Trang chủ QH giao thông Quy hoạch giao thông vận tải thời kỳ 2021-2030, tỉnh Sóc Trăng

Quy hoạch giao thông vận tải thời kỳ 2021-2030, tỉnh Sóc Trăng

333
0

Quy hoạch giao thông tỉnh Sóc Trăng sẽ tập trung đầu tư hệ thống các tuyến đường tỉnh, đường huyện, các tuyến đường kết nối TP Sóc Trăng với các vùng kinh tế trọng điểm .

Mục tiêu phát triển giao thông vận tải được tỉnh Sóc Trăng xác định ưu tiên vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, 2026-2030 để xây dựng các công trình, dự án KCHT có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; trong đó, tập trung đầu tư hệ thống các tuyến đường tỉnh, đường huyện, các tuyến đường kết nối TP Sóc Trăng với các vùng kinh tế trọng điểm, các khu, điểm du lịch của tỉnh; đầu tư các tuyến vành đai, trục hướng tâm, trục chính giao thông các đô thị.


Bản đồ phương án quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ phương án quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng

Hệ thống giao thông Quốc gia trên địa bàn tỉnh

Các tuyến đường Quốc gia đi qua địa bàn tỉnh được quy hoạch, gồm:

Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu (CT.35): Đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng dài khoảng 6km, điểm đầu tại Cửa khẩu Hà Tiên, Kiên Giang, điểm cuối tại Thành phố Bạc Liêu. Quy hoạch xây dựng đoạn từ Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang đi Thành phố Bạc Liêu sau năm 2030 theo tiêu chuẩn đường cao tốc với quy mô 4 làn xe.

Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (CT.34): Đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng dài 56,67km, điểm đầu tại ranh tỉnh Hậu Giang, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu-Sóc Trăng. Quy hoạch trước năm 2030 theo tiêu chuẩn đường cao tốc với quy mô 6 làn xe.


Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng (CT.33): Dài khoảng 150 km (đoạn qua địa bàn tỉnh dài khoảng 14km), xây dựng sau năm 2030.

Quốc lộ 91B (Đường Nam sông Hậu): Điểm đầu QL.91, Ô Môn, thành phố cần Thơ: Điểm cuối QL. 1, thành phố Bạc Liêu. Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 117km. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe.

Quốc lộ 60: Điểm đầu tại QL l, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang, điểm cuối tại QL.61B, Tân Long, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng, Quy hoạch đạt cấp IIIII, 2-6 làn xe.


Quốc lộ 60: Điểm đầu tại QL l, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang, điểm cuối tại QL.61B, Tân Long, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng, chiều dài 147km (đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng dài khoảng 57km). Quy hoạch đạt cấp II-III, 2-6 làn xe.

Quốc lộ 61B: Điểm đầu tại QL.61, Ngã ba Vĩnh Tường, Hậu Giang, điểm cuối Đường Nam Sông Hậu, Vĩnh Châu, Sóc Trăng, chiều dài 74km (đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng dài khoảng 39km). Quy hoạch đạt cấp III, quy mô 2 – 4 làn xe.

Quốc lộ Quản Lộ – Phụng Hiệp: Đoạn qua địa bàn tỉnh dài khoảng 40km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 2- 4 làn xe.


Đường bộ ven biển: Đoạn qua địa bàn tỉnh có chiều dài khoảng 80km Điểm đầu từ ranh tỉnh Trà Vinh – Sóc Trăng, huyện Cù Lao Dung vượt qua sông Hậu, qua huyện Trần Đề nối vào Nam Sông Hậu và đi theo tuyến này đến cầu Mỹ Thanh 2 rồi theo hướng đê biển Vĩnh Châu đến ranh giới tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu; Đoạn đi trùng quốc lộ theo cấp quy mô quốc lộ đã được phê duyệt. Đoạn còn lại quy hoạch đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV.

Hệ thống đường bộ do tỉnh quản lý

Quy hoạch 21 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 678,2 km, trong đó 17 tuyến hiện hữu và 4 tuyến mở mới, cụ thể như sau:

  • 1- ĐT.932: Điểm đầu giao đường tỉnh 939, điểm cuối giao với đường tỉnh 932B, dài khoảng 42km. Quy hoạch đạt cấp III đồng bằng;
  • 2- ĐT.932B: Điểm đầu giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, điểm cuối giao với Quốc lộ 1, dài 19,2km. Quy hoạch đạt cấp III đồng bằng.
  • 3- ĐT.932C: Điểm đầu giao với Quốc lộ 60, điểm cuối giao với đường tỉnh 932B, dài 25,2km, đến năm 2030, đạt cấp IV đồng bằng.
  • 4- ĐT.933: Điểm đầu giao với đường Phạm Hùng, thành phố Sóc Trăng, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, dài khoảng 12,6km. Quy hoạch toàn tuyến đạt cấp III.
  • 5- ĐT.933B: Điểm đầu giao với Quốc lộ 60, điểm cuối nối vào đường ven biển, dài khoảng 29km. Quy hoạch đạt tối thiểu cấp III đồng bằng.
  • 6- ĐT.933C: Điểm đầu giao với đường tỉnh 933, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, dài khoảng 20,5km. Đến năm 2030, đạt cấp IV đồng bằng.
  • 7- ĐT.934: Điểm đầu giao với Quốc lộ 1, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, dài 32,7km. Quy hoạch toàn tuyến đạt cấp III đồng bằng.
  • 8- ĐT.934B: Điểm đầu tại ranh phường 4 (thành phố Sóc Trăng) và xã Tân Thạnh, huyện Long Phú, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, dài khoảng 18,2km. Quy hoạch đạt III đồng bằng.
  • 9- ĐT.935: Điểm đầu giao với đường tỉnh 934, điểm cuối giao với đường 30/4, thị xã Vĩnh Châu, dài khoảng 25,4km. Quy hoạch đạt cấp III đồng bằng.
  • 10– ĐT.935B: Điểm đầu giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, điểm cuối giao với đường tỉnh 934, dài khoảng 21,5km. Đến năm 2030, đạt cấp IV đồng bằng.
  • 11- ĐT.936: Điểm đầu giao với Quốc lộ 1, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, dài khoảng 27,8km. Đến năm 2030, đạt cấp IV đồng bằng.
  • 12- ĐT.936B: Điểm đầu giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, điểm cuối tại xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, dài khoảng 39,3km. Đến năm 2030, đạt cấp IV đồng bằng.
  • 13- ĐT.937B (đường trục Đông Tây, tỉnh Sóc Trăng): Điểm đầu giao với Quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, dài khoảng 75km. Quy hoạch đến năm 2050, đạt tối thiểu cấp III đồng bằng.
  • 14- ĐT.938 (Quốc lộ 60): Điểm đầu giao với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thành phố Sóc Trăng, điểm cuối giao với Quốc lộ 61B, dài 31,2km. Quy hoạch đến năm 2030, đạt cấp IV đồng bằng.
  • 15- ĐT.939: Điểm đầu giao với Quốc lộ 1, điểm cuối giao với đường tỉnh 939B, huyện Mỹ Tú, dài 16,5km. Quy hoạch đạt cấp III đồng bằng.
  • 16- ĐT.939B: Điểm đầu giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, điểm cuối giao với đường tỉnh 940, huyện Mỹ Tú, dài 37km. Quy hoạch đạt cấp III đồng bằng.
  • 17- ĐT.940: Điểm đầu giao với Quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, dài 49,4km. Quy hoạch đạt cấp III đồng bằng.
  • 18- ĐT.932D: Điểm đầu giao với Quốc lộ 60, điểm cuối giao với đường tỉnh 932B, dài khoảng 33,3km. Đến năm 2050, đạt cấp III đồng bằng.
  • 19- ĐT.937: Điểm đầu giao với đường tỉnh 934, điểm cuối giao với đường tỉnh 940, dài khoảng 22km. Quy hoạch đạt tối thiểu cấp III đồng bằng.
  • 20- ĐT.935C (Trục kinh tế Bắc – Nam): Tuyến dài 37km, điểm đầu giao với đường dẫn cầu Đại Ngãi, huyện Long Phú, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
  • 21- ĐT.936C: Đây là tuyến đường Tỉnh được xây dựng trên cơ sở tuyến đê bao ven biển của TX. Vĩnh Châu, ĐT. 936C có vai trò quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng của tỉnh Sóc trăng. Điểm đầu giao với QL.Nam Sông Hậu tại thị xã Vĩnh Châu; điểm cuối ranh tỉnh Bạc Liêu với chiều dài 50km. Đến năm 2030 tuyến có quy mô đường cấp IV đồng bằng. 

Quy hoạch hệ thống đường huyện tỉnh Sóc Trăng

Đối với những đoạn tuyến giao thông đi qua khu vực đô thị theo quy hoạch đô thị tỉnh Sóc Trăng đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt. Đối với những đoạn tuyến nằm ngoài khu vực đô thị quy hoạch chi tiết như sau:

Giai đoạn 2021-2030: nâng cấp các tuyến đường huyện quan trọng đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp VI, V theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054- 2005, giữ lộ giới chung 32,0 m cho tất cả các tuyến đường huyện. Ưu tiên nâng cấp các tuyến và đoạn tuyến chưa được cứng hóa phấn đấu đạt tỷ lệ cứng hóa 100%. Mở mới một số tuyến nhằm hoàn thiện hơn mạng lưới đường bộ trên địa
bàn Tỉnh. Đến năm 2030.

Giai đoạn 2031 – 2050: nâng cấp và mở mới các tuyến đường đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005, lộ giới 32,0 m.

Kết cấu mặt đường: láng nhựa hoặc bê tông xi măng; cầu trên tuyến có tải trọng tối thiểu 0,5HL93. Chú trọng kết nối thống các tuyến giữa các địa phương, tạo mạng lưới đường liên hoàn, thông suốt. 

Quy hoạch hệ thống giao thông trục chính đô thị

  • Phát triển mạng lưới giao thông đô thị hiện đại, nhựa hóa 100%, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, liên hệ thuận lợi trong và ngoài đô thị.
  • Quản lý xây dựng hệ thống giao thông đô thị theo các đồ án quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt. Cần phải lập quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới để làm cơ sở quản lý đầu tư xây dựng hệ thống giao thông.
  • Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường hướng tâm và đường tránh thành phố, thị xã.
  • Từng bước hoàn chỉnh, đồng bộ hóa các tuyến trục giao thông, nút giao thông đô thị, hiện đại hóa mạng lưới đường nội thị gắn với chỉnh trang đô thị, kết hợp các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm.

Quy hoạch công trình phục vụ vận tải đường bộ

Hệ thống bến xe khách: Theo quy hoạch năm 2012 tỉnh Sóc Trăng, mỗi huyện, thị có ít nhất khoảng 2 bến xe khách. Tuy nhiên, hiện nay vận chuyển hành khách nội tỉnh đều do xe buýt đảm nhận, các bến xe khách chỉ phục vụ các chuyến vận tải hành khách liên tỉnh. Vì
vậy, việc quy hoạch quá nhiều bến xe khách vừa gây lãng phí trong đầu tư, vừa làm giảm hiệu quả hoạt động của các tuyến vận tải liên tỉnh. Quy hoạch kiến nghị, mỗi địa phương chỉ nên đầu tư 1 bến xe khách.

Bến xe tải: Trong thời gian tới cùng với việc hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp sẽ dẫn đến phát sinh nhu cầu vận tải hàng hóa gia tăng. Do vậy việc hình thành các bến, bãi đỗ xe tải là hết sức cần thiết trong tương lai, vừa đáp ứng được nhu cầu đỗ xe, vừa giải tỏa được tình trạng các xe đỗ trên đường gây mất trật tự an toàn giao thông. Đồng thời, tại các bến xe tải sẽ kết hợp với các dịch
vụ như bảo dưỡng sửa chữa phương tiện và nghỉ ngơi cho tài xế.

Các bến xe tải cần xem xét bố trí tại các điểm đầu mối tập trung hàng hóa, tùy điều kiện từng địa phương mà bố trí vị trí, diện tích bến hợp lý. Các bến xe hàng có thể bố trí kết hợp cùng với bến xe khách, tuy nhiên phải đảm bảo diện tích bến xe hàng ≥2.000m2.

Quy hoạch đề xuất kết hợp bến xe khách với bến xe tải tại các bến:

  • Bến xe phường 7 (TP.Sóc Trăng)- Bến xe Ngã Năm (TX. Ngã Năm)
  • Bến xe Vĩnh Châu (TX.Vĩnh Châu)
  • Bến xe Đại Ngãi (huyện Long Phú)
  • Bến xe Trần Đề (huyện Trần Đề)
  • Bến xe số 1 (huyện Trần Đề)
  • Bến xe Mỹ Tú (huyện Mỹ Tú)

Ngoài ra, đề đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của người dân, có thể bố trí các bãi tiếp chuyển hàng hóa. Các bãi tiếp chuyển sẽ lưu chứa hàng trong thời gian ngắn để sau đó hàng sẽ được tiếp chuyển vào khu vực trung tâm hay ngược lại, hoặc dùng làm nơi tập kết hàng hóa để chuyển đổi giữa vận tải thủy và vận tải bộ. Diện tích các bãi tiếp chuyển hàng hóa <1.000m2: bến có vị trí ngang UBND xã Hồ Đắc Kiện; bến dưới chân cầu Kênh cũ; bến nằm trên ĐT.939B, trước UBND xã Thiện Mỹ.

Hệ thống trạm dừng nghỉ: Để phục vụ các tuyến vận tải liên tỉnh và các tuyến vận tải có cự ly dài, cần xây dựng các trạm dừng nghỉ dọc đường:

  • Trạm dừng nghỉ Mỹ Xuyên: Nằm trên QL.1, lý trình từ Km 2135 ÷ Km 2140. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn trạm dừng nghỉ loại 2, diện tích 5.000m2, dự kiến xây dựng trước 2030.
  • Trạm dừng nghỉ Long Phú: Nằm trên QL.Nam Sông Hậu, lý trình từ Km45÷Km49. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn trạm dừng nghỉ loại 3, diện tích 3.000 m2, dự kiến xây dựng trước 2030.
  • Trạm dừng nghỉ Ngã Năm: Nằm trên QL.Quản Lộ Phụng Hiệp, lý trình từ Km41÷Km49. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn trạm dừng nghỉ loại 2, diện tích 5.000 m2, dự kiến xây dựng trước 2030.

Phương án phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Theo đồ án Quy hoạch giao thông tỉnh Sóc Trăng đến 2030, tầm nhìn đến 2050, hệ thống giao thông được thủy nội địa được định hướng phát triển cụ thể như sau:

Các tuyến vận tải thuỷ liên tỉnh: Đến năm 2030 đưa vào quản lý khai thác 03 tuyến vận tải thủy lên tỉnh:

  • Tuyến cửa Định An – Campuchia: Tuyến chính cho tàu biển ra vào ĐBSCL. Phạm vi hấp dẫn trực tiếp là các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu và giữa sông Tiền với sông Hậu; là một trong hai tuyến chính cho tàu biển quá cảnh đi đến cảng PhnômPênh của Campuchia.
    Đoạn qua địa bàn tỉnh là tuyến đường thủy nội địa song hành với luồng hàng hải Định An – Cần Thơ.
  • Tuyến duyên hải Sài Gò-Cà Mau. Từ Tp.Hồ Chí Minh: Tuyến qua các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau với tổng chiều dài toàn tuyến là 341,6 km. Quy hoạch toàn tuyến đạt cấp III-ĐTNĐ, đảm bảo cho tàu tự hành 500T, đoàn sà lan 250CV(3x300T)đi lại thường xuyên. Đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 74,3km theo hướng sông Hậu – nhánh Cù Lao Dung (cửa Trần Đề) – rạch Đại Ngãi – kênh Phú Hữu Bãi Xàu – rạch Thạnh Lợi – rạch Ba Xuyên Dù Tho – sông Cổ Cò – kênh Bạc Liêu Vàm Lẽo.
  • Tuyến Cần Thơ – Cà Mau: Tuyến dài 102 km, từ cảng Cần Thơ theo sông Hậu, rạch Cái Côn đến Ngã Bảy Phụng Hiệp, theo kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp đến cảng Cà Mau. Đây là tuyến vận tải quan trọng của vùng ĐBSCL kết nối trung tâm kinh tế của vùng với nhiều tỉnh trong khu vực. Quy hoạch đạt cấp III-ĐTNĐ đảm bảo cho tàu tự hành 500T, đoàn sà lan 250CV (3x300T) đi lại thường xuyên. Đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 36km theo hướng rạch Cái Côn, kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp.

Các tuyến vận tải thuỷ nội tỉnh:

Quy hoạch gồm các tuyến trục chính, các tuyến nhánh và các tuyến kết nối, tạo điều kiện kết nối trung tâm tỉnh với các huyện thị, nối các vùng sản xuất hàng hoá với các vùng tiêu thụ trong tỉnh, thuận lợi cho việc tổ chức vận tải gom hàng từ nông ra sâu, từ các cảng, bến thủy nội địa ra cảng biển và ngược lại, phục vụ trực tiếp cho các khu, cụm công nghiệp, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế xã-hội phát triển.

Bên cạnh các trục giao thông chính, các tuyến nhánh và các tuyến kênh rạch kết nối, các kênh rạch còn lại được tận dụng tối đa để khai thác giao thông nông thôn, thông suốt từ trung tâm các huyện thị tới trung tâm xã, nhằm thúc đẩy phát triển đồng đều hơn về kinh tế, văn hoá đối với nông thôn, đặc biệt các xã vùng sâu, vùng xa.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch phát triển đô thị tỉnh Sóc Trăng đến 2030, tầm nhìn 2050
Bài tiếp theoQuy hoạch phát triển đô thị tỉnh Trà Vinh đến 2030, tầm nhìn đến 2050

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây