Trang chủ QH giao thông Quy hoạch giao thông tỉnh Quảng Bình đến năm 2030

Quy hoạch giao thông tỉnh Quảng Bình đến năm 2030

244
0

Quy hoạch phát triển giao thông tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm: đường bộ , đường thủy, đường sắt, cảng biển, đường không.

Quảng Bình có một số lợi thế về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vị trí đắc địa tại nút giao cắt của hành lang đường sắt và quốc lộ Bắc – Nam. Tỉnh cũng có sân bay Đồng Hới, 4 bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam (bao gồm cảng Hòn La, cảng Gianh, cảng xăng dầu Sông Gianh và cảng Thắng Lợi) và một mạng lưới đường bộ quy mô lớn.


Sơ đồ các mới liên kết vùng tỉnh Quảng Bình
Sơ đồ các mới liên kết vùng tỉnh Quảng Bình

Hiện trạng giao thông tỉnh Quảng Bình

Mạng lưới đường bộ

Vận tải đường bộ là hình thức vận tải chiếm ưu thế, chiếm 93,5% số lượt hành khách và 98,1% khối lượng hàng hóa vận chuyển. Đây cũng là hình thức vận tải có tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định trong giai đoạn 2010-2020.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện có khoảng 12.188 km đường bộ. Hệ thống Quốc lộ có 9 tuyến với tổng chiều dài 908km, hệ thống đường tỉnh gồm 21 tuyến với chiều dài 370 km, số lượng còn lại là đường đô thị (542 km), đường huyện (767 km), đường giao thông nông thôn (khoảng 9.546 km), đường chuyên dùng (54,2 km). Hiện trạng cụ thể các loại đường như sau:

– Hiện trạng hệ thống quốc lộ:


Hệ thống Quốc lộ trên địa bàn tỉnh có 09 tuyến với tổng chiều dài 908km, gồm: Quốc lộ 1 (dài 174,5 km), Quốc lộ 15 (dài 62,8 km) và đường Hồ Chí Minh (gồm 2 nhánh Đông (dài 200,4 km) và Tây (dài 161,8 km) chạy dọc theo suốt chiều dài của tỉnh; Quốc lộ 9B (dài 67 km) và Quốc lộ 12A (dài 114,2 km) nối Quốc lộ 1 – đường Hồ Chí Minh với Biên giới Việt – Lào qua các cửa khẩu Chút Mút và cửa khẩu Quốc tế Cha Lo; Quốc lộ 12C (dài 44,2 km) nối cảng Vũng Áng – Quốc lộ 12A; Quốc lộ 9C (dài 41,1 km) và Quốc lộ 9E (dài 42 km) nối Quốc lộ 1 với đường Hồ Chí Minh.

– Hiện trạng hệ thống đường tỉnh:

Hệ thống đường tỉnh gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 370,2km, phần lớn là các trục đường ngang Đông – Tây nối Quốc lộ 1A – đường Hồ Chí Minh với Biên giới Việt – Lào.


– Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn: Đối với hệ thống đường địa phương, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã quan tâm đầu tư một số dự án lớn quan trọng có tác động liên vùng, khu vực, có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển KT-XH của tỉnh; tuy nhiên, do điều kiện ngân sách địa phương đang còn hạn hẹp nên việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vẫn chưa được hoàn thiện, đồng bộ và hiện đại.

Hệ thống giao thông đô thị, nội thị và các vùng trọng điểm chưa đáp ứng được yêu cầu, mới chỉ ưu tiên đầu tư các tuyến đường lớn, khu vực trung tâm; giao thông ở một số vùng chưa đảm bảo thông suốt, bị chia cắt trong mùa mưa, nhất là ở các khu vực thường xuyên bị ngập lụt và khu vực miền núi… phần nào đã hạn chế việc phát triển KT-XH của tỉnh.

– Hiện trạng hệ thống bến xe: trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện có 8 bến xe trong đó có 6 bến xe loại IV (Quy Đạt, Đồng Lê, Tiến Hóa, Ba Đồn, Đồng Hới, Nam Lý) và 2 bến xe loại VI (Hoàn Lão, Lệ Thủy) với công suất khai thác từ 108 chuyến/ngày (bến xe Tiến Hóa, Lệ Thủy) đến 396 chuyến/ngày (bến xe Ba Đồn).


Mạng lưới đường sắt

Mạng lưới đường sắt chủ yếu được sử dụng cho vận tải hành khách, có xu hướng giảm xuống giai đoạn vừa qua. Thời gian đi từ Hà Nội đến Quảng Bình mất khoảng 10 giờ đồng hồ, từ thành phố Hồ Chí Minh khoảng 23 giờ đồng hồ. Các tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bao gồm:

– Tuyến đường sắt Bắc – Nam:

+ Tuyến đường sắt Bắc-Nam đi qua địa phận tỉnh Quảng Bình có chiều dài 174,5 km (từ Km 405+00 – Km 579+500) qua địa bàn 42 xã, phường, thị trấn thuộc 06 huyện, thị xã và thành phố (Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Ba Đồn và Đồng Hới) với 19 ga được khôi phục và nối liền thông xe, khai thác chạy tàu từ tháng 12/1976 với khổ đường 1.000 mm. Đây là tuyến đường sắt có bình diện phức tạp nhiều đường cong bán kính nhỏ trái chiều, gần 2/3 tuyến đường đi qua các vùng rừng núi đèo dốc nguy hiểm.

+ Hệ thống các đường ngang và lối đi tự mở qua đường sắt: Hiện có 75 đường ngang hợp pháp (trong đó có 28 đường ngang có gác, 26 đường ngang có tín hiệu cảnh báo tự động, 21 đường ngang phòng vệ bằng biển báo), toàn bộ 75 đường ngang hợp pháp trên địa bàn tỉnh đều được xây dựng, sửa chữa đảm bảo êm thuận và lắp đặt hệ thống báo hiệu theo quy định; 187 lối đi tự mở ngang qua đường sắt.

– Tuyến đường sắt Vũng Áng – Mụ Giạ – Thà Khẹc – Viêng Chăn:

Tuyến đường sắt này đã được xúc tiến từ thời Pháp thuộc với mục tiêu tạo ra một kết nối ngang từ Lào ra biển. Hiện nay, KOICA đã tài trợ nghiên cứu báo cáo khả thi dự án dài 555km từ Viêng Chăn (Lào) đến Vũng Áng với đề xuất giai đoạn 1 đầu tư đoạn Thà Khẹc – Mụ Giạ – Vũng Áng dài 242km, trong đó đoạn qua Việt Nam từ Mụ Giạ đến Vũng Áng dài 103km, đã nghiên cứu dự án khả thi, chưa thực hiện đầu tư.

– Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam:

Tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam đã hoàn thành lập Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi, hiện đang được Hội đồng thẩm định Nhà nước tổ chức thẩm định.

Hệ thống cảng biển

Hệ thống cảng biển gồm có 02 khu bến: Hòn La, Sông Gianh với các tuyến vận tải biển quốc tế và nội địa, cụ thể:

– Khu bến Hòn La: Hiện tại, UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng cảng Hòn La tại Quyết định số 3671/QĐ-UBND ngày 16/11/2016 và phê duyệt điều chỉnh cục bộ tại Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 03/01/2020; diện tích quy hoạch 194,37 ha; nội dung quy hoạch phân khu phù hợp với quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Trung Trung bộ (nhóm 3) đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 2369/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016. Khu bến Hòn La bao gồm:

  • Bến cảng Hòn La: là cảng tổng hợp, cầu cảng dài 215m, trọng tải tiếp nhận tàu đến 20.000 DWT. Hiện đơn vị chủ quản là Công ty Cổ phần Cảng dịch vụ Dầu khí Quảng Bình đang thực hiện thủ tục kiểm định theo hướng dẫn của Bộ GTVT về khai thác tàu có trọng tải lớn hơn thiết kế để trình Cục Hàng hải Việt Nam cho phép tiếp nhận tàu 29.000 DWT (giảm tải).
  • Khu chuyển tải Hòn La: do Công ty Cổ phần Cảng dịch vụ Dầu khí Quảng Bình đầu tư, khai thác để kết nối các phương thức vận tải với cảng biển, được Cục Hàng hải Việt Nam công bố tại Quyết định số 93/QĐ-CHHVN ngày 04/02/2016, trọng tải tiếp nhận tàu đến 40.000 DWT.
  • Bến nhà máy nhiệt điện than Quảng Trạch: là bến chuyên dùng, được Bộ GTVT chấp thuận điều chỉnh vị trí từ Hòn La về Mũi Độc tại văn bản số 3542/BGTVT-KHĐT ngày 04/4/2017; quy mô gồm 02 cầu cảng, chiều dài 300m/cầu cảng, trọng tải tiếp nhận tàu đến 100.000 DWT. Hiện nay nhà đầu tư đang triển khai đầu tư xây dựng.
  • Bến cảng xăng dầu DKC Hòn La: được Bộ GTVT bổ sung quy hoạch tại văn bản số 3501/BGTVT-KCHT ngày 04/4/2017; Cục Hàng hải Việt Nam thỏa thuận vị trí tại văn bản số 2639/CHHVN-KHĐT ngày 30/6/2017, trong đó kết cấu dạng bến phao, trọng tải tiếp nhận tàu đến 10.000 DWT. Nhà đầu tư đang triển khai.
  • Về việc phát triển 02 bến tổng hợp cho tàu từ 20.000 DWT – 50.000 DWT giai đoạn 2020 và 01 bến cho tàu đến 50.000 DWT giai đoạn 2030: chưa triển khai.
  • Bến xi măng, hàng rời: chưa triển khai.
  • Bến xăng dầu Petro Lào: chưa triển khai.

– Khu bến Sông Gianh gồm các khu:

  • Bến Cảng Gianh: là cảng tổng hợp, cầu cảng dài 68m, trọng tải tiếp nhận tàu đến 1.000 DWT. Hiện nay đơn vị chủ quản là Công ty Cổ phần Cảng Quảng Bình đang thực hiện các thủ tục kiểm định theo hướng dẫn của Bộ GTVT để tiếp nhận tàu 2.000 DWT (giảm tải).
  • Bến cảng Thắng Lợi: là cảng tổng hợp do Công ty TNHH XDTH Thắng Lợi đầu tư, khai thác, bao gồm 02 cầu cảng: (1) Cầu cảng dài 120m chuyên dùng đóng, sửa chữa tàu thuyền, trọng tải tiếp nhận tàu 1.000 đến 2.000 tấn, và (2) Cầu cảng dài 145m, trọng tải tiếp nhận tàu từ 3.000 DWT – 5.000 DWT.
  • Khu chuyển tải Cửa Gianh: Do Công ty TNHH XDTH Thắng Lợi đầu tư, khai thác để kết nối các phương thức vận tải đường thủy nội địa Sông Gianh với cảng biển; được Cục Hàng hải Việt Nam công bố tại Quyết định số 74/QĐ-CHHVN ngày 29/01/2016, trọng tải tiếp nhận tàu đến 50.000 DWT.
  • Bến cảng Xăng dầu Sông Gianh: là cảng chuyên dùng tiếp nhận tàu chở Xăng dầu của Công ty Xăng dầu Quảng Bình; cầu cảng dài 94m, trọng tải tiếp nhận tàu đến 1.2000 DWT.

– Hạ tầng hàng hải công cộng:

  • Tuyến luồng hàng hải Hòn La được công bố đưa vào sử dụng năm 2008. Thông số của luồng như sau: Chiều dài 3,2 km; chiều rộng 100m; cao độ đáy – 8,2m (Hải đồ). Việc tuyến luồng Hàng hải Hòn La chưa được đầu tư nâng cấp đồng bộ với quy hoạch các bến cảng khu vực Hòn La (cho cỡ tàu từ 30.000 – 70.000 DWT)  đã ảnh hưởng đến kế hoạch nâng cấp Cảng và hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp cảng Hòn La; ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số cạnh tranh của tỉnh Quảng Bình trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
  • Tuyến luồng hàng hải Cửa Gianh nâng cấp đã được Cục Hàng hải Việt Nam công bố đưa vào sử dụng năm 2019. Thông số của luồng như sau: Chiều dài 4,9 km; chiều rộng 70m; cao độ đáy – 4,8m (Hải đồ). Do đây là khu vực biển hở, luồng bãi ngang nên thường xuyên bị bồi lắng.
  • Hệ thống đê chắn cát luồng Cửa Gianh: Dự kiến sẽ thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 với quy mô bao gồm đê chắn cát phía Bắc dài 1.100m, đê chắn cát phía Nam dài 800m.

Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Quảng Bình có hệ thống sông, suối dài 1.241 km. Đặc điểm sông ngòi Quảng Bình đều chảy theo Tây – Đông, không nối thành mạng liên hoàn mà từng hệ thống ngang riêng rẽ gồm 5 hệ thống sông chính.

Hiện nay tỉnh đang quản lý khai thác giao thông vận tải 230 km. Trong đó, có 3 tuyến đường thủy nội địa quốc gia với tổng chiều dài 121 km; 9 tuyến đường thủy nội địa địa phương với tổng chiều dài 109 km.

– 03 tuyến đường thủy nội địa quốc gia gồm:

  • Sông Gianh: gồm 2 đoạn với chiều dài 63km, cho phép tàu lớn nhất 2.000T có thể đi lại được ở đoạn 29,5km hạ nguồn và tàu đến 300 tấn qua lại được ở đoạn phía thượng nguồn.
  • Sông Son (từ ngã ba Văn Phú đến Hang Tối Km7-Km42): dài 36 km, đạt tiêu chuẩn sông cấp 3, cho phép tàu 300 tấn qua lại.
  • Sông Nhật Lệ (từ cửa Nhật Lệ đến cầu Long Đại): dài 22 km; đạt tiêu chuẩn sông cấp 3 (cấp không đồng đều) cho phép tầu 300 tấn qua lại.

– Các tuyến đường thủy nội địa địa phương:

  • Sông Kiến Giang: gồm 2 nhánh với chiều dài 45 km.
  • Sông Đại Giang (thượng lưu cầu Long Đại đến bãi Bún Km20+800-Km45+800): dài 25 km.
  • Sông Troóc (từ ngã ba Hang Tối đến Km6): dài 6km, tuyến hiện đang đạt tiêu chuẩn sông cấp 6, tuy nhiên mùa lũ cấp 6 cũng khó khăn.
  • Sông Hang Tối – Thác Chày: dài 1km, đạt tiêu chuẩn sông cấp 6.
  • Sông vào động Phong Nha (ngã ba động Phong Nha đến Động Phong Nha): dài 0,8 km, đạt tiêu chuẩn sông cấp 4.
  • Sông Rào Nan (Chợ Mới, xã Quảng Minh – Đập Rào Nan Km0-Km6): dài 6km; đạt tiêu chuẩn sông cấp 5.
  • Sông Quảng Lộc – Quảng Tiên (ngã ba Phù Trịch – ngã ba Mũi Hôn Km0-Km9): dài 9 km, đạt tiêu chuẩn sông cấp 4 đến 6.
  • Sông Roòn (cửa Roòn – Đập Vực Tròn Km0-Km14+200): dài 14,2 km, đạt tiêu chuẩn sông cấp 4.
  • Sông Nguồn Trổ (ngã ba Minh Cầm – Ngư Hóa Km0-Km6): dài 6 km, đạt tiêu chuẩn sông cấp 6.

– Hiện trạng cảng và bến thủy nội địa: Tỉnh hiện có 01 cảng xăng dầu (cảng Hải Vân thuộc huyện Bố Trạch), 02 cảng sông (cảng Lèn Bảng, cảng Đức Toàn, cảng Văn Hóa thuộc huyện Tuyên Hóa và cảng Liên Trường thuộc huyện Quảng Trạch) cùng 01 cảng chuyên dùng của Nhà máy Xi măng Thanh Trường (huyện Quảng Trạch).

– Hiện trạng các bến khách: hiện tỉnh có bến khách chủ yếu phục vụ hoạt động du lịch gồm 05 bến ở huyện Bố Trạch (bến trung tâm Phong Nha, bến cửa Động Phong Nha, bến Hang Tối, bến Oxalis, bến Chày Lập) và 02 bên thuộc Tp. Đồng Hới (bến Đỗ Quyên, bến Nhật Lệ Travel).

Cảng hàng không, sân bay

Cảng Hàng không Đồng Hới là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự được đưa vào khai thác năm 2008; quy mô: sân bay cấp 4C, cho loại máy bay A320/A321 cất hạ cánh.

Sân bay Đồng Hới (DHA) là một lợi thế quan trọng đối với thành phố Đồng Hới, kết nối tỉnh Quảng Bình với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và thành phố Chiềng Mai, Thái Lan. Hiện nay nhiều nỗ lực đang được thực hiện để mở rộng các tuyến đường bay trong nước và quốc tế. Khối lượng hành khách tăng 39% mỗi năm từ năm 2010 đến 2020. Sự tăng trưởng nhanh này dự kiến sẽ tiếp tục gây áp lực lên năng lực phục vụ của sân bay, đặc biệt là nhà ga hành khách với diện tích hiện nay 4.282 m2. Quy mô và chất lượng của nhà ga vẫn chưa tương xứng với những mong muốn trở thành một động lực chính thúc đẩy du lịch của Tỉnh.

Cảng hàng không Đồng Hới hiện tại có kết nối với Quốc lộ 1A thông qua tuyến đường tiếp cận là Đường 16-6 với quy mô 4 làn xe, cấp đường đô thị chiều dài 650m, cơ bản đáp ứng yêu cầu kết nối giao thông

Khu vực bay gồm 1 đường cất hạ cánh 11-29 kích thước 2400x45m. Sân đỗ đáp ứng 4 vị trí máy bay code C.

Nhà ga hành khách: Nhà ga có 2 tầng với tổng diện tích mặt sàn nhà ga là 4.282 m2; công suất 0,5 triệu HK/năm. Vận chuyển hàng hóa: Công suất 1.000 tấn hàng hóa/năm.

Nhà ga hàng hóa: không có.

Diện tích đất thực tế: 177ha.

Quy hoạch giao thông tỉnh Quảng Bình

Mạng lưới đường bộ

Hệ thống đường cao tốc

Trục cao tốc Bắc – Nam phía Đông (xây dựng mới):

Theo nội dung Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển đường bộ cao tốc, trục cao tốc Bắc – Nam phía Đông và phía Tây có hướng tuyến trùng nhau đoạn từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến hết địa phận tỉnh Quảng Bình.

Mô tả hướng tuyến: Tuân thủ hướng tuyến đã được Bộ GTVT nghiên cứu trong các bước báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi của các dự án thành phần.

  • Chiều dài tuyến qua địa phận Quảng Bình: 128km.
  • Quy mô: Đến 2030 quy hoạch 4 làn xe, đến 2050 quy hoạch 6 làn xe.

Tuyến cao tốc Vũng Áng (Hà Tĩnh) – Cha Lo (Quảng Bình) (xây dựng mới):

Mô tả hướng tuyến: từ cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) tuyến đi theo hướng tuyến Quốc lộ 12C hiện tại dài 98km đến đường Hồ Chí Minh tại ngã ba Hóa Tiến, đi trùng với Đường Hồ Chí Minh 6km đến ngã ba Khe Ve, đi trùng với Quốc lộ 12A hiện tại đến cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Quảng Bình) dài 39km.

  • Chiều dài tuyến qua địa phận Quảng Bình: 89km.
  • Quy mô: Đến 2030 quy hoạch 4 làn xe, đến 2050 quy hoạch 6 làn xe.

Hệ thống đường quốc lộ

Quy hoạch mạng lưới quốc lộ trên cơ sở rà soát và kế thừa Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ GTVT triển khai; bao gồm 09 tuyến đường: QL.1, ĐHCM, QL.12A, QL.12C, QL.15, QL.9E, QL.9B, QL.9C, QL.9G (trong đó: Giữ nguyên theo hiện tại 06 tuyến; đề nghị điều chỉnh phạm vi 02 tuyến và nâng cấp quản lý 01 tuyến, chi tiết tại Phụ lục 7.1).

Quy hoạch hệ thống đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

TT Tên tuyến Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài (km) Phạm vi Ghi chú
I Các tuyến quốc lộ giữ nguyên theo hiện tại (6 tuyến)
1 QL.1 Quảng Đông Sen Thủy 174,5 Toàn quốc
2 ĐHCM Hương Hóa Kim Thủy và Lâm Thủy 362,2 Toàn quốc
3 QL.12A Ba Đồn Cha Lo 120 Quảng Bình
4 QL.12C Thuận Hóa Hóa Tiến 44,2 Hà Tĩnh, Quảng Bình
5 QL.15 Hương Hóa Sơn Thủy 62,8 Toàn quốc
6 QL.9E Bảo Ninh Trường Sơn 42 Quảng Bình
II Các tuyến quốc lộ điều chỉnh phạm vi (2 tuyến)
1 QL.9B Hải Ninh Chút Mút 79,3 Quảng Bình Điều chỉnh điểm đầu, hướng tuyến và chiều dài tuyến
2 QL.9C Ngư Thủy Bắc Lâm Thủy 44 Quảng Bình Điều chỉnh điểm đầu và chiều dài tuyến
III Nâng cấp quản lý đường tỉnh thành quốc lộ (01 tuyến)
1 QL.9G Bắc Trạch Thượng Trạch 84,5 Quảng Bình Nâng cấp các ĐT.560 và ĐT.562 thành quốc lộ

Hệ thống đường ven biển

Cơ bản tuân thủ mục tiêu và hướng tuyến đã được phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/1/2010 và Văn bản số 2409/TTg-KTN ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ, có điều chỉnh một số đoạn tuyến để phù hợp với các dự án đã triển khai và quy hoạch của các địa phương có tuyến đi qua, gồm 8 tuyến với chiều dài tổng cộng 137km. Cụ thể như sau:

Quy hoạch hệ thống đường ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

TT Đoạn Chiều dài       (km) Tên đường hiện tại Quy mô theo quy hoạch Giải pháp trong quy hoạch
Cấp đường Bm/ Bn Tải trọng
  Đoạn qua tỉnh Quảng Bình 137,0          
1 Đèo Ngang (ranh giới tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình) – Nam Cầu Roòn 16,5 QL1 III 11/12 HL93 Giữ nguyên đường hiện tại
2 Nam Cầu Roòn – Quảng Phúc (đầu phía Bắc cầu Gianh) 22,5 Ch­ưa có đư­ờng III 11/12 HL93 Làm mới
3 Cầu Gianh – Nam Cầu Lý Hoà 17,0 QL1 III 11/12 HL93 Giữ nguyên đường hiện tại
4 Nam Cầu Lý Hoà – Quang Phú 14,5 Ch­ưa có đường III 11/12 HL93 Làm mới
5 Quang Phú – Lộc Ninh (giao với QL.1) 7,0 Đ­ường địa     phương III 11/12 HL93 Giữ nguyên đường hiện tại
6 Lộc Ninh – Lương Ninh 8,0 QL1 (đoạn nội thị Thành phố Đồng Hới) Đ­ường đô thị 20/24 HL93 Giữ nguyên đường hiện tại
7 Lương Ninh – cầu Nhật Lệ 3 – Hà Trung 3,5 Ch­ưa có đường III 11/12 HL93 Làm mới
8 Hà Trung – Mạch Nước (ranh giới giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị) 48,0 Đ­ường địa phương III 11/12 HL93 Nâng cấp, cải tạo

Hệ thống đường tỉnh

Hệ thống đường tỉnh được quy hoạch bao gồm 31 tuyến (trong đó: 07 tuyến giữ nguyên theo hiện tại; điều chỉnh tên gọi 01 tuyến; điều chỉnh phạm vi và tên gọi 01 tuyến; điều chỉnh phạm vi 07 tuyến; nâng cấp quản lý 07 tuyến; quy hoạch xây dựng mới 07 tuyến; điều chỉnh từ quốc lộ thành đường tỉnh 01 tuyến;

Quy hoạch hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

TT Tên tuyến Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài (km) Phạm vi Ghi chú
I Các tuyến đường tỉnh giữ nguyên theo hiện tại (7 tuyến)
1 ĐT.558B Quảng Phú Quảng Hợp 21 Quảng Trạch
2 ĐT.558C Mai Hóa Ngư Hóa 20,4 Tuyên Hóa
3 ĐT.561 Hoàn Lão Cự Nẫm 12 Bố Trạch
4 ĐT.565B Sen Thủy Kim Thủy 14,5 Lệ Thủy
5 ĐT.566 Nhân Trạch Hòa Trạch 11 Bố Trạch
6 ĐT.567 Đồng Hải Lý Trạch 15 Đồng Hới, Bố Trạch
7 ĐT.570B Đồng Hải Đồng Sơn 7 Đồng Hới
II Các tuyến đường tỉnh điều chỉnh, bổ sung (9 tuyến)
II.1 Điều chỉnh tên gọi (1 tuyến)
1 ĐT.560B Thanh Trạch Cảng Gianh 2 Bố Trạch điều chỉnh tên gọi đường QL.1 – Cảng Gianh
II.2 Điều chỉnh tên gọi và phạm vi tuyến (1 tuyến)
1 ĐT.558D Quảng Tùng Tiến Hóa 26,6 Quảng Trạch, Tuyên Hóa điều chỉnh điểm cuối, chiều dài tuyến và tên gọi đường Tiến – Châu – Văn Hóa
II.3 Điều chỉnh phạm vi tuyến (7 tuyến)
1 ĐT.558 Quảng Tiến Quảng Châu 7,2 Quảng Trạch điều chỉnh điểm đầu và chiều dài tuyến
2 ĐT.559 Quảng Phong Cảnh Hóa 18 Ba Đồn, Quảng Trạch, Tuyên Hóa điều chỉnh hướng tuyến và chiều dài tuyến
3 ĐT.559B Quảng Lộc Minh Hóa 52,4 Ba Đồn, Tuyên Hóa, Minh Hóa điều chỉnh điểm đầu, hướng tuyến và chiều dài tuyến
4 ĐT.564 Hồng Thủy Trường Thủy 30 Lệ Thủy điều chỉnh điểm đầu và chiều dài tuyến
5 ĐT.567B Hải Thành Đồng Sơn 8 Đồng Hới điều chỉnh điểm đầu và chiều dài tuyến
6 ĐT.568 Đồng Hải Thuận Đức 8,5 Đồng Hới điều chỉnh điểm cuối và chiều dài tuyến
7 ĐT.568B Bắc Lý Đức Ninh Đông 5 Đồng Hới điều chỉnh điểm cuối và chiều dài tuyến
III Các tuyến đường tỉnh nâng cấp quản lý, quy hoạch xây dựng mới (15 tuyến)
III.1 Nâng cấp quản lý (7 tuyến)
1 ĐT.558E Quảng Thanh Quảng Châu 8,5 Quảng Trạch nâng cấp quản lý tuyến đường Quảng Thanh – Quảng Phương – Quảng Lưu – Quảng Châu
2 ĐT.559D Dân Hóa Trọng Hóa 23,5 Minh Hóa nâng cấp quản lý tuyến đường vào bản Lòm, xã Trọng Hóa
3 ĐT.559F Châu Hóa Cao Quảng 8,5 Tuyên Hóa nâng cấp quản lý tuyến đường Châu Hóa – Cao Quảng
4 ĐT.565C Sơn Thủy Trường Thủy 26 Lệ Thủy nâng cấp quản lý tuyến đường An – Sơn, đường Mai Thủy – An Thủy và đường Chợ Đôộng – Trường Thủy
5 ĐT.565D Mỹ Thủy Thái Thủy 7 Lệ Thủy nâng cấp quản lý tuyến đường Mỹ Thủy – Dương Thủy – Thái Thủy
6 ĐT.565E Lộc Thủy Mỹ Thủy 13,5 Lệ Thủy nâng cấp quản lý tuyến đường Hữu ngạn bờ sông Kiến Giang
7 ĐT.570 Bảo Ninh Nghĩa Ninh 7,2 Đồng Hới nâng cấp quản lý tuyến đường từ đường Võ Nguyên Giáp, qua cầu Nhật Lệ 2 đến đường HCM nhánh Đông
III.2 Quy hoạch xây dựng mới (7 tuyến)
1 ĐT.558F Ba Đồn Quảng Tiến 10,5 Ba Đồn, Quảng Trạch xây dựng mới và nâng cấp quản lý tuyến đường từ Quốc lộ 12A qua trung tâm huyện Quảng Trạch đến Đường tỉnh 558D
2 ĐT.559C Liên Trường Xuân Trạch 21 Quảng Trạch, Ba Đồn, Bố Trạch xây dựng mới và nâng cấp quản lý tuyến đường nối Quốc lộ 12A tại xã Liên Trường với đường HCM tại xã Xuân Trạch
3 ĐT.559E Đức Hóa Thuận Hóa 18 Tuyên Hóa xây dựng mới và nâng cấp quản lý tuyến đường từ Đức Hóa – Thạch Hóa – Đồng Hóa – Thuận Hóa
4 ĐT.563 Quảng Hòa Thanh Trạch 18 Ba Đồn, Bố Trạch xây dựng mới và nâng cấp quản lý tuyến đường từ Quảng Hòa đi Mỹ Trạch, Thanh Trạch
5 ĐT.569 Bảo Ninh Hải Ninh 15 Đồng Hới, Quảng Ninh xây dựng mới và nâng cấp quản lý tuyến đường Bảo Ninh – Hải Ninh
6 ĐT.569C Tân Ninh Trường Xuân 31,5 Quảng Ninh xây dựng mới và nâng cấp quản lý tuyến đường Tân Ninh – Trường Xuân – Trường Sơn
7 ĐT.570C Bảo Ninh Vĩnh Ninh 9 Đồng Hới, Quảng Ninh xây dựng mới và nâng cấp quản lý tuyến đường từ đường Võ Nguyên Giáp, qua cầu Nhật Lệ 3 đến đường HCM nhánh Đông
III.3 Điều chỉnh từ quốc lộ thành đường tỉnh (1 tuyến)
1 ĐT.569B Quán Hàu Vĩnh Ninh 4 Quảng Ninh điều chỉnh đoạn Km0-Km4/QL.9B hiện tại thành đường tỉnh sau khi Bộ GTVT điều chỉnh hướng tuyến QL.9B

– Chuyển đường tỉnh thành đường địa phương:

  • Chuyển đoạn tuyến Km0-Km1 thuộc Đường tỉnh 558 hiện tại thành đường địa phương sau khi điều chỉnh tuyến.
  • Chuyển đoạn tuyến Km2+300-Km12+700 và tuyến nhánh từ Km16+750 đi ga Lệ Sơn (khoảng 2km) thuộc Đường tỉnh 559 hiện tại thành đường địa phương; chuyển đoạn tuyến từ Km14+710 vào Nhà máy Xi măng Văn Hóa (khoảng 1km) thuộc Đường tỉnh 559 hiện tại thành đường chuyên dùng sau khi điều chỉnh tuyến.
  • Chuyển các đoạn còn lại (khoảng 4km) của Đường tỉnh 562 hiện tại (đoạn không quy hoạch bổ sung vào Quốc lộ 9G) thành đường địa phương sau khi được Bộ GTVT quyết định nâng cấp QL.9G.
  • Chuyển các đoạn còn lại (khoảng 4km) của Đường tỉnh 565 hiện tại (đoạn không trùng với Đường ven biển và đoạn không quy hoạch bổ sung vào Quốc lộ 9C) thành đường địa phương sau khi được Bộ GTVT quyết định điều chỉnh QL.9C.
  • Chuyển các đoạn tuyến nội thị: Nguyễn Bính, Lê Hồng Phong (thành phố Đồng Hới) của Đường tỉnh 567B hiện tại thành đường đô thị sau khi điều chỉnh tuyến.

– Bỏ tên gọi các tuyến Đường tỉnh cũ:

  • Bỏ tên gọi các tuyến Đường tỉnh 560, 562 hiện tại do đã được quy hoạch nâng cấp quản lý thành Quốc lộ 9G.
  • Bỏ tên gọi tuyến Đường tỉnh 564B hiện tại do đã được quy hoạch nâng cấp quản lý và bổ sung vào Quốc lộ 9B.
  • Bỏ tên gọi tuyến Đường tỉnh 565 hiện tại do đã quy hoạch bổ sung vào Quốc lộ 9C và trùng với đường ven biển.

Hệ thống các trục đường chính đô thị

Xây dựng, nâng cấp các trục đường đô thị phù hợp với quy hoạch đô thị được duyệt. Ưu tiên các trục đường chính trọng điểm có tính kết nối, lan tỏa nhằm tạo điều kiện phục vụ phát triển KT-XH, du lịch theo định hướng của tỉnh.

(1) Thành phố Đồng Hới:

– Các trục dọc theo hướng Bắc – Nam:

  • Quốc lộ 1 đoạn qua nội thị thành phố (gồm các tuyến nội thị: Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt, Hùng Vương, Quang Trung).
  • Quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Đồng Hới.
  • Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đoạn qua thành phố Đồng Hới.
  • Đường ven biển.
  • ĐT.569 (Trục dọc Bảo Ninh – Hải Ninh 36m).
  • Đường phía Đông dọc bờ sông Nhật Lệ.
  • Trục dọc đường ven biển ĐT.567 (gồm các tuyến nội thị: Hương Giang, Quách Xuân Kỳ, Nguyễn Du, Trương Pháp và Quang Phú – Lý Trạch).

– Các trục ngang theo hướng Đông – Tây:

  • Quốc lộ 9E đoạn qua thành phố Đồng Hới (gồm các tuyến nội thị: Trần Hưng Đạo, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng).
  • Đường Quang Phú – Lộc Ninh – KCN Tây Bắc Đồng Hới.
  • ĐT.567B (gồm các tuyến đường nội thị: F325 kéo dài, Hà Huy Tập).
  • ĐT.568B (gồm các tuyến đường nội thị: Hữu Nghị, Tố Hữu và Phạm Văn Đồng kéo dài).
  • ĐT.568 (gồm các tuyến đường nội thị: Lê Quý Đôn, Trần Quang Khải, Hà Văn Quan và Nam Lý – Trung Trương).
  • ĐT.570B (gồm các tuyến đường nội thị: Lê Lợi, Lý Thái Tổ).
  • ĐT.570 (đường từ đường Võ Nguyên Giáp, qua cầu Nhật Lệ 2 đến đường HCM nhánh Đông).
  • ĐT.570C (đường từ đường Võ Nguyên Giáp, qua cầu Nhật Lệ 3 đến đường HCM nhánh Đông).

(2) Thị xã Ba Đồn:

– Trục theo hướng Bắc – Nam, bao gồm: Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Ba Đồn; ĐT.558F (gồm tuyến nội thị Lê Lợi và đoạn kéo dài qua trung tâm huyện Quảng Trạch); các trục đường chính nội thị: Chu Văn An, Lâm Úy, Đào Duy Từ.

– Trục theo hướng Đông – Tây, bao gồm: Quốc lộ 12A đoạn qua thị xã Ba Đồn; các trục đường chính nội thị: Lý Thường Kiệt, Hùng Vương.

(3) Thị trấn Quy Đạt:

– Trục theo hướng Đông – Tây, bao gồm: Quốc lộ 12A đoạn qua thị trấn Quy Đạt.

– Trục theo hướng Bắc – Nam, bao gồm: Các trục đường chính nội thị: Đường Yên Đức, đường Minh Tiến, đường Sạt, đường Lê Trực, đường Nam Hóa.

(4) Thị trấn Đồng Lê:

– Trục theo hướng Bắc – Nam, bao gồm: Quốc lộ 12A và Quốc lộ 15 đoạn qua thị trấn Đồng Lê; các trục đường chính nội thị: đường Quang Trung, Lê Lợi.

– Trục theo hướng Đông – Tây, bao gồm: Quốc lộ 12A, Quốc lộ 12C đoạn qua thị trấn Đồng Lê, các trục đường chính nội thị: Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyên Giáp, Ngô Quyền, Mẹ Suốt.

(5) Trung tâm huyện lỵ Quảng Trạch:

– Trục theo hướng Bắc – Nam, bao gồm: ĐT.558F đoạn đi qua trung tâm huyện Quảng Trạch; các trục đường chính nội thị: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trục đường chính D3.

– Trục theo hướng Đông – Tây, bao gồm: Tuyến đường nối Quốc lộ 1 với trung tâm huyện, Đường Quảng Hưng – Quảng Tiến.

(6) Thị trấn Hoàn Lão:

– Trục theo hướng Bắc – Nam, bao gồm: Quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Hoàn Lão; các trục đường chính nội thị: Trần Phú, Bà Triệu.

– Trục theo hướng Đông – Tây, bao gồm: Đường tỉnh 561 đoạn qua thị trấn Hoàn Lão; các trục đường chính nội thị: Lê Duẩn, Quách Xuân Kỳ, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Hoàng Diệu.

(7) Thị trấn Nông trường Việt Trung:

– Trục theo hướng Bắc – Nam, bao gồm: Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, Quốc lộ 9E đoạn qua thị trấn Nông trường Việt Trung, các trục đường chính nội thị: Đường từ TDP Thắng Lợi đi đường Hồ Chí Minh, Đường nối TDP Độc Lập với TDP Truyền Thống.

– Trục theo hướng Đông – Tây, bao gồm: Quốc lộ 9E đoạn qua thị trấn Nông trường Việt Trung; các trục đường chính nội thị: Đường từ Chợ Nông trường Việt Trung đi TDP Độc Lập, Đường từ Trường THCS Bắc Dinh đi đường Hồ Chí Minh.

(8) Thị trấn Phong Nha:

– Trục theo hướng Bắc – Nam, bao gồm: Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, Quốc lộ 9G đoạn qua thị trấn Phong Nha.

– Trục theo hướng Đông – Tây, bao gồm: các trục đường chính nội thị: Quốc lộ 9G, Đường tỉnh 562 hiện tại đoạn qua thị trấn Phong Nha.

(9) Thị trấn Quán Hàu:

– Trục theo hướng Bắc – Nam, bao gồm: Quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Quán Hàu; các trục đường chính nội thị: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Cô Tấm.

– Trục theo hướng Đông – Tây, bao gồm: Quốc lộ 9B (đoạn Quán Hàu – Vĩnh Tuy); các trục đường chính nội thị: Quán Hàu- Lương Ninh, Hà Văn Cách, Lê Duẩn.

(10) Thị trấn Kiến Giang:

– Trục theo hướng Bắc – Nam, bao gồm: Quốc lộ 1; Quốc lộ 1 đoạn BOT; Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông; ĐT.564; ĐT.565C; ĐT.565E; các trục đường chính nội thị: Võ Nguyên Giáp, Dương Văn An, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Thường Kiệt, Tây Hồ, Ngô Quyền, Lâm Úy.

– Trục theo hướng Đông – Tây, bao gồm: Quốc lộ 9C; ĐT.564; các trục đường chính nội thị: Trần Hưng Đạo, Xuân Hồi, Phong Giang, Hùng Vương.

(11) Thị trấn Nông trường Lệ Ninh:

– Trục theo hướng Bắc – Nam, bao gồm: Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, Quốc lộ 15 đoạn qua thị trấn Nông Trường Lệ Ninh; các trục đường chính nội thị: Đường từ chợ Nông Trường đi Xóm Nam.

– Trục theo hướng Đông – Tây: Đường TT Lệ Ninh – Ngã ba Dân Chủ.

Bộ Giao thông Vận tải đang trình Chính phủ quy hoạch hệ thống đường bộ cao tốc thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050 thì đoạn từ Hà Tĩnh đến hết Quảng Bình sẽ thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.

Hệ thống bến xe

Quy hoạch hệ thống bến xe trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có 22 bến, cụ thể như sau:

TT Tên bến xe Vị trí Loại bến Diện tích (m2) Công suất khai thác (chuyến/ngày)
1 BX Quy Đạt huyện Minh Hóa IV 5.000 300
2 BX Cha Lo huyện Minh Hóa IV 3.000 100
3 BX Hóa Tiến huyện Minh Hóa IV 2.500 100
4 BX Đồng Lê huyện Tuyên Hóa IV 4.000 300
5 BX Tiến Hóa huyện Tuyên Hóa IV 10.000 150
6 BX Roòn huyện Quảng Trạch IV 3.000 100
7 BX Quảng Trạch huyện Quảng Trạch III 8.000 100
8 BX Hòn La huyện Quảng Trạch IV 5.000 100
9 BX Ba Đồn thị xã Ba Đồn II 10.000 400
10 BX Phía Tây Ba Đồn thị xã Ba Đồn II 27.000 100
11 BX Hoàn Lão huyện Bố Trạch IV 10.483 100
12 BX Xuân Sơn huyện Bố Trạch IV 2.500 100
13 BX Thượng Trạch huyện Bố Trạch IV 3.000 100
14 BX Đồng Hới thành phố Đồng Hới IV 2.974 300
15 BX Nam Lý thành phố Đồng Hới IV 4.840 200
16 BX Phú Hải thành phố Đồng Hới I 25.000 100
17 BX Hiền Ninh huyện Quảng Ninh IV 3.000 100
18 BX Trường Sơn huyện Quảng Ninh IV 3.000 100
19 BX Lệ Thủy huyện Lệ Thủy IV 5.000 150
20 BX Thượng Phong huyện Lệ Thủy III 7.000 150
21 BX Mỹ Đức huyện Lệ Thủy IV 3.000 100
22 BX Lâm Thủy huyện Lệ Thủy IV 3.000 100

Mạng lưới đường sắt

Tuyến đường sắt Bắc – Nam

– Mục tiêu: Nâng cấp, từng bước hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc – Nam đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình dài 174,5km (từ Km405+00 – Km 579+500) để đạt tốc độ chạy tàu bình quân từ 80km/giờ đến 90km/giờ đối với tàu khách và 50km/giờ đến 60km/giờ đối với tàu hàng (cấp II).

– Khổ đường: Tiếp tục duy trì loại hình đường đơn, khổ đường 1.000mm.

– Hướng tuyến: Cơ bản giữ nguyên như hiện tại, có điều chỉnh cục bộ một số khu vực có bình diện khó khăn.

– Khu vực cần được ưu tiên đầu tư cải tạo: Cải tạo tuyến chính làm hầm nối Khe Nét tới khu gian Tân Ấp – Kim Lũ. Nghiên cứu các giải pháp kết nối tại ga Đồng Hới phù hợp với vị trí, quy mô ga, khả năng gom khách, cự ly đến ga tàu tốc độ cao như kết nối đường sắt tại ga, kết nối bằng tàu điện/xe buýt con thoi, kết nối bằng đường bộ thông thường.

– Tầm nhìn đến năm 2050: Duy trì tuyến để khai thác vận chuyển hàng hóa và hành khách khu đoạn, chuyển đổi sang sức kéo điện.

Tuyến đường sắt Vũng Áng – Mụ Giạ – Thà Khẹc – Viêng Chăn

– Vai trò, chức năng: Hiện tại, đây là tuyến đường sắt thứ 1 được quy hoạch có kết nối Việt Nam với Lào, cũng là một nhánh ngang trong mạng lưới đường sắt xuyên Á, trùng hướng tuyến với đề xuất của ASEAN về mạng lưới đường sắt Singapore – Côn Minh (Trung Quốc).

– Quy hoạch hướng tuyến đoạn qua Việt Nam:

  • Điểm đầu: Cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh.
  • Điểm cuối: Đèo Mụ Giạ trên biên giới Việt Nam – Lào thuộc tỉnh Quảng Bình.
  • Khổ đường: 1.435mm đường đơn, điện khí hóa.

+ Hướng tuyến sơ bộ: Từ đèo Mụ Giạ tuyến bám theo đường QL12A đi đến ngã 3 Khe Ve, tuyến rẽ phải qua các xã Hóa Tiến, Hồng Hóa, Hóa Phúc của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Sau đó tuyến cắt qua đường sắt Bắc Nam tại thị trấn Đồng Lê, tỉnh Quảng Bình. Tuyến tiếp tục đi theo QL12C qua địa phận các xã Lê Hóa, Thuận Hóa (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) và Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Kỳ Hoa, Kỳ Sơn, Kỳ Thượng của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và nối vào cảng Vũng Áng.

– Giai đoạn thực hiện: Dự kiến 2021 – 2030 theo cam kết quốc tế và phù hợp với tiến độ đầu tư của phía Lào.

– Trên tuyến có định hướng kết nối đường sắt với cảng cạn Cha Lo.

Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam

– Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng:

  • Loại hình: Đường sắt quốc gia loại tốc độ cao.
  • Khổ đường: 1.435mm đường đôi, điện khí hóa.
  • Vận tốc thiết kế tối đa là 350 km/h.

– Phương án hướng tuyến đoạn qua tỉnh Quảng Bình: Từ núi Hoành Sơn (tiếp giáp với Hà Tĩnh), tuyến đi về phía Nam men theo hồ Vực Tròn, đi gần song song với tuyến đường bộ cao tốc, vượt sông Gianh tại vị trí cách cầu Gianh hiện tại khoảng 6,3km về phía Tây, tuyến đi về phía Tây thành phố Đồng Hới. Sau đó tuyến vượt sông Nhật Lệ tại vị trí cách cầu Quán Hàu khoảng 700m phía thượng lưu, tiếp theo tuyến đi thẳng về phía Nam, vào địa phận tỉnh Quảng Trị. Chiều dài tuyến đoạn qua tỉnh Quảng Bình 120km.

– Quy hoạch ga: Dự kiến đặt tại (1) Xã Nghĩa Ninh, phường Bắc Nghĩa cách trục đường Lý Thái Tổ khoảng 700m về phía Tây, cách trục đường 36m khoảng 1,1km về phía Tây Bắc; hoặc (2) Khu vực phía Tây Bắc của thành phố Đồng Hới thuộc địa giới hành chính xã Lý Trạch (vị trí phía Bắc KCN Bắc Đồng Hới).

– Giai đoạn thực hiện đoạn qua Quảng Bình: 2031-2040 (hoặc 2050).

Phương án phát triển hệ thống cảng biển

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển trên cơ sở rà soát và kế thừa Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ GTVT triển khai; cảng biển Quảng Bình thuộc Nhóm cảng biển số 2, là cảng biển loại II, gồm các khu bến:

Khu bến Hòn La

  • Phạm vi gồm: vùng đất ven biển và vùng nước từ Hòn La đến Đảo Yến.
  • Chức năng: phục vụ trực tiếp cho KKT Hòn La, kết hợp tiếp chuyển hàng cho Lào, Đông Bắc Thái Lan.
  • Quy mô gồm: các bến container, bến tổng hợp kết hợp tiếp nhận tàu khách quốc tế, có bến chuyên dùng (hàng rời, hàng lỏng) và các bến phao, khu neo chuyển tải ngoài khơi.
  • Cỡ tàu: tàu tổng hợp, công ten nơ, hàng lỏng trọng tải đến 50.000DWT; tàu hàng rời đến 70.000 DWT hoặc lớn hơn khi có điều kiện.

Khu bến Mũi Độc

  • Phạm vi gồm: vùng đất ven biển và vùng nước từ Mũi Độc đến Hòn La.
  • Chức năng: là khu bến chuyên dùng phục vụ trung tâm điện lực Quảng Trạch.
  • Quy mô gồm: Bến nhập than, dầu, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), xuất xỉ,…
  • Cỡ tàu: tàu trọng tải đến 100.000 DWT hoặc lớn hơn phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

Khu bến Sông Gianh

  • Phạm vi gồm: vùng đất và vùng nước khu vực bên trái luồng sông Gianh, đoạn từ cửa Gianh đến hạ lưu cầu Gianh và khu vực cửa sông.
  • Chức năng: là khu bến tổng hợp vệ tinh của cảng biển Hòn La.
  • Quy mô gồm: bến tổng hợp, bến hàng lỏng, bến hàng rời và các bến phao, khu chuyển tải ngoài cửa sông Gianh.
  • Cỡ tàu: tàu hàng tổng hợp, hàng lỏng trọng tải từ 1.000 tấn đến 5.000 tấn phía trong sông; tàu đến 50.000 tấn – 70.000 tấn hoặc lớn hơn tại các bến phao, khu chuyển tải ngoài cửa sông Gianh.

Các khu neo đậu tránh, trú bão

  • Khu neo đậu trú bão tại sông Gianh cho tàu trọng tải đến 2.000 DWT.
  • Khu neo đậu tránh bão tại Hòn La cho tàu trọng tải đến 20.000 DWT.

Cảng cạn Cha Lo

Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn trên cơ sở rà soát và kế thừa Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 22/12/2017; Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt chi tiết tại Quyết định số 1201/QĐ-BGTVT ngày 11/6/2018.

Theo đó, trên hành lang kinh tế đường 8 và đường 12A, giai đoạn 2020-2025 chưa quy hoạch cảng cạn, giai đoạn đến năm 2030 – sau 2030 quy hoạch cảng cạn Cha Lo với diện tích 5-10ha, năng lực thông qua hàng hóa 13.500 – 27.000 TEU để kết nối chủ yếu với cảng biển Hòn La

Phương án phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phương án phát triển luồng tuyến

Phương án phát triển hệ thống luồng tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

TT Tên sông (đoạn sông) Điểm đầu Điểm cuối Chiều
dài
(km)
Quy hoạch
KT luồng (m) Cấp
ĐT NĐ
Cỡ tàu
(Tấn)
Bmin Hmin Rmin
I ĐTNĐ trung ương 121        
1 Sông Gianh (đoạn 1) thượng lưu Cảng Gianh cảng Lèn Bảng 29,5 >50 >3,2 >500 II 2.000
Sông Gianh (đoạn 2) cảng Lèn Bảng Đồng Lào 33,5 >40 >2,8 >350 III 300
2 Sông Son ngã ba Văn Phú Hang Tối 36 >40 >2,8 >350 III 300
3 Sông Nhật Lệ cửa Nhật Lệ cầu Long Đại 22 >40 >2,8 >350 III 300
II ĐTNĐ địa phương 126          
1 Sông Kiến Giang (nhánh chính) ngã ba Trần Xá cầu Ba Kênh 42 30 2,2 100 V 20
Sông Kiến Giang (nhánh phụ) ngã ba Troóc Vực cầu Thác Tre 3 >40 >2,8 >350 VI 20
2 Sông Đại Giang thượng lưu cầu Long Đại bãi Bún 25 >20 >1,8 >100 V 10
3 Sông Troóc ngã ba Hang Tối Km6 6 >12 >1,0 >60 VI 10
4 Sông Hang Tối – Thác Chày Hang Tối Thác Chày 1 >12 >1,0 >60 VI 10
5 Sông vào động
Phong Nha
Ngã ba Động Phong Nha Động Phong Nha 0,8 >20 >1,8 >100 V 10
6 Sông Rào Nan Chợ Mới, xã Quảng Minh Đập Rào Nan 6 >2,3 >30 >150 IV 50
7 Sông Quảng Lộc – Quảng Tiên ngã ba Phù Trịch ngã ba Mũi Hôn 9 >20 >1,8 >100 V 10
8 Sông Roòn cửa Roòn đập Vực Troòn 14,2 >30 >1,8 >100 V 10
9 Sông Nguồn Trổ ngã ba Minh Cầm Ngư Hóa 6 >12 >1 > 60 VI 10
10 Sông Rào Đá ngã ba Long Đại Đập Rào Đá 3 >12 >1 > 60 VI 10

Phương án phát triển cảng, bến thủy nội địa Cảng thủy nội địa: – Duy trì hệ thống các các hiện tại, gồm:

  • Cảng xăng dầu Hải Vân: tại Km4+600 sông Gianh, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch.
  • Cảng Lèn Bảng: tại Km31+500 sông Gianh, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa.
  • Cảng Đức Toàn: tại Km31+200 sông Gianh, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa.
  • Cảng Văn Hóa: tại Km27+300 sông Gianh, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa.
  • Cảng Quảng Trường: tại Km16+600 sông Gianh, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch.

– Quy hoạch xây dựng mới các cảng thủy nội địa, gồm:

  • Cảng Nhà máy Xi măng Trường Thịnh: xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa.
  • Cảng Nhà máy bột đá Linh Thành: xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa.
  • Cảng Mai Thanh: xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa.
  • Cảng tổng hợp: phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn.

Bến hành khách: – Khai thác có hiệu quả các bến hiện có, gồm:

  • Bến trung tâm Phong Nha: tại Km26+450 – Km26+568 trên bờ phải sông Son thuộc địa phận thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch
  • Bến cửa Động Phong Nha: Tại Km0+600 – Km0+800 phía bờ trái tuyến sông vào Động Phong Nha, thuộc thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch.
  • Bến Hang Tối: Tại Km36+100 – Km36+150 phía bờ trái sông Son (đoạn Hang Tối – Thác Chày), xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch.
  • Bến Oxalich: Tại Km28+500 phía bờ phải sông Son, thuộc thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch.
  • Bến Chày Lập: Tại Km1+250 phía bờ phải sông Troóc, thuộc xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch.
  • Bến Đỗ Quyên: Tại Km2+960 – Km3+010 phía bờ trái sông Nhật Lệ, phường Đồng Hải, thành phố Đồng Hới.
  • Bến Nhật Lệ Travel: Tại Km3+900 phía bờ phải sông Nhật Lệ, thuộc địa bàn xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới.

– Quy hoạch xây dựng mới các bến hành khách, gồm:

  • 04 bến trên sông Nhật Lệ: Tại khu vực phường Hải Thành, thành phố Đồng Hới: 01 bến; Tại khu vực chợ Đồng Hới, phường Đồng Hải, thành phố Đồng Hới: 01 bến; Tại địa bàn thị trấn Quán Hàu: 02 bến (01 bến tại Cồn Quán Hàu và 01 bến khu vực trung tâm thị trấn).
  • 03 bến trên sông Đại Giang: Tại khu vực Long Đại, xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh: 01 bến; Tại khu vực Bắc Kim Sen, xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh: 01 bến; Tại khu vực Thác Tam Lu, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh: 01 bến.
  • 01 bến trên sông Rào Đá: Tại khu vực xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh: 01 bến.
  • 02 bến trên sông Gianh: Tại khu vực phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn: 01 bến tổng hợp hành khách và hàng hóa; Tại khu vực xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa: 01 bến.

Bến hàng hóa: Sắp xếp lại hệ thống bến của các địa phương để thuận lợi cho nhân dân đồng thời đảm bảo an toàn vận tải, cụ thể:

TT Tên bến Lý trình Trái (T), Phải (P) Địa phương
I Sông Gianh      
1 Cầu tàu Hải Quan Km4+700 P Hạ Trạch, Bố Trạch
2 Triền đà Công ty 483 Km8+00 T Quảng Thuận, Ba Đồn
3 Bến cát sạn Liên Trường Km22+600 T Liên Trường, Quảng Trạch
4 Bến tập kết cát, sạn Km24+600 P Quảng Tiên, Ba Đồn
5 Bến tập kết cát, sạn Km29+200 T Cảnh Hóa, Quảng Trạch
6 Bến tập kết cát, sạn Km29+250 T Cảnh Hóa, Quảng Trạch
7 Bến phao neo đậu Km30+570 T Cảnh Hóa, Tuyên Hóa
8 Bến tập kết cát, sạn Km36+400 T Tiến Hóa, Tuyên Hóa
9 Bến tập kết cát, sạn Km36+450 T Tiến Hóa, Tuyên Hóa
10 Bến tập kết cát, sạn Km37+050 T Mai Hóa, Tuyên Hóa
11 Bến tập kết cát, sạn Km42+00 T Phong Hóa, Tuyên Hóa
12 Bến tập kết cát, sạn Km64+500 P Thuận Hóa, Tuyên Hóa
II Sông Son      
1 Bến tập kết cát, sạn Km7+800 P Mỹ Trạch, Bố Trạch
2 Bến tập kết cát, sạn Km26+00 T TT.Phong Nha, Bố Trạch
III Sông Nhật Lệ      
1 Bến cá Km3+700 T Đồng Hải, Đồng Hới
2 Bến tập kết cát, sạn Km8+00 T Lương Ninh, Quảng Ninh
3 Bến tập kết cát, sạn Km11+400 P Võ Ninh, Quảng Ninh
4 Bến tập kết cát, sạn Km12+400 T Quán Hàu, Quảng Ninh
5 Bến tập kết cát, sạn Km12+500 T Quán Hàu, Quảng Ninh
6 Bến tập kết cát, sạn Km21+700 P Xuân Ninh, Quảng Ninh
7 Bến tập kết cát, sạn Km21+750 P Xuân Ninh, Quảng Ninh
8 Bến tập kết cát, sạn Km21+780 P Xuân Ninh, Quảng Ninh
IV Sông Kiến Giang      
1 Bến tập kết cát, sạn Km6+200 P Gia Ninh, Quảng Ninh
2 Bến tập kết cát, sạn Km6+300 P Gia Ninh, Quảng Ninh
3 Bến tập kết cát, sạn Km29+700 P Mỹ Thủy, Lệ Thủy
4 Bến tập kết cát, sạn Km32+050 T Xuân Thủy, Lệ Thủy
5 Bến tập kết cát, sạn Km34+000 P Mỹ Thủy, Lệ Thủy
6 Bến tập kết cát, sạn Km35+000 T Mai Thủy, Lệ Thủy
  1. Bến khách ngang sông:

Bảng 7.8. Hệ thống bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh

TT Tên bến Lý trình Địa phương
I Sông Gianh    
1 Quảng Phúc – Thanh Trạch Km2+500 Quảng Phúc, Ba Đồn
2 Quảng Thuận – Quảng Văn Km7+100 Quảng Thuận, Ba Đồn
3 Quảng Văn – Quảng Thuận Km7+400 Quảng Văn, Ba Đồn
4 Liên Trường – Quảng Trung Km19+00 Liên Trường, Quảng Trạch
5 Quảng Trung – Liên Trường Km21+100 Quảng Trung, Ba Đồn
6 Phúc Tùng – Kinh Trừng Km43+200 Đức Hóa, Tuyên Hóa
7 Bến Niệt – Thôn 5 Thiết Sơn Km45+700 Thạch Hóa, Tuyên Hóa
8 Chợ Ống – Thiết Sơn Km47+200 Thạch Hóa, Tuyên Hóa
9 Phú Hội – Đồng Sơn Km48+200 Thạch Hóa, Tuyên Hóa
10 Chợ Còi (Đồng Giang) – Đồng Phú Km54+700 Đồng Hóa, Tuyên Hóa
11 Đại Sơn – Đại Hòa Km62+00 Đồng Hóa, Tuyên Hóa
12 Xuân Canh – Hạ Lào Km62+800 Thuận Hóa, Tuyên Hóa
13 Thuận Tiến – Hạ Lào Km63+100 Thuận Hóa, Tuyên Hóa
II Sông Son    
1 Thái Hoà – Giáp Tam Km4+060 Quảng Minh, Ba Đồn
2 Tân Định – Mỹ Trạch Km5+300 Quảng Minh, Ba Đồn
3 Mỹ Trạch – Tân Định Km5+300 Mỹ Trạch, Bố Trạch
4 Chợ Mới – Cồn Nâm Km5+390 Quảng Minh, Ba Đồn
5 Thông Thống – Mỹ Trạch Km7+800 Mỹ Trạch, Bố Trạch
6 Thanh Hưng 3 – Thanh Hà Km18+400 Hưng Trạch, Bố Trạch
7 Phong Nha – Trằm Mé Km31+00 TT. Phong Nha, Bố Trạch
III Sông Nhật Lệ    
1 Trần Xá – Hà Kiên Km15+600 Hàm Ninh, Quảng Ninh
2 Long Đại – Hiền Ninh Km18+500 Hiền Ninh, Quảng Ninh
IV Sông Quảng Lộc – Quảng Tiên    
1 Quảng Trung – Liên Trường Km5+500 Quảng Trung, Ba Đồn
2 Quảng Trung – Cồn Quan Km6+600 Quảng Trung, Ba Đồn
3 Trường Thọ – Tiên Xuân Km8+500 Quảng Tiên, Ba Đồn
V Sông Rào Nan    
1 Bến đò Thọ Linh Km3+400 Quảng Sơn, Ba Đồn
2 Bến đò Hà Sơn Km4+900 Quảng Sơn, Ba Đồn
VI Sông Kiến Giang    
1 Trung Quán – Hiền Ninh Km1+800 Duy Ninh, Quảng Ninh
2 Duy Ninh – Tân Ninh Km2+500 Duy Ninh, Quảng Ninh
3 An Thủy – Chợ Hôm Km24+400 An Thủy, Lệ Thủy
4 Bến Xuân Giang – Chợ Tréo Km26+700 Kiến Giang, Lệ Thủy

Phương án phát triển cảng hàng không, sân bay Đồng Hới

– Cấp sân bay: 4C và sân bay Quân sự cấp II.

– Vị trí, chức năng trong mạng lưới cảng hàng không dân dụng toàn quốc: Là cảng hàng không nội địa có hoạt động bay quốc tế.

– Tính chất sử dụng: Sân bay dùng chung dân dụng và Quân sự.

– Công suất: 3 triệu HK/năm; 50.000 đến 100.000 tấn hàng hóa/năm.

– Loại máy bay khai thác: A320/A321 và tương đương.

– Số vị trí đỗ: 12 vị trí tàu bay code C.

– Cấp khẩn nguy, cứu hỏa: Cấp 7.

– Phương thức tiếp cận hạ cánh: Tiếp cận hạ cánh chính xác CAT I đầu 29; tiếp cận hạ cánh giản đơn đầu 11.

– Đường cất hạ cánh (CHC): Giai đoạn đến năm 2030 giữ nguyên đường CHC như hiện hữu kích thước 2.400x45m, đảm bảo khai thác máy bay A320/A321 và tương đương.

– Hệ thống đường lăn: Giai đoạn đến năm 2030 xây dựng đường lăn song song kích thước 2.400x18m, tim đường lăn song song cách tim đường CHC là 176m, đảm bảo khai thác tàu bay code C, D; xây dựng mới 2 đường lăn nối rộng 18m.

– Sân đỗ máy bay hàng không dân dụng: Giai đoạn đến năm 2030 đảm bảo 12 vị trí máy bay code C. Có dự trữ đất phát triển sân đỗ máy bay về phía Tây Bắc.

– Sân đỗ máy bay huấn luyện: Bố trí phía Tây Bắc sân đỗ máy bay hành khách, diện tích đáp ứng cho 6 tàu bay huấn luyện, kích thước khoảng 120x180m, sẽ xây dựng khi có nhu cầu.

– Sân đỗ máy bay Quân sự: Dự báo là sân bay dự bị cho các hoạt động tại khu vực Bắc và Trung bộ và sẽ đầu tư theo nhu cầu và quy định đầu tư của Quân sự.

– Khu nhà ga hành khách: Giai đoạn đến năm 2030 xây dựng nhà ga mới phía Đông Nam nhà ga hiện hữu, 02 cao trình, đáp ứng công suất 3 triệu hành khách/năm. Có dự trữ đất phía Tây Bắc của nhà ga để xây dựng thêm 01 nhà ga hành khách công suất 3 triệu hành khách/năm giai đoạn sau năm 2030.

– Nhà ga hàng hóa: Giai đoạn đến năm 2030 khi có nhà ga hành khách mới, nghiên cứu sử dụng nhà ga hành khách cũ làm nhà ga hàng hóa hoặc xây mới nhà ga hàng hóa mới đạt công suất khoảng 50.000 đến 100.000 tấn hàng hóa/năm.

– Định hướng quy hoạch CHK Đồng Hới tầm nhìn 2050:

  • Vị trí, chức năng trong mạng lưới cảng hàng không dân dụng toàn quốc: CHK quốc tế phục vụ các hoạt động bay quốc tế với các điểm trong khu vực và phục vụ bay nội địa liên vùng;
  • Cấp sân bay: cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay Quân sự cấp I;
  • Loại máy bay khai thác: đảm bảo tiếp nhận máy bay B777 hoặc B747/B787, A350;
  • Xây dựng nhà ga đảm bảo tổng công suất lên 8 triệu HK/năm;
  • Mở rộng sân đỗ đảm bảo nhu cầu khai thác và làm vị trí đỗ tàu bay qua đêm cho các hãng hàng không;
  • Xây dựng sân đỗ ô tô, các công trình phụ trợ đồng bộ với nhà ga hành khách.

Theo Duan24h.net

(Quy hoạch giao thông tỉnh Quảng Bình : TP Đồng Hới, TX Ba Đồn, Bố Trạch, Lệ Thủy , Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa.)


5/5 - (2 bình chọn)
Bài trướcGiao dịch bất động sản nhà ở trung, cao cấp ‘nóng’ trở lại
Bài tiếp theoQuy hoạch phát triển khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến 2030, tầm nhìn đến 2050

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây