiệp ranh tỉnh Sóc Trăng, chiều dài đoạn tuyến khoảng 17,3km, nâng cấp quy mô cấp III đồng bằng, 2-4 làn xe.

(6) Quốc lộ 61C: Tuyến có điểm đầu giao với QL.1, Cái Răng, thành phố Cần Thơ và điểm cuối giao với QL.1, thành phố Vị Thanh, Hậu Giang. Chiều dài toàn tuyến khoảng 48km, quy mô cấp III, 4 làn xe.

– Quy hoạch QL.61C trên địa bàn tỉnh: Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hậu Giang có điểm đầu tại xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A giáp ranh TP. Cần Thơ; tuyến đi qua huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy, TP. Cần Thơ đến điểm cuối giao với QL.61 tại xã Tân Tiến, TP. Vị Thanh. Chiều dài đoạn tuyến khoảng 37,3km; nâng cấp quy mô cấp III đồng bằng, 4 làn xe.

(7) Quốc lộ 91D: Tuyến có điểm đầu giao với đường N1, Vinh Gia, An Giang và điểm cuối giao với QL.61C, thị trấn Bảy Ngàn, Hậu Giang. Chiều dài toàn tuyến khoảng 116km, quy mô cấp III, 2-4 làn xe.

– Quy hoạch QL.91D trên địa bàn tỉnh: Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hậu Giang có điểm đầu giáp ranh tỉnh Kiên Giang tại xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A và điểm cuối giao với QL.61C, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A. Chiều dài tuyến khoảng 8,2km; quy mô cấp III, 2-4 làn xe.

(8) Tuyến nối Quốc lộ 61C với cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu Ngoài ra Quy hoạch mới 1 tuyến (8) Tuyến nối Quốc lộ 61C với cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu dài khoảng (chiều dài khoảng =4,5 Km) theo quy mô đường cấp III đồng bằng 4 làn xe.

Quy hoạch giao thông giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có tổng 21 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài là 514,55km (tăng 8 tuyến và 233,9% số km so với hiện trạng), trong đó:

  • Duy tu, bảo trì nâng cấp trên cơ sở hướng tuyến hiện hữu là 05 tuyến đường tỉnh gồm: ĐT.925, ĐT.926, ĐT.928, ĐT.928B, ĐT.929
  • Nâng cấp, kéo dài, chỉnh tuyến 08 tuyến đường tỉnh gồm: ĐT.925B, ĐT..926B, ĐT..927, ĐT.927B, ĐT.928B, ĐT.927C, ĐT.930, ĐT.930B. ĐT.931.
  • Quy hoạch mới 04 tuyến đường tỉnh gồm: ĐT.925C, ĐT.925D, ĐT.926B, ĐT.926C (nâng cấp từ ĐH.22), ĐT.927D, ĐT.928C (nâng cấp từ ĐH.11), ĐT.928D (nâng cấp từ ĐH.30), ĐT.931.

Bến xe khách chính, tuyến giao thông công cộng

Quy hoạch trên địa bàn tỉnh 09 bến xe gồm:

Thành phố Vị Thanh: Quy hoạch 02 bến xe

  • Bến xe phía Bắc: bến xe liên tỉnh, liên huyện.
  • Bến xe phía Đông: bến xe liên tỉnh, liên huyện.

TP Ngã Bảy: Quy hoạch 02 bến xe

  • Bến xe phía Bắc: bến xe liên tỉnh, liên huyện;
  • Bến xe phía Nam: bến xe liên tỉnh, liên huyện;

Huyện Châu Thành: Quy hoạch 01 bến xe

  • Bến xe thị trấn Ngã Sáu: bến xe liên tỉnh, liên huyện;

Huyện Châu Thành A: Quy hoạch 01 bến xe

  • Bến xe thị trấn Bảy Ngàn: bến xe liên huyện, liên xã;

Huyện Phụng Hiệp: Quy hoạch 01 bến xe

  • Bến xe thị trấn Búng Tàu: bến xe liên huyện, liên xã.

Huyện Vị Thủy :Quy hoạch 01 bến xe

  • Bến xe thị trấn Nàng Mau: bến xe liên tỉnh, liên huyện;

Huyện Long Mỹ: Quy hoạch 01 bến xe

  • Bến xe thị trấn Long Mỹ: bến xe liên tỉnh, liên huyện;

Hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phương án phát triển vận tải thủy trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Phương án phát triển vận tải thủy trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Quy hoạch trên địa bàn tỉnh 04 luồng tuyến do Trung ương quản lý:

(1) Tuyến Cần Thơ – Cà Mau (kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp) có chiều dài tuyến 121km. Trong đó đoạn từ Vàm Cái Côn đến trước cống ngăn mặn dài 118km, quy mô cấp III; đoạn từ cống ngăn mặn đến cảng Cà Mau dài 3km, quy mô cấp IV.

(2) Kênh Tri Tôn – Hậu Giang: từ ngã ba Sông Hậu đến ngã ba Rạch Giá Hà Tiên có chiều dài 57,5km trong đó đoạn từ ngã ba sông Hậu đến ngã tư kênh Tám Ngàn dài 26,5km, quy mô cấp III; đoạn từ ngã tư kênh Tám Ngàn đến ngã kên Rạch Giá – Hà Tiên dài 31,2km; cấp IV.

(3) Kênh Rạch Sỏi Hậu Giang – Ông Hiển Tà Niên: Từ ngã ba sông Hậu đến ngã ba sông Cái Bé có chiều dài 64,2km. Trong đó đoạn từ ngã ba sông Hậu đến ngã ba Ông Hiển Tà Niên dài 59km, quy mô cấp III; đoạn từ Từ kênh Rạch Sỏi Hậu Giang đến ngã ba sông Cái Bé dài 5,2km; quy mô cấp IV.

(4) Kênh Vành Đai – Rạch Giá Hà Tiên: Từ kênh Rạch Sỏi Hậu Giang đến đầm Hà Tiên (hạ lưu cầu Đông Hồ 100 m) chiều dài 88,8km; quy mô cấp III. Trong đó đoạn từ kênh Rạch Sỏi – Hậu Giang đến kênh Rạch Giá Hà Tiên dài 8km; đoạn từ ngã ba kênh Rạch Giá Long Xuyên đến đầm Hà Tiên (hạ lưu cầu Đông Hồ 100 m) dài 80,8km.

Quy hoạch trên địa bàn tỉnh 11 luồng tuyến do tỉnh quản lý

Kênh Nàng Mau, Kênh Mái Dầm, Kênh Lái Hiếu, Kênh Cái Lớn, Kênh Nước Trong, Kênh Bờ Tràm, Kênh KH9, Kênh Xáng Mới, Kênh Tám Ngàn, Sông Ba Láng, Kên Xáng Sóc Trăng có tổng chiều dài 235Km; quy mô kếnh cấp IV – V.

(1) Kênh Nàng Mau: Từ sông Cái Lớn chạy qua huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, Vị Thủy và nối rạch Cái Muống; chiều dài 50 km; quy mô đạt tiêu chuẩn kênh cấp IV với bề rộng đáy kênh Bd=25m, chiều sâu kênh Htk = 2,8m. Quy hoạch nạo vét kênh từ thị trấn Ngã Sáu đến thị trấn Vịnh Chèo và cải tạo nâng cấp các cầu qua kênh đoạn từ thị trấn Ngã Sáu đến thị trấn Nàng Mau để đáp ứng tĩnh không thông thuyền B x H =30 x 6m.

(2) Rạch Mái Dầm: Từ kênh Nàng Mau chạy qua huyện Châu Thành đổ ra sông Hậu Giang chiều dài 5km; kênh cấp IV.

(3) Kênh Lái Hiếu: Từ sông Cái Lớn tại vị trí giáp ranh giữa huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp chạy theo phương từ Tây sang Đông và nối vào kênh Cái Côn tại Ngã Bảy với chiều dài 24 km; kênh cấp IV.

(4) Sông Cái Lớn: Từ sông Cái Tư tại xã Hỏa Tiến chạy theo phương từ Tây sang Đông nối vài kênh Lái Hiếu tại vị trí giáp ranh giữa huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp; chiều dài 55.0km; kênh cấp IV.

(5) Rạch Nước Trong: Từ ngã ba sông Cái Lớn thuộc xã Vĩnh viễn A chạy theo phương từ Tây sang Đông và nối vào rạch Đường Trầu – kênh Hậu Giang 3; chiều dài 15km; kênh cấp IV.

(6) Kênh Bờ Tràm (kênh Một): Từ ranh thành phố Cần Thơ (kênh Tám Ngàn) chạy theo phương từ Bắc xuống Nam nối vào kênh xáng Xà No; chiều dài 10 km; kênh cấp IV.

(7) Kênh KH9: Từ ranh thành phố Cần Thơ (kênh Tám Ngàn) chạy theo phương từ Tây sang Đông nối vào kênh Trà Ếch và đoạn đi trong địa phận thành phố Vị Thanh; chiều dài 18km; kênh cấp V;

(8) Kênh Xáng Mới (Saintenoy): Từ kênh xáng Xà No chạy theo phương từ Bắc xuống Nam nối vào kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp; chiều dài 29.0km; kênh cấp V.

(9) Kênh Tám Ngàn: Từ ranh thành phố Cần Thơ chạy theo phương từ Bắc xuống Nam nối vào kênh Nàng Mau; chiều dài 9km; kênh cấp V.

(10) Sông Ba Láng: Từ kênh xáng Mới chạy theo phương từ Tây-Nam sang Đông-Bắc đến ranh thành phố Cần Thơ; chiều dài 15 km; kênh cấp V;

(11) Kênh Xáng Sóc Trăng: Từ Ngã Bảy chạy theo phương từ Tây-Bắc sang Đông-Nam đến ranh tỉnh Sóc Trăng; chiều dài 5 km; kênh cấp V;

Cảng thủy nội địa

Cảng thủy nội địa do trung ương quản lý: 02 cụm cảng

  • Cụm cảng hàng hóa Hậu Giang: tiếp nhận cỡ tàu lớn nhất 2000T, công suất tối đa đạt 1.200.000 T/năm, quy mô diện tích khoảng 8ha. Trong đó gồm 01 cảng hiện hữu (cảng Đại Phúc tại TP. Ngã Bảy thuộc Rạch Cái Côn tiếp nhận cỡ tàu 1000-2000T, công suất 300 T/năm) và 02 cảng xây mới (cảng Vị Thanh tại TP. Vị Thanh thuộc sông Cái Tư, công suất 500 T/năm và xây mới 01 cảng có công suất 400 T/năm).
  • Cụm cảng khách Cần Thơ – Hậu Giang: quy hoạch tiếp nhận cỡ tài lớn nhất 120 ghê, công suất đạt 9.500.000 HK/năm, quy mô diện tích khoảng 28,5 ha.

Quy hoạch Cảng thủy nội địa do địa phương quản lý:

  • Quy hoạch cảng Vị Thanh nằm trên rạch Cái Tư thuộc địa bàn thành phố Vị Thanh, tiếp nhận cỡ tàu tối đa 1000 tấn.
  • Quy hoạch cảng Ngã Bảy nằm kênh Cái Côn thuộc địa bàn thành phố Ngã Bảy, tiếp nhận cỡ tàu tối đa 1000 tấn.
  • Quy hoạch cảng Tân Hòa nằm kênh xáng Xà No thuộc địa bàn huyện Châu Thành A, tiếp nhận cỡ tàu tối đa 1000 tấn.
  • Quy hoạch cảng thủy nội địa Nhơn Nghĩa A nằm kênh xáng Xà No thuộc địa bàn huyện Châu Thành A, tiếp nhận cỡ tàu tối đa 1000 tấn.
  • Quy hoạch 3 cảng dọc kênh Nàng Mau tại các khu vực trung tâm tại xã Tân Bình, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp; thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy và tại thị trấn Nàng Mau. Quy mô cảng cấp IV, tiếp nhận tàu hàng hóa trọng tải đến 500 tấn.

Bến thủy nội địa

Quy hoạch bến tàu phục vụ hành khách:

  • TP. Vị Thanh quy hoạch 02 bến gồm: Bến tàu Tp. Vị Thanh; Bến tàu khu tiểu thủ công nghiệp.
  • TP Ngã Bảy quy hoạch 01 bến: Bến tàu TX. Ngã Bảy (nay là TP. Ngã Bảy).
  • Huyện Châu Thành quy hoạch 01 bến: Bến tàu thị trấn Ngã Sáu
  • Huyện Châu Thành A quy hoạch 04 bến: Bến tàu TT. Một Ngàn; Bến tàu TT. Bảy Ngàn; Bến tàu Tân Phú Thạnh (khu công nghiệp); Bến tàu Nhơn Nghĩa A (khu công nghiệp).
  • Huyện Phụng Hiệp quy hoạch 04 bến: Bến tàu thị trấn Cây Dương; bến tàu TT Kinh Cùng; Bến tàu TT. Búng Tàu; Bến tàu TT. Phương Bình.
  • Huyện Vị Thủy quy hoạch 03 bến: Bến tàu TT. Nàng Mau; Bến tàu xã Vĩnh Trung; Bến tàu xã Vị Thanh.
  • Huyện Long Mỹ quy hoạch 05 bến: Bến tàu TX. Long Mỹ; Bến tàu TT. Trà Lồng; Bến tàu Xà Phiên; Bến tàu Lương Nghĩa; Bến tàu Vĩnh Viễn A.

Quy hoạch bến hàng hóa: 04 bến gồm Bến TP. Vị Thanh; Bến TX. Ngã Bảy (nay là TP. Ngã Bảy); Bến TT. Cây Dương – huyện Phụng Hiệp; Bến TT Long Mỹ.

Đường biển:  Quy hoạch trên địa bàn tỉnh 01 cảng hiện hữu: Cảng biển Hậu Giang

  • Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước tại bờ trái luồng Định An – Cần Thơ, đoạn từ rạch Cái Cui đến rạch Cái Côn.
  • Chức năng: phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hậu Giang kết hợp tiếp chuyển hàng cho Vương quốc Cam pu chia theo tuyến sông Hậu; có bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí.
  • Cỡ tàu: trọng tải đến 20.000 tấn.

Logistics:

Vị trí các trung tâm logistics
Vị trí các trung tâm logistics

Quy hoạch 05 trung tâm Logistics:

(1) Trung tâm logistics thành phố Ngã Bảy tại cụm công nghiện Tân Thành Ngã Bảy (tuyến sông Cái Côn).
(2) Trung tâm logistics thành phố Vị Thanh tại Cụm công nghiệp Kho tàng bến bãi Tân Tiến (tuyến Kênh xáng Xà No).
(3) Dự án Tổng kho phân phối Mê Koong do công ty TNHH MTV Vinafco Hậu Giang làm chủ đầu tư.
(4) Dự án Colde Store Logistics Hậu Giang do công ty TNHH MTV Cold Store Logistics Hậu Giang làm chủ đầu tư.
(5) Hình thành 01 trung tâm logistics huyện Châu Thành A tại Khu công nghiệp Nhơn Nghĩa A.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch chung thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, đến năm 2035
Bài tiếp theoQuy hoạch thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn đến năm 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây