Trang chủ QH giao thông Quy hoạch giao thông TP Cần Thơ đến 2030

Quy hoạch giao thông TP Cần Thơ đến 2030

1279
0

Quy hoạch giao thông TP Cần Thơ bao gồm các quận Bình Thuỷ, Ô Môn, Thốt Nốt, Ninh Kiều, Cái Răng, Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai và Vĩnh Thạnh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1519/QĐ-TTg ngày 2/12/2023 phê duyệt Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


Theo đó, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch thành phố Cần Thơ bao gồm toàn bộ thành phố Cần Thơ với tổng diện tích tự nhiên là 1.440,40 km2, gồm 09 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó, có 05 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 04 huyện (Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh).

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long; thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Tây Đô; là trung tâm đô thị, trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao của vùng đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu kết nối nội vùng, liên vùng và liên vận quốc tế.

Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, là thành phố sầm uất và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ hiện là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng, Hải Phòng.


Bản đồ vị trí TP Cần Thơ trong mạng lưới giao thông toàn vùng ĐBSCL
Bản đồ vị trí TP Cần Thơ trong mạng lưới giao thông toàn vùng ĐBSCL

Hiện trạng hệ thống giao thông thành phố Cần Thơ

Hiện trạng đường bộ

Tính đến hết năm 2020, trên địa bàn TP Cần Thơ có 2.466km đường giao thông tính từ đường xã trở lên, trong đó:

– 01 tuyến cao tốc: Cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi – Đoạn tuyến đi qua địa bàn TP Cần Thơ có chiều dài 23,7 km, quy mô đường cấp III, 04 làn xe.

– 05 tuyến quốc lộ (QL.1, QL.61C, QL.80, QL.91, QL.91B) với tổng chiều dài 136,5 km các tuyến hiện đều có kết cấu mặt bê tông nhựa, nhựa hoặc BTXM.


– 11 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 160,1km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100% và hầu hết đạt cấp IV-III.

– Đường đô thị có tổng chiều dài 200,95 km, trong đó có 8,79km đường BTXM, 187,56km đường nhựa và đường cấp phối, đất là 4,6km. Đến nay đã xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác 01 tuyến (đường Võ Văn Kiệt), đang thi công 05 tuyến (đường Nguyễn Văn Cừ, đường Võ Nguyên Giáp, đường Hẻm 91, đường Huỳnh Phan Hộ, đường vành đai sân bay Cần Thơ). Kết quả đầu tư xây dựng các đường trục chính đô thị cơ bản hoàn thành theo định hướng quy hoạch đến năm 2020.

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ khung chính trên địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020 gồm: 03 tuyến cao tốc, 05 tuyến quốc lộ, 11 tuyến đường tỉnh, 11 tuyến đường trục chính đô thị. Cụ thể như sau:


Đường cao tốc:

  • Đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ: đến năm 2020 đạt quy mô 04 làn xe
  • Đoạn Cần Thơ – Cà Mau: đến năm 2025 đạt quy mô 04 làn xe
  • Cao tốc Bắc – Nam phía Tây (cầu Vàm Cống, Tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi): đến năm 2020 đạt quy mô 04 làn xe
  • Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng: đến năm 2025 đạt quy mô 04 làn xe

Đường quốc lộ:

  • Quốc lộ 1: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp II, 04 làn xe
  • Quốc lộ 61C: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp II, 04 làn xe
  • Quốc lộ 80: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 02 làn xe
  • Quốc lộ 91 (đoạn Km7-Km50+889): nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 02 làn xe. Các đoạn qua đô thị đạt lộ giới theo QH chung TP Cần Thơ
  • Quốc lộ 91B: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường trục chính đô thị

Đường tỉnh:

  • Đường tỉnh 917: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 02 làn xe
  • Đường tỉnh 918: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 02 làn xe
  • Đường tỉnh 919: xây dựng mới đạt quy mô đường cấp III, 02 làn xe
  • Đường tỉnh 920: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 02 làn xe
  • Đường tỉnh 920B: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 02 làn xe
  • Đường tỉnh 920C: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 02 làn xe
  • Đường tỉnh 921: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 02 làn xe
  • Đường tỉnh 922: Đường tỉnh 922 cũ: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 02 làn xe; Đường tỉnh 922 mới (Quốc lộ 91B đến Cờ Đỏ): xây dựng mới đạt quy mô đường cấp III, 02 làn xe
  • Đường tỉnh 923: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 02 làn xe
  • Đường tỉnh 926: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 02 làn xe
  • Đường tỉnh 932: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 02 làn xe

Hiện trạng đường thủy nội địa

Hiện trạng hệ thống đường thủy nội địa TP Cần Thơ
Hiện trạng hệ thống đường thủy nội địa TP Cần Thơ

– Các tuyến đường thủy nội địa:

  • Các tuyến đường thủy nội địa cấp quốc gia: có 06 tuyến (sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Xà No, kênh Cái Sắn, sông Ô Môn, kênh Thị Đội) qua địa bàn TP Cần Thơ với tổng chiều dài 134,9km.
  • Các tuyến đường thủy nội địa cấp TP: có 09 tuyến (sông Ba Láng, rạch Phong Điền, rạch Cầu Nhiếm, sông Trà Nóc, kênh Thốt Nốt, kênh xáng Ô Môn, kênh KH8, kênh Bốn Tổng, kênh Đứng) nằm trên địa bàn TP với tổng chiều dài 127,05km.
  • Đối với các tuyến kênh, rạch do các quận, huyện quản lý, hầu hết đều nhỏ hẹp, chiều rộng và chiều sâu luồng không đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa (dưới cấp VI).

– Các cảng, bến thủy nội địa:

  • Hệ thống cảng, bến thủy nội địa phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, do doanh nghiệp tư nhân quản lý đầu tư xây dựng và khai thác, hạ tầng và thiết bị công nghệ xếp dỡ còn lạc hậu, quản lý khai thác chưa chuyên nghiệp (cảng có năng lực tiếp nhận tàu 500-800 Tấn và thông qua hàng hóa 200-400 ngàn Tấn/năm, bến có năng lực tiếp nhận tàu 100-300 Tấn và thông qua hàng hóa 8-10 ngàn Tấn/năm).
  • Các cảng chủ yếu tập trung dọc theo các tuyến đường thủy nội địa quốc gia và một số tuyến nội tỉnh, chưa phân bố rộng khắp trên địa bàn TP do trở ngại về các tuyến kênh, rạch chưa đảm bảo cấp kỹ thuật theo quy định.
Bản đồ hiện trạng mạng lưới đường thủy nội địa TP Cần Thơ
Bản đồ hiện trạng mạng lưới đường thủy nội địa TP Cần Thơ

Hiện trạng giao thông đường biển

Luồng hàng hải: Đã hoàn thành giai đoạn 1 Dự án luồng tàu biển sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố được khai thác từ tháng 4/2017 đến nay.

Cảng biển: Cảng biển Cần Thơ là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực (loại I), gồm các khu bến chính là Cái Cui, Hoàng Diệu, Trà Nóc, Thốt Nốt.

Hiện trạng cảng hàng không

– Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ có 13 đường bay đang khai thác gồm 09 đường bay nội địa (Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Côn Đảo, Hải Phòng, Đà Lạt, Vinh, Thọ Xuân, Cam Ranh) và 04 đường bay quốc tế (Kuala Lumpur, Bangkok, Đài Bắc, Seoul).

Đường sắt

Hiện nay Cần Thơ chưa có phương thức vận tải đường sắt.

Bản đồ hiện trạng hạ tầng giao thông thành phố Cần Thơ
Bản đồ hiện trạng hạ tầng giao thông thành phố Cần Thơ

Phương án quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông TP. Cần Thơ đến 2030, tầm nhìn 2050

Phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Hệ thống đường cao tốc

Cập nhật theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2023, quy hoạch các tuyến đường bộ cao tốc qua địa bàn thành phố Cần Thơ gồm: (1) trục cao tốc Bắc – Nam phía Đông (gồm: đoạn thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ; cầu Cần Thơ 2; đoạn Cần Thơ – Cà Mau); (2) trục cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Lộ Tẻ – Rạch Sỏi; (3) trục cao tốc ngang Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng.

(1) Trục cao tốc Bắc – Nam phía Tây: Tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi đã xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác năm 2021, tổng chiều dài tuyến khoảng 51,45km, đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ dài khoảng 24,17km theo quy mô đường cấp III, 4 làn xe. 

(2) Trục cao tốc Bắc – Nam phía Đông (đoạn thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Cà Mau): Gồm 02 đoạn cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ dài khoảng 121km và cao tốc Cần Thơ – Cà Mau dài khoảng 109km; kết nối 02 đoạn là cầu Cần Thơ 2 và đường dẫn dài khoảng 15km.

(3) Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng: Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 188,2km, đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ có chiều dài khoảng 37,2km.

Đường Quốc lộ:

Cập nhật theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2023, quy hoạch các tuyến quốc lộ qua địa bàn thành phố Cần Thơ gồm:

(1) Cầu Cần Thơ và Quốc lộ 1:

– Cầu Cần Thơ: đã xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2010 với quy mô 4 làn xe; Giai đoạn sau năm 2030: giữ nguyên theo hiện trạng.

– Quốc lộ 1: đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ có hiện trạng đạt quy mô đường cấp III, 4 làn xe, một số đoạn qua khu đô thị mới Nam Cần Thơ đã đầu tư xây dựng đường gom 02 bên đạt mặt cắt ngang đường lộ giới 80m.

(2) Quốc lộ 91:

– Đoạn từ Km0-Km7: hiện trạng đạt quy mô đường cấp III, 2 làn xe; giai đoạn 2021 – 2030: đầu tư nâng cấp, mở rộng đạt quy mô mặt cắt ngang đường trục chính đô thị có lộ giới 37m; giai đoạn sau năm 2030: giữ nguyên theo hiện trạng.

– Đoạn từ Km7-Km14: hiện trạng đạt quy mô mặt cắt ngang đường trục chính đô thị có lộ giới 37m; giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: giữ nguyên theo hiện trạng.

– Đoạn từ Km14-Km50+889: hiện trạng đạt quy mô đường cấp III, 2 làn xe. Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: đầu tư nâng cấp, mở rộng đạt quy mô mặt cắt ngang đường trục chính đô thị có lộ giới 37m.

(3) Quốc lộ 91B: Quốc lộ 91B (đoạn từ giao với đường 3 tháng 2 đến giao với Quốc lộ 91): hiện trạng đã xây dựng đạt quy mô đường cấp III, 2 làn xe (riêng đoạn từ Km0-Km2, 4 làn xe). Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng toàn tuyến đạt quy mô mặt cắt ngang trục chính đô thị có lộ giới 80m.

(4) Quốc lộ 61C: Tổng chiều dài toàn tuyến từ thành phố Cần Thơ đến tỉnh Hậu Giang dài khoảng 47,3km, đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ dài khoảng 10,2km, hiện trạng đạt quy mô đường cấp III, 2 làn xe.

(5) Quốc lộ 80: Quốc lộ 80 đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ dài khoảng 24km, hiện trạng đạt quy mô đường cấp IV, 2 làn xe. Giai đoạn 2021 – 2030: đầu tư nâng cấp, mở rộng đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ đạt quy mô đường cấp III, 4 làn xe (phạm vi mở rộng từ tuyến kênh Cái Sắn trở vô trong để chống xạt lỡ).

Đường liên tỉnh:

Cập nhật theo Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 có quy hoạch Tuyến Sa Đéc (Đồng Tháp) – Ô Môn (Cần Thơ) – Giồng Riềng (Kiên Giang). Định hướng quy hoạch trên địa bàn thành phố Cần Thơ như sau:

– Giai đoạn năm 2021 – 2030: đầu tư xây dựng đạt quy mô đường cấp III, 4 làn xe; đồng thời đầu tư xây dựng công trình cầu Ô Môn vượt qua sông Hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp để kết nối đồng bộ toàn tuyến với quy mô mặt cắt ngang cầu đồng bộ với phần đường theo quy hoạch 4-6 làn xe.

– Giai đoạn sau năm 2030: đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ đạt quy mô đường cấp II, 6 làn xe và xây dựng đường gom 2 bên đạt quy mô mặt cắt ngang đường trục chính đô thị có lộ giới 80m (phạm vi lộ giới tính từ tim đường mở rộng ra 02 bên).

Hệ thống giao thông đường tỉnh

Giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 TP Cần Thơ sẽ quy hoạch 25 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài khoảng 460km, gồm các đường tỉnh: 916, 917, 917B, 917C, 918, 918B, 919, 919B, 920, 920B, 920C, 920D, 921, 921B, 921C, 921D, 921E, 922, 922B, 922C, 922D, 922E, 923, 926, 932.Cụ thể như sau:

(1) Đường tỉnh 917: Đường tỉnh 917 hiện hữu đoạn từ điểm đầu giao với QL.91 đến cầu Trà Nóc 2 dài khoảng 4,3 km (tên gọi là đường Nguyễn Chí Thanh) và đoạn từ cầu Trà Nóc 2 đến QL.91B dài khoảng 1,3km: hiện trạng đạt quy mô đường cấp III, 2 làn xe. Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: đầu tư nâng cấp, mở rộng đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị lộ giới 34m.

(2) Đường tỉnh 917B: Đường tỉnh 917B có điểm đầu giao với Đường tỉnh 917C đến điểm cuối tại nút giao kết nối liên thông với đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. Giai đoạn 2021 – 2030: đầu tư xây dựng mới toàn tuyến đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe. Giai đoạn 2030 – 2050: nâng cấp, mở rộng toàn tuyến đạt quy mô mặt cắt ngang đường trục chính đô thị lộ giới 50m.

(3) Đường tỉnh 917C: Đường tỉnh 917C có điểm đầu từ Đường tỉnh 920 hiện hữu đến giao với Quốc lộ 91 và đoạn từ giao với Quốc lộ 91 đến giao với Đường tỉnh 923. Giai đoạn 2021 – 2030 đầu tư xây dựng mới đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe. Giai đoạn 2030 – 2050 nâng cấp, mở rộng toàn tuyến đạt quy mô mặt cắt ngang đường trục chính đô thị lộ giới 80m.

(4) Đường tỉnh 918: Đường tỉnh 918 hiện hữu đoạn từ giao với Quốc lộ 91 đến giao với Đường tỉnh 918B. Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030 đầu tư nâng cấp, mở rộng đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị lộ giới 42m.

(5) Đường tỉnh 918B: Đường tỉnh 918B có điểm đầu từ giao với đường Võ Văn Kiệt (đấu nối với đường Huỳnh Phan Hộ) nối dài đến giao với Đường tỉnh 923 và nối dài đến điểm cuối tại giáp ranh tỉnh Hậu Giang (dự kiến nối dài qua tỉnh Hậu Giang kết nối với Đường tỉnh 919). Giai đoạn 2021 – 2030 đầu tư xây dựng mới đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe. Giai đoạn 2030 – 2050 nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp II, 4-6 làn xe, các đoạn qua đô thị đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị có lộ giới 42m.

(6) Đường tỉnh 919: Toàn tuyến trên địa bàn thành phố Cần Thơ dài khoảng 37,3 km (điểm đầu tại giao với Quốc lộ 80 và điểm cuối tại giáp ranh tỉnh Hậu Giang): hiện trạng đạt quy mô đường cấp III, 2 làn xe. Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: nâng cấp, mở rộng toàn tuyến đạt quy mô đường cấp II, 4-6 làn xe, các đoạn qua đô thị đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị có lộ giới 42m.

(7) Đường tỉnh 920: Đường tỉnh 920 (đoạn từ giao với Quốc lộ 91 đến cầu Rạch Chôm, đến giao với đường Đặng Thanh Sử (tại nhà máy nhiệt điện Ô Môn), tuyến đi cặp theo ranh Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn và xây dựng mới công trình cầu bắc qua sông Ô Môn, tuyến đi cặp theo ven sông Hậu đến điểm cuối giao với Quốc lộ 91).

(8) Đường tỉnh 920B (đường Trần Kiết Tường): Đường tỉnh 920B hiện hữu (đi dọc theo sông Ô Môn từ giao với Quốc lộ 91 đến Ủy ban nhân dân phường Thới An): hiện trạng đạt quy mô đường cấp IV. Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị lộ giới 42m.

(9) Đường tỉnh 920C: Đường tỉnh 920C hiện hữu (từ giao với Quốc lộ 91 đến giao với Đường tỉnh 920 hiện hữu, tên gọi là đường Trương Văn Diễn): hiện trạng đạt quy mô đường cấp III, 2 làn xe. Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị lộ giới 42m.

(10) Đường tỉnh 920D: Đường tỉnh 920D có điểm đầu tại nút giao với Quốc lộ 91 và đường Đặng Thanh Sử, nối dài đến điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 91 và đường dẫn vào cầu Tân Lộc. Giai đoạn 2021 – 2030 đầu tư xây dựng mới đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe. Giai đoạn 2030 – 2050 nâng cấp mở rộng toàn tuyến đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị lộ giới 42m.

(11) Đường tỉnh 921: Đường 921 hiện hữu (đoạn từ tuyến tránh Thốt Nốt đến thị xã Cờ Đỏ): hiện trạng đạt quy mô đường đường cấp V. Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe, các đoạn qua đô thị đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị lộ giới 42m, dịch tuyến những đoạn sát kênh Thốt Nốt để tránh sạt lở.

(12) Đường tỉnh 921E: Đường tỉnh 921E có hướng tuyến song song với Đường tỉnh 921 hiện hữu và cách khoảng 1km – 4km, điểm đầu giao với Tuyến tránh Thốt Nốt nối dài đến giao với Đường tỉnh 919 tại thị xã Cờ Đỏ và điểm cuối giao với Đường tỉnh 916. Giai đoạn 2021-2030 đầu tư xây dựng mới toàn tuyến đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe. Giai đoạn sau năm 2030: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp II, 4-6 làn xe, các đoạn qua đô thị đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị lộ giới 42m.

(13) Đường tỉnh 922: Đường tỉnh 922 hiện hữu (đoạn từ giao với Quốc lộ 91 đến thị trấn Thới Lai): hiện trạng đạt quy mô đường cấp V. Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị lộ giới 42m.

(14) Đường tỉnh 922C: Đường tỉnh 922C (đoạn từ nút giao với Quốc lộ 91B, nối dài đến giao với tuyến tránh thị trấn Thới Lai và đi đến thị xã Cờ Đỏ): hiện trạng đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe. Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: nâng cấp mở rộng đạt quy mô đường cấp II, 4-6 làn xe, các đoạn qua đô thị đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị lộ giới 42m.

(15) Đường tỉnh 923: Đoạn từ giao với đường 3 tháng 2 đến thị trấn Phong Điền: hiện trạng đạt quy quy mô đường cấp IV-III, 2 làn xe. Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp II, 4-6 làn xe, các đoạn qua đô thị đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị lộ giới 42m, dịch tuyến những đoạn sát bờ sông để tránh sạt lở.

(16) Đường tỉnh 926: Điểm đầu giao với đường tỉnh 923 đến điểm cuối tại giáp ranh tỉnh Hậu Giang. Hiện trạng đạt quy mô đường cấp V. Giai đoạn 2021 – 2030 nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe và xây dựng mới cầu Tây Đô trên Đường tỉnh 926. Giai đoạn 2030 – 2050 nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp II, 4-6 làn xe, các đoạn qua đô thị đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị lộ giới 42m.

(17) Đường tỉnh 932: Điểm đầu giao với đường dẫn cầu Vàm Xáng đến điểm cuối tại giáp ranh tỉnh Hậu Giang. Hiện trạng đạt quy mô đường cấp V. Giai đoạn 2021 – 2030: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe. Giai đoạn 2030 – 2050: nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp II, 4-6 làn xe, các đoạn qua đô thị đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị lộ giới 42m.

Các tuyến giao thông đường huyện nâng cấp thành đường tỉnh:

(18) Đường tỉnh 916 (nâng cấp từ ĐH Kênh E): Điểm đầu tại giáp ranh tỉnh An Giang, đoạn đi qua huyện Vĩnh Thạnh trùng với tuyến đường Kênh E và xây dựng mới đoạn tuyến từ giao với Quốc lộ 80 nối dài đến điểm cuối giao với Đường tỉnh 919 tại huyện Cờ Đỏ.

(19) Đường tỉnh 919B (tuyến kênh Thầy Ký – Ranh Hạt – Tám Ngàn): Đây là tuyến trục dọc có lộ trình chạy men theo ranh TP. Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang, đảm bảo giao lưu giữa thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Hậu Giang. Điểm đầu tuyến tại giao QL.80 và kết thúc tại giao ĐT.926 tại tỉnh Hậu Giang. Giai đoạn sau năm 2030: đầu tư xây dựng toàn tuyến đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe, các đoạn qua đô thị đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị có lộ giới 42m.

(20) Đường tỉnh 921B (nâng cấp từ đường Thắng Lợi và đường Đê bao): Tuyến có điểm đầu giao với QL91, điểm cuối giáp ranh Kiên Giang, được nâng cấp từ đường kênh Thắng Lợi và Đường Đê bao. Giai đoạn sau năm 2030: đầu tư xây dựng toàn tuyến đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe, các đoạn qua đô thị đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị có lộ giới 42m.

(21) Đường tỉnh 921C (nâng cấp từ đường vào trung tâm xã Thạnh Thắng): Tuyến nối xã Thạnh Thắng, Thạnh An (huyện Vĩnh Thạnh-TP.Cần Thơ) với hai Tỉnh giáp ranh Kiên Giang và An Giang. Đoạn tuyến đi qua huyện Vĩnh Thạnh được nâng cấp từ đường vào trung tâm xã Thạnh Thắng. Giai đoạn sau năm 2030: đầu tư xây dựng toàn tuyến đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe, các đoạn qua đô thị đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị có lộ giới 42m.

(22) Đường tỉnh 921D: Tuyến có lộ trình chạy men theo kênh Thơm Rơm và kênh Lòng Ống. Điểm đầu giao đường nối QL91 – QL91B, điểm cuối giao với ĐT.919B. Giai đoạn sau năm 2030: đầu tư xây dựng toàn tuyến đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe, các đoạn qua đô thị đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị có lộ giới 42m.

(23) Đường tỉnh 922B: Tuyến được nâng cấp từ đường vào trung tâm xã Thới Hưng và đường huyện Đông Hiệp – Đông Bình, điểm đầu giao với QL91, điểm cuối giáp ranh Kiên Giang. Giai đoạn sau năm 2030: đầu tư xây dựng toàn tuyến đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe, các đoạn qua đô thị đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị có lộ giới 42m.

(24) Đường tỉnh 922D: Đây là tuyến trục ngang từ ĐT.922 tại thị trấn Thới Lai chạy dọc theo kênh Bà Đầm đến ranh tỉnh Kiên Giang nối tiếp vào đường Công Bình – Hòa Hưng – Hòa Lợi tỉnh Kiên Giang. Tuyến được nâng cấp từ đường huyện Thới Lai – Trường Xuân A.

(25) Đường tỉnh 922E: Đây là tuyến trục ngang nối ĐT.922 tại thị trấn Thới Lai chạy dọc theo kênh Thị Đội nối tiếp vào đường Thạnh Hưng-Thạnh Lộc tỉnh Kiên Giang. Tuyến được nâng cấp từ đường huyện Thới Lai – Đông Bình. Giai đoạn sau năm 2030: đầu tư xây dựng toàn tuyến đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe, các đoạn qua đô thị đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị có lộ giới 42m.

Bản đồ phương án quy hoạch hạ tầng giao thông TP Cần Thơ
Bản đồ phương án quy hoạch hạ tầng giao thông TP Cần Thơ

Đường vành đai thành phố, đường trục chính đô thị:

(1) Đường Vành đai phía Tây thành phố (Đường vành đai 1): Đoạn từ giao với đường Võ Nguyên Giáp tại cảng Cái Cui đến giao với QL61C tại nút giao IC4 của QL1. Hiện nay đang đầu tư xây dựng phần đường chính đạt quy mô đường cấp III, 2 làn xe.

(2) Đường Hẻm 91 (Đoạn từ giao với Quốc lộ 91 đến giao với Đường tỉnh 923): Đoạn từ giao với Quốc lộ 91 đến giao với Đường Võ Văn Kiệt: hiện trạng đạt quy mô mặt cắt ngang đường trục chính đô thị lộ giới 40m.

(3) Trục đường đô thị 1A (trùng với hướng tuyến đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau và đường sắt TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ): Hiện trạng là trục đường đô thị 1A đi qua Khu công nghiệp Hưng Phú 1 và Khu đô thị mới Nam Cần Thơ trên địa bàn quận Cái Răng. Giai đoạn năm 2021 – 2030 và sau năm 2030: đầu tư xây dựng trục đường đô thị 1A (từ bờ sông Hậu đến ranh tỉnh Hậu Giang) đạt quy mô mặt cắt ngang đường trục chính đô thị có lộ giới 105m, để xây dựng đường bộ cao tốc và đường sắt trong phạm vi giữa đường và xây dựng đường gom đô thị hai bên.

(4) Đường nối đường Võ Nguyên Giáp – đường Vành đai phía Tây – Đường tỉnh 925 (tỉnh Hậu Giang)Quy hoạch mới đường trục chính đô thị, điểm đầu giao với đường Võ Nguyên Giáp, nối dài đến giao với đường Vành đai phía Tây, điểm cuối giao với Đường tỉnh 925 ranh tỉnh Hậu Giang, phục vụ kết nối khu đô thị mới Nam Cần Thơ và khu đô thị quy hoạch mới dọc theo đường Vành đai phía Tây giáp ranh tỉnh Hậu Giang. Hiện trạng đã đầu tư xây dựng đoạn qua Khu đô thị mới Long Thịnh. Giai đoạn 2021- 2030 và sau năm 2030: đầu tư xây dựng toàn tuyến đạt quy mô mặt cắt ngang đường trục chính đô thị lộ giới 40m.

(5) Đường Trần Hoàng Na nối dàiQuy hoạch mới đường trục chính đô thị Trần Hoàng Na nối dài điểm đầu từ giao với Quốc lộ 91B đến điểm cuối giao với trục đường đô thị 1A.

(6) Đường nối Quốc lộ 80 đến Quốc lộ 61C (Đường vành đai 2): Là tuyến đường vành đai 2 của thành phố Cần Thơ, điểm đầu giao với Quốc lộ 80, nối dài đến giao với Đường tỉnh 923 (đoạn tuyến mới đi qua thị trấn Phong Điền), từ đó tuyến đi trùng với Đường tỉnh 923, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, cầu Vàm Xáng và đường dẫn cầu Vàm Xáng đến điểm cuối giao với Quốc lộ 61C. Giai đoạn 2021 – 2030 đầu tư xây dựng mới đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe. Giai đoạn 2030 – 2050 nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp II, 6 làn xe, các đoạn qua đô thị đạt quy mô mặt cắt ngang đường chính đô thị có lộ giới 42m.

(7) Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài (đoạn Mỹ Khánh – Phong Điền – Tân Thới): Đã xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác năm 2021 đối với 01 đơn nguyên bên trái đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe và đã giải phóng mặt bằng đạt quy mô mặt cắt ngang đường hoàn chỉnh theo quy hoạch có lộ giới 34m. Giai đoạn năm 2021-2030: đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng đạt quy mô mặt cắt ngang đường trục chính đô thị lộ giới 34m.

(8) Đường Phạm Hùng: Đoạn từ cầu Cái Răng đến nút giao IC4 có hiện trạng đạt quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II, 4 làn xe. Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: đầu tư nâng cấp mở rộng toàn tuyến và xây dựng thêm 01 đơn nguyên cầu Cái Răng đạt quy mô mặt cắt ngang đường trục chính đô thị lộ giới 40m.

(9) Đường Võ Nguyên Giáp: Đoạn từ cầu Quang Trung đến nút giao IC3 có hiện trạng đạt quy mô lộ giới 56m; Đoạn từ nút giao IC3 đến ranh thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang quy hoạch theo định hướng quy hoạch Quốc lộ 91B.

Hệ thống đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường giao thông nông thôn còn lại thực hiện theo quy hoạch phân khu các quận, quy hoạch xây dựng vùng các huyện và liên huyện.

Các nút giao thông khác mức trọng điểm quy hoạch đầu tư giai đoạn năm 2021 – 2030 và sau 2030:

Kết nối liên thông với đường cao tốc:

(1) Nút giao giữa Cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi và Tuyến Quốc lộ 91 tránh Long Xuyên: giai đoạn năm 2021 – 2030, xây dựng nút giao khác mức liên thông dạng hoa thị, diện tích quy hoạch xây dựng nút giao khoảng 10ha.

(2) Nút giao giữa Cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi và Đường tỉnh 919.

(3) Nút giao giữa Cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi và Đường Vành đai phía Tây (QL91 – Lộ Tẻ – Rạch Sỏi – QL80).

(4) Nút giao giữa Cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi và Đường nối Quốc lộ 80 đến Quốc lộ 61C (Đường vành đai 2).

(5) Nút giao giữa Cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi và Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng.

(6) Nút giao giữa Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và Đường tỉnh 921E.

(7) Nút giao giữa Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và Tuyến Sa Đéc (Đồng Tháp) – Ô Môn (Cần Thơ) – Giồng Riềng (Kiên Giang).

(8) Nút giao giữa Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và Đường tỉnh 917B.

(9) Nút giao giữa Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau và Đường vành đai phía Tây thành phố (đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến Quốc lộ 61C), nút IC2: giai đoạn năm 2021 – 2030, xây dựng nút giao khác mức liên thông dạng hoa thị, diện tích quy hoạch xây dựng nút giao khoảng 10ha.

Kết nối liên thông với các quốc lộ, đường tỉnh, đường vành đai, đường trục chính đô thị …:

(1) 05 nút giao trọng điểm trên địa bàn quận Ninh Kiều: Nút giao giữa đường Mậu Thân – đường 3 tháng 2; Nút giao giữa đường Nguyễn Văn Linh – 3 tháng 2; Nút giao giữa đường Nguyễn Văn Linh – 30 tháng 4; Nút giao giữa đường Nguyễn Văn Linh – đường Nguyễn Văn Cừ; Nút giao giữa đường Mậu Thân – Nguyễn Văn Cừ – Võ Văn Kiệt.

(2) Nút giao IC3 của Quốc lộ 1 giao với đường Võ Nguyên Giáp.

(3) Nút giao IC4 của Quốc lộ 1.

(4) Nút giao giữa đường Vành đai phía Tây và Quốc lộ 61C.

(5) Nút giao giữa đường Vành đai phía Tây và đường Nguyễn Văn Cừ nối dài.

(6) Nút giao giữa đường Vành đai phía Tây và Đường tỉnh 918B.

(7) Nút giao giữa đường Vành đai phía Tây và Đường tỉnh 917C.

(8) Nút giao giữa đường Vành đai phía Tây và Đường tỉnh 917B.

(9) Nút giao giữa đường Vành đai phía Tây và Tuyến Sa Đéc (Đồng Tháp) – Ô Môn (Cần Thơ) – Giồng Riềng (Kiên Giang).

(10) Nút giao giữa Tuyến Sa Đéc (Đồng Tháp) – Ô Môn (Cần Thơ) – Giồng Riềng (Kiên Giang) và Đường tỉnh 920D.

(11) Nút giao giữa đường Hẻm 91 và đường Võ Văn Kiệt.

(12) Nút giao giữa đường Hẻm 91 và Quốc lộ 91B.

(13) Nút giao giữa đường Hẻm 91 và đường Vành đai phía Tây.

(14) Nút giao giữa Đường tỉnh 918B và Quốc lộ 91B.

(15) Nút giao giữa Đường tỉnh 918B và Đường tỉnh 923.

(16) Nút giao giữa Đường tỉnh 918B và Đường nối Quốc lộ 80 đến Quốc lộ 61C (Đường vành đai 2).

(17) Nút giao giữa Đường tỉnh 917B và Quốc lộ 91B.

(18) Nút giao giữa Đường nối Quốc lộ 80 đến Quốc lộ 61C (Đường vành đai 2) và Quốc lộ 61C.

(19) Nút giao giữa Đường vành đai 2 và Đường tỉnh 917B.

(20) Nút giao giữa Đường vành đai 2 và Tuyến Đồng Tháp – Cần Thơ – Kiên Giang.

(21) Các nút giao còn lại: tùy theo lưu lượng giao thông sẽ định hướng thực hiện theo quy hoạch phân khu các quận, quy hoạch xây dựng vùng các huyện và liên huyện.

Công trình cầu, hầm trọng điểm quy hoạch đầu tư giai đoạn năm 2021 – 2030 và sau 2030:

(1) Cầu Ô Môn: bắc qua sông Hậu kết nối Tuyến Sa Đéc (Đồng Tháp) – Ô Môn (Cần Thơ) – Giồng Riềng (Kiên Giang), quy mô vĩnh cửu, 4-6 làn xe, tải trọng thiết kế HL93.

(2) Cầu Cần Thơ 2: bắc qua sông Hậu kết nối đường bộ cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ và đường bộ cao tốc Cần Thơ – Cà Mau), quy mô vĩnh cửu, 6 làn xe, tải trọng thiết kế HL93.

(3) Cầu đường sắt TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ: bắc qua sông Hậu kết nối đường sắt TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ theo quy hoạch đường sắt quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn sau năm 2030 xây dựng công trình cầu đường sắt quy mô vĩnh cửu, đường đôi, khổ 1435mm.

(4) Cầu hoặc hầm Xóm Chài: kết nối từ đường Nguyễn An Ninh quận Ninh Kiều, bắc qua sông Cần Thơ, kết nối đến khu vực Xóm Chài quận Cái Răng), quy mô vĩnh cửu, 4-6 làn xe, tải trọng thiết kế HL93.

(5) Cầu kết nối cồn Cái Khế quận Ninh Kiều và cồn Ấu quận Cái Răng: kết nối từ đường dọc công viên sông Hậu, bắc qua sông Cần Thơ kết nối đến Cồn Ấu, quy mô vĩnh cữu, 4-6 làn xe, tải trọng thiết kế HL93.

(6) Cầu kết nối đường Trần Phú và Cồn Khương, quận Ninh Kiều: kết nối từ đường Trần Phú tại bến phà Cần Thơ cũ, bắc qua rạch Khai Luông, kết nối đến Cồn Khương, quy mô vĩnh cữu, 4-6 làn xe, tải trọng thiết kế HL93.

(7) Cầu hoặc hầm vượt sông kết nối từ đường Mậu Thân (cặp bên chợ Xuân Khánh) quận Ninh Kiều, bắc qua sông Cần Thơ, kết nối đến Khu đô thị mới Nam Cần Thơ quận Cái Răng, quy mô vĩnh cữu, 6 làn xe, tải trọng thiết kế HL93.

(8) Cầu nối từ đường Cách Mạng Tháng Tám đến Cồn Khương, quận Bình Thủy: kết nối từ đường Cách Mạng Tháng Tám, bắc qua rạch Khai Luông kết nối đến khu đô thị mới Cồn Khương thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, quy mô vĩnh cữu, 4-6 làn xe, tải trọng thiết kế HL93.

(9) Cầu qua cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt: kết nối từ Quốc lộ 91, bắc qua sông Hậu kết nối đến cù lao Tân Lộc thuộc phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, quy mô vĩnh cữu, 4-6 làn xe, tải trọng thiết kế HL93.

(10) Cầu Cái Răng đơn nguyên 2: kết nối Quốc lộ 1 (đường Phạm Hùng) quận Cái Răng, bắc qua sông Cần Thơ kết nối với Đường 3/2 và Đường 30/4, phục vụ kết nối dãi trung tâm đô thị mới, thương mại, dịch vụ Cái Răng với trung tâm đô thị hiện hữu quận Ninh Kiều, xây dựng thêm 01 đơn nguyên công trình cầu cầu Cái Răng để khai thác đồng bộ với phần đường theo lộ giới quy hoạch, quy mô vĩnh cữu, đạt 02 đơn nguyên 6 làn xe, tải trọng thiết kế HL93.

(11) Cầu Hưng Lợi đơn nguyên 2: bắc qua sông Cần Thơ, kết nối đường Nguyễn Văn Linh – quốc lộ 91B, xây dựng thêm 01 đơn nguyên công trình cầu cặp bên cầu Hưng Lợi hiện hữu để khai thác đồng bộ với phần đường theo lộ giới quy hoạch, quy mô vĩnh cữu, đạt 02 đơn nguyên 6 làn xe, tải trọng thiết kế HL93.

(12) Cầu Trần Hoàng Na đơn nguyên 2: bắc qua sông Cần Thơ, kết nối đường Trần Hoàng Na nối dài, xây dựng thêm 01 đơn nguyên công trình cầu để khai thác đồng bộ với phần đường theo lộ giới quy hoạch, quy mô vĩnh cữu, đạt 02 đơn nguyên 6 làn xe, tải trọng thiết kế HL93.

(13) Cầu Ba Láng đơn nguyên 2: bắc qua sông Cần Thơ, kết nối đường Vành đai phía tây và quốc lộ 61C, xây dựng thêm 01 đơn nguyên công trình cầu để khai thác đồng bộ với phần đường theo lộ giới quy hoạch, quy mô vĩnh cữu, đạt 02 đơn nguyên 4-6 làn xe, tải trọng thiết kế HL93.

(14) Các công trình cầu, hầm chui còn lại: tùy theo lưu lượng giao thông sẽ sẽ định hướng thực hiện theo quy hoạch phân khu các quận, quy hoạch xây dựng vùng các huyện và liên huyện.

Quy hoạch các tuyến giao thông đường thủy nội địa TP.Cần Thơ

Các tuyến do Trung ương quản lý:

Cập nhật theo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 có định hướng quy hoạch các tuyến đường thủy nội địa quốc gia qua địa bàn thành phố Cần Thơ như sau:

(1) Sông Hậu: đoạn đi qua địa bàn TP. Cần Thơ dài khoảng 55 km, điểm đầu tại ranh tỉnh Hậu Giang, điểm cuối tại ranh tỉnh An Giang. Quy hoạch đạt cấp Đặc biệt đường thủy nội địa.

(2) Sông Cần Thơ (rạch Cần Thơ): dài khoảng 16 km, điểm đầu tại ngã 3 sông Hậu (quận Ninh Kiều), điểm cuối tại ngã 3 kênh Xà No (huyện Phong Điền). Quy hoạch đạt cấp III đường thủy nội địa.

(3) Kênh Xà No: đoạn đi qua địa bàn TP. Cần Thơ dài khoảng 5,3 km, điểm đầu tại ranh tỉnh Hậu Giang, điểm cuối tại ngã 3 sông Cần Thơ. Quy hoạch đạt cấp III đường thủy nội địa.

(4) Kênh Cái Sắn (kênh Rạch Sỏi Hậu Giang): đoạn đi qua địa bàn TP. Cần Thơ dài khoảng 29 km, điểm đầu tại ranh tỉnh Kiên Giang, điểm cuối tại ngã 3 sông Hậu. Quy hoạch đạt cấp III đường thủy nội địa.

(5) Sông Ô Môn (rạch Ô Môn): dài khoảng 15,2 km, điểm đầu tại ngã 3 kênh Thị Đội (huyện Thới Lai), điểm cuối tại ngã 3 sông Hậu (quận Ô Môn). Quy hoạch đạt cấp III đường thủy nội địa.

(6) Kênh Thị Đội – Ô Môn: dài khoảng 14,4 km, điểm đầu tại ranh tỉnh Kiên Giang, điểm cuối tại ngã 3 sông Ô Môn (huyện Thới Lai). Quy hoạch đạt cấp III đường thủy nội địa.

Các tuyến do thành phố quản lý:

(1) Sông Ba Láng: dài khoảng 3,0 km, điểm đầu tại sông Cần Thơ (Vàm Ba Láng), điểm cuối tại kênh Trầu Hôi (quận Cái Răng). Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: quy hoạch đạt cấp IV đường thủy nội địa.

(2) Rạch Phong Điền (sông Cần Thơ): dài khoảng 6,0 km, điểm đầu từ ngã ba Vàm Xáng, điểm cuối tại rạch Cầu Nhiếm. Quy hoạch đạt cấp IV đường thủy nội địa.

(3) Rạch Cầu Nhiếm: dài khoảng 14,2 km, điểm đầu tại ngã 3 rạch Cầu Nhiếm (huyện Phong Điền), điểm cuối tại thị trấn Thới Lai. Quy hoạch đạt cấp V đường thủy nội địa.

(4) Sông Trà Nóc: dài khoảng 9,0 km, điểm đầu tại sông Hậu (quận Bình Thủy), điểm cuối tại sông Cần Thơ (quận Ô Môn). Quy hoạch đạt cấp V đường thủy nội địa.

(5) Kênh Thốt Nốt: dài khoảng 28,0 km, điểm đầu tại sông Hậu (quận Thốt Nốt), điểm cuối tại kênh ranh Hạt Kiên Giang. Quy hoạch đạt cấp III đường thủy nội địa.

(6) Kênh Xáng Ô Môn (kênh Bà Đầm): dài khoảng 14,5 km, điểm đầu tại rạch Ô Môn (huyện Thới Lai), điểm cuối tại kênh ranh Hạt Kiên Giang. Quy hoạch đạt cấp V đường thủy nội địa.

(7) Kênh KH8: dài khoảng 22,6 km, điểm đầu tại sông Cần Thơ, điểm cuối tại ranh tỉnh Kiên Giang. Quy hoạch đạt cấp VI đường thủy nội địa.

(8) Kênh Bốn Tổng: dài khoảng 15,3km, điểm đầu tại kênh Cái Sắn, điểm cuối tại kênh Thốt Nốt. Quy hoạch đạt cấp VI đường thủy nội địa.

(9) Kênh Đứng: dài khoảng 14,5km, điểm đầu tại sông Ô Môn, điểm cuối tại kênh Thốt Nốt. Quy hoạch đạt cấp V đường thủy nội địa.

Các tuyến do quận, huyện quản lý:

Các tuyến đường thủy nội địa do các quận, huyện quản lý thực hiện theo quy hoạch phân khu các quận, quy hoạch xây dựng vùng các huyện và liên huyện.

Quy hoạch hệ thống cảng thủy nội địa chính

Hệ thống cảng thủy nội địa hàng hóa chính:

(1) Cụm cảng thủy nội địa hàng hóa trên sông Hậu. Vị trí trên địa bàn các quận: Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt.

(2) Cụm cảng thủy nội địa hàng hóa trên Kênh Xà No. Vị trí trên địa bàn huyện Phong Điền.

(3) Cụm cảng thủy nội địa hàng hóa trên Kênh Cái Sắn (kênh Rạch Sỏi Hậu Giang. Vị trí trên địa bàn quận Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh.

(4) Cụm cảng thủy nội địa hàng hóa trên Sông Ô Môn (rạch Ô Môn). Vị trí trên địa bàn quận Ô Môn, huyện Thới Lai.

(5) Cụm cảng thủy nội địa hàng hóa trên Kênh Thị Đội – Ô Môn. Vị trí trên địa bàn huyện Thới Lai.

(6) Cụm cảng thủy nội địa hàng hóa trên Kênh Thốt Nốt. Vị trí trên địa bàn quận Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ.

Hệ thống cảng thủy nội địa hành khách chính:

(1) Cảng thủy nội địa hành khách trên sông Hậu, tại vị trí cuối đường Mai Chí Thọ, Khu đô thị 586, quận Cái Răng. Quy mô tiếp nhận tàu khách từ 120 ghế trở lên và các tàu cao tốc từ bờ ra đảo.

(2) Cảng thủy nội địa hành khách trên sông Hậu, tại vị trí cuối trục đường 2B, Khu công nghiệp Hưng Phú 1, quận Cái Răng. Quy mô tiếp nhận tàu khách từ 120 ghế trở lên.

(3) Cảng thủy nội địa hành khách trên sông Hậu, tại vị trí điểm đầu đường Nguyễn Văn Cừ, Khu đô thị mới Cồn Khương, quận Ninh Kiều. Quy mô tiếp nhận tàu khách từ 120 ghế trở lên.

(4) Cảng thủy nội địa hành khách trên sông Hậu, tại khu đô thị du lịch, sinh thái ven sông Hậu, quận Ô Môn. Quy mô tiếp nhận tàu khách từ 120 ghế trở lên, tàu cao tốc, du thuyền.

Bến thủy nội địa

Các cảng và bến thủy nội địa còn lại thực hiện theo quy hoạch phân khu các quận, quy hoạch xây dựng vùng các huyện và liên huyện.

Phương án quy hoạch giao thông đường sắt TP Cần Thơ

Cập nhật theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021.

Hướng tuyến: Tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ thuộc phường Tân Phú và phường Phú Thứ, quận Cái Răng dài khoảng 7,69km, hướng tuyến trùng với hướng tuyến Trục đường đô thị 1A và đường bộ cao tốc Cần Thơ – Cà Mau (vị trí nằm giữa Trục đường đô thị 1A và song song gần kề bên phải đường bộ cao tốc Cần Thơ – Cà Mau), xây dựng cầu đường sắt bắc qua sông Hậu và cầu cạn đi trên cao vượt qua khu đô thị mới Nam Cần Thơ, tiếp theo tuyến hạ dần độ cao đi trên mặt đất và kết nối vào nhà ga Cần Thơ.

Nhà ga Cần Thơ: Nhà ga Cần Thơ nằm trên địa bàn phường Phú Thứ, quận Cái Răng, vị trí nhà ga được bố trí song song tiếp giáp phía Bắc đường Vành đai phía Tây thành phố (đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến nút giao IC4 của Quốc lộ) và cách nút giao IC2 của đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau khoảng 2,2km. Diện tích nhà ga khoảng 27,5ha. Chức năng là nhà ga cuối hành khách, hàng hóa của tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ.

Phương án phát triển kết cấu hạ tầng cảng hàng không

Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ

Cập nhật theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Tờ trình số 4528/TTr-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2023) có định hướng quy hoạch Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ như sau:

– Giai đoạn năm 2021 – 2030: xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay và xây dựng các công trình thiết yếu của Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ hiện hữu diện tích khoảng 388,9ha, công suất dự kiến 7 triệu hành khách/năm.

– Giai đoạn sau năm 2030: xây dựng mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ đạt tổng diện tích quy hoạch khoảng 728,9ha, xây dựng mới thêm 01 khu hàng không dân dụng và 01 đường cất hạ cánh, công suất dự kiến 12 triệu hành khách/năm (phạm vi quy hoạch mở rộng cảng hàng không về phía Nam của cảng hàng không hiện hữu, có đường cất hạ cánh mới song song và so le với đường cất hạ cánh hiện hữu về phía Tây Nam).

Trung tâm logistics chuyên dụng hàng không

Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: đầu tư xây dựng Trung tâm logistics chuyên dụng hàng không kết nối với Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, quy mô diện tích khoảng 50ha – 100ha, tại vị trí giáp ranh phạm vi quy hoạch mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ về phía Nam.

Phương án quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng bến xe trên địa bàn TP Cần Thơ

(1) Bến xe tại số 36 đường Nguyễn Văn Linh: hiện trạng có quy mô diện tích khoảng 1,2ha, đã di dời công năng bến xe khách về hoạt động tại Bến xe khách Nam Cần Thơ. Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: giữ nguyên quy mô diện tích khoảng 1,2ha và chuyển đổi công năng thành bãi đỗ xe công cộng kết hợp điểm đầu – cuối xe buýt.

(2) Bến xe khách Nam Cần Thơ: hiện trạng đã xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác với quy mô diện tích khoảng 9,5ha, đạt tiêu chuẩn bến xe khách loại 1. Giai đoạn 2021 – 2030 và sau năm 2030: giữ nguyên quy hoạch theo hiện trạng đã đầu tư xây dựng hoàn thành với quy mô diện tích khoảng 9,5ha, đạt tiêu chuẩn bến xe khách loại 1. Phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh khu vực phía Đông Nam thành phố Cần Thơ. Vị trí tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, gần nút giao giữa đường dẫn cầu Cần Thơ và đường dẫn cầu Trần Hoàng Na.

(3) Bến xe khách Ô Môn: giai đoạn 2021 – 2030 đầu tư xây dựng với quy mô diện tích khoảng 0,58ha, đạt tiêu chuẩn bến xe khách loại 4. Giai đoạn sau năm 2030: giữ nguyên quy hoạch theo hiện trạng đã đầu tư xây dựng hoàn thành. Phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh khu vực quận Ô Môn và huyện Thới Lai. Vị trí tại khu vực 15, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn kết nối trực tiếp với Quốc lộ 91 cách trung tâm quận Ô Môn khoảng 2-3km.

(4) Bến xe khách Cờ Đỏ: giai đoạn 2021 – 2030 đầu tư xây dựng với quy mô diện tích khoảng 0,61ha, đạt tiêu chuẩn bến xe khách loại 4. Giai đoạn sau năm 2030: giữ nguyên quy hoạch theo hiện trạng đã đầu tư xây dựng hoàn thành. Phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh khu vực các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh. Vị trí tại gần cầu Đường Tắt, thị xã Cờ Đỏ bên phải hướng đi tỉnh Hậu Giang kết nối với đường Hà Huy Giáp cách bệnh viện Quân Dân Y thành phố Cần Thơ khoảng 400- 500m.

(5) Bến xe khách phía Tây thành phố Cần Thơ: giai đoạn 2021 – 2030 đầu tư xây dựng với quy mô diện tích khoảng 10ha, đạt tiêu chuẩn bến xe khách loại 1. Phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh khu vực phía Tây Bắc thành phố Cần Thơ và dãi đô thị – công nghiệp Vĩnh Thạnh. Vị trí tiếp giáp với Tuyến quốc lộ 91 tránh Long Xuyên về phía Bắc và nằm bên trái Tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi theo hướng đi TP. Hồ Chí Minh (gần vị trí nút giao giữa Tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi và Tuyến quốc lộ 91 tránh Long Xuyên).

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đến 04/2024
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đến 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây